Hôm nay,  

Đại Học Và Học Phí

1/20/200300:00:00(View: 4640)
Phụ huynh và sinh viên Việt Nam trong nước không ngừng la hoảng về nhiều lệ phí không tên từ khi CS Hà nội chuyển sang hệ kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, buộc ngành giáo dục lấy thu bù chi. Vì vậy có nhiều học sinh, sinh viên nghèo của dân tộc Việt dù vốn hiếu học, cũng phải phải đành gạt lệ rời trường, xa lớp vì những lệ phí không tên do nhà trường và nhà cầm quyền đia phương đặt ra. Hiến Pháp nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa VN, giấy trắng mực đen, tên đề dấu đóng, ghi rõ giáo dục tiểu học và trung học đến lớp 9 là cưỡng bách và miễn phí. Nhưng vì cái nguyên tắc tai hại ấy, lệ phí cứ đặt ra dù dân chúng kêu ca, nhà cầm quyền miệng nói bỏ nhưng vẫn cứ nhắm mắt để các nơi cứ làm, làm mạnh nữa là đằng khác. Đừng tưởng VN nghèo, kinh tế chậm tiến, chế độ độc tài, học sinh mới bị lệ phí khổ như vậy. Mỹ đệ nhứt siêu cường thế giới, chế độ chánh trị tự do, dân chủ cũng có. Cũng may tiểu và trung học Mỹ cưỡng bách và hoàn toàn miển. Chỉ có các đại học Mỹ (ĐH) lấy học phí nên sinh viên khổ một phần nào.
Tại Mỹ, nhữõng năm gần đây học phí ĐH tăng 5,3%, nhanh mấy lần hơn tỷ lệ lạm phát chỉ tăng 1,5%. Học phí tăng chẳng những trực tiếp làm khổ sinh viên và gia đình mà còn làm khổ người đóng thuế vì trăm dâu vẫn đỗ đầu tằm, chung quy ngân sách quốc gia vốn chánh yếu do tiền đóng của người lao động, cũng phải đứng ra trợ cấp tài chánh cho sinh viên (Financial Aid) để đủ tiền đóng học phí cho ĐH. ĐH đắc lợi vô cớ vì chẳng đầu tư gì mới, theo kết luận của công trình khảo cứu của GS Gordon Winston, một kinh tế gia chuyên khảo về học phí.
Phân tích của GS cho thấy học phí trung bình của các ĐH 2 hay 4 năm, công lập là 24. 000 $ mỗi năm. Nhưng sinh viên Mỹ đỡ khổ hơn sinh viên VN trong nước nhiều. Lý do, thực tế chỉ có 6% tổng số sinh viên là phải tự trả học phí này, còn bao nhiêu nhờ định chế trợ cấp tài chánh do Nhà Nước đài thọ cho sinh viên. Ở đây không nói ĐH tư học phí cao dành cho con nhà giàu nhưng tổng số sinh viên không có bao nhiêu.. Chi tiết và cụ thể hơn, cứ trong 5 sinh viên ĐH công công lập, chỉ có 1 sinh viên phải tự đóng toàn học phí do các Đại học qui định. Còn 4 sinh viên khác cũng đóng nhưng nhờ tiền trợ cấp tài chánh của chánh phủ liên bang và tiểu bang. Cá nhân của 4 sinh viên đó chỉ tốn có 4000$ mỗi năm. Phần còn lại sinh viên dùng trợï cấp tài chánh (Financial Aid) do Nhà Nước giúp để đóng. Mà trợ cấp tài chánh tiểu và liên bang là kinh phí do ngân sách, có được là do tiền đóng thuế của người lao động Mỹ.

GS Winston kết luận chính những người lao động là thành phần phải chịu thiệt thòi về những đắc lợi vô cớ của các ĐH khi tăng học phí. Vô cớ vì theo GS, nhiều năm nay các ĐH chẳng có phát triễn trường sở gì đáng kể, chương trình giảng huấn không có thêm gì mới, giáo ban cũng cứ dạy theo phương pháp đã từng dạy nhiều thập niên qua. Học phí tăng một phần lớn là do làm giá. Vì rằng Hội đồng Quản trị các ĐH thường không phải do những nhà giáo dục nắm, mà do những nhà quản trị kinh doanh chuyên nghiệp quyết định. Do vậy, các ĐH tập chú vào việc tính lời lổ, chạy theo lợi nhuận hơn là kiện toàn chất lượng giáo dục. Vì vậy thành phần giảng huấn không đủ điều kiện thuận lợi để dành hết tâm trí, thì giờ vào việc giảng huấn, đào tạo sinh viên thành con người phát triển toàn diện. Các nhà quản trị ĐH sợ gánh nặng phúc lợi, hưu trí, y tế, nghỉ phép, nghỉ hé, nghỉ nghiên cứu của giáo sư làm nhà trường bớt lời nên tuyển dụng đại đa số là người làm việc bán thì (part time) hay làm việc khoán, hết giảng khoá là hết việc. Nên 75% thành phần giảng huấn hiện tại của các ĐH hiện thời là giáo sư thỉnh giảng hay làm việc bán thì. Chỉ có 25% là toàn thì có đầy đủ phúc lợi ( Aâu châu nay và VN xưa gọi là chánh ngạch). Vì sư sống, các giáo sư phải dạy nhiều trường, chạy lớp, chạy cua, nên không đủ tâm trí, thì giờ cho việc hướng dẫn sinh viên và nghiên cứu, soạn và chấm bài đúng lương tâm chức nghiệp một nhà giáo. Thêm vào đó nhiều ĐH mở lớp mở cho sinh viên học từ xa (telecourses) bằng computers rất ít tốn kém và tiện cho sinh viên nên đang trên đà phát triễn mạnh và giảm chi phí rất nhiều cho nhà trường.Tuy nhiên học phí của những lớp này, các ĐH cũng thường thu như của sinh viên đến trường lớp để học.
Thế mà, các ĐH bề ngoài vẫn cứ báo động với chánh quyền và xã hội, các ĐH thiếu thầy, thiếu lớp, thiếu phòng thí nghiệm, thiếu đủ mọi thứ cần cho chương trình giảng dạy. Các ĐH hăm hạn chế số sinh viên ghi danh, hạn chế nhiều dịch vụ phục vụ sinh viên để tăng học phí. Những nhà dân cử, các nhóm áp lực, xã hội Mỹ không ai muốn ngành giáo dục Mỹ xuống cấp; tất cả nhất tề tăng kinh phí giáo dục cho ngân sách. Trong sinh hoạt chánh trị Mỹ, cắt ngân sách giáo dục Mỹ khó hơn cắt ngân sách Quốc Phòng. Tăng ngân sách giáo dục, dù phải tăng thuế, ít ai chống đối.
Sư thật không như thế. Các ĐH tranh đua nhau để tuyển nhiều sinh viên vì cứ mỗi đầu sinh viên ghi vào là nhà trường được trợ cấp tài chánh thêm. Trợ cấp tài chánh 10, trường giữ lại 7 hay 8 để lấy học phí, phí thư viện, giảng huấn, mặt bằng, bảo hiểm y tế, v. v và v.v…..Sinh viên chỉ được hưởng trực tiếp một ít thôi. (Ở ĐH cộng đồng sinh viên được Liên bang cấp khoảng 13 ngàn một năm, nhưng chỉ được phát 2 hay 4 cái checks tổng cộng chưa tới 3500$ nếu là loại nghèo tận đáy xã hội như sinh viên nguời Việt tỵ nạn CS mà phải làm Work Study giá lương tối thiểu cho trường nữa.)
Theo GS Winston các ĐH biết rõ gia đình và thanh niên Mỹ xem nhu cầu học vấn đại học là nhu cầu tối thượng, khó khổ gì cũng phải ráng; biết rõ chánh quyền xem nhu cầu đầu tư cho thế hệ trẻ là nhu cầu sanh tử của đất nước. Nhưng không vì thế, các ĐH xem đó như một món hàng trong nền kinh tế thị trường, cứ tăng học phí để có nhiều lợi nhuận. Và kinh nghiệm của những nhà giáo dục sống chết với nghề, hy sinh vì thương yêu lớp trẻ- vì không thương yêu lớp trẻ khó trở thành nhà giáo có lương tâm và ở lâu trong nghề được, vì nghề dạy học là nghề bán cháo phổi, mà chế độ đãi ngộ, lương bổng, phụ cấp rất thấp so với văn bằng và số năm đào tạo - cho biết, phải trả trường học cho nhà giáo quản trị, như chế dộ quản trị học đường ở Tây Aâu. Lý do rất dễ hiểu. Đối tương của nhà trường là học sinh, sinh viên. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người phát triễn toàn diện. Nhà trường mãi mãi không phải là cơ sở kinh doanh. Nhà trường không bao giờ là nơi tìm lợi nhuận, chợ bán chữ trong xã hội.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tin của Business Insider ngày 3 tháng 11: các tổ chức buôn người đã dùng những dụng cụ xách tay để dễ dàng phá thủng bức tường biên giới mới xây của tổng thống Trump.
Theo một cuộc thăm dò mới nhất của Fox News được công bố hôm 3 tháng 11, 49% người Mỹ không những chỉ muốn luận tội, mà còn muốn đẩy tổng thống Trump ra khỏi Tòa Bạch Ốc.
BEJJING - SCMP đưa tin vào ngày 4 tháng 11: Chủ tịch Xi Jinping mời TT Mỹ thăm Macau- dù không biết TT Trump nhận lời hay không.
SINGAPORE - Chính sách theo đuổi phát triển mậu dịch của Hoa Kỳ tiếp tục dù cuộc đối đầu Trung Cộng chưa được giải quyết, theo khẳng định của bộ trưởng thương mại Wilbur Ross vào ngày 4 tháng 11.
HÀ NỘI - Công an tỉnh Thanh Hóa tống giam 8 cá nhân hôm Chủ Nhật 3 tháng 11, trong cuộc điều tra tổ chức buôn người có liên quan với 39 người chết trong container chở bằng xe tải lớn ngày 23-10 gần Essex , đông nam xứ England.
Cộng đồng VN tại Anh Quốc đã cầu nguyện và tưởng nhớ 39 người bị chết ngạt trong thùng đông đá của một xe tải vào tuần trước
Vụ 39 di dân lậu VN bị chết tại Anh làm cho cả nhân loại bàng hoàng và thương tiếc, thì tại VN chính quyền CSVN đã bịt miệng báo chí không cho loan tin đầy đủ để giúp cho người dân và các gia đình của nạn nhân biết rõ hơn về tình hình
Thứ Bảy, ngày 9 tháng Mười Một, 2019 từ 7:00 PM đến 10:30 PM Giới thiệu các nhạc-phẩm cũ và mới cuả các nhạc-sĩ thân-hưũ Viện Việt-Học, và một số nhạc-phẩm phổ từ thơ cuả Vũ Hoàng Chương, trình bày lần đầu ở Viện.
Westminster (Bình Sa)- - Tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ vào lúc 10 giờ sáng Chủa Nhật ngày 3 tháng 11 năm 2019, Khối Tinh Thần Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Để vinh danh Ngày cựu chiến binh (Veterans Day), Thành phố Garden Grove, phối hợp với Văn phòng dân biểu liên bang Lou Correa, sẽ tổ chức lễ chào cờ và lễ gắn huy hiệu cho các cựu quân nhân vào Thứ Hai, ngày 11 tháng 11, 2019, từ 8:00 đến 9:00 giờ sáng, trước Sở Cứu Hỏa (OC Fire Authority), trạm 81, địa chỉ 11261 Acacia Parkway.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.