Hôm nay,  

Đại Học Và Học Phí

1/20/200300:00:00(View: 4613)
Phụ huynh và sinh viên Việt Nam trong nước không ngừng la hoảng về nhiều lệ phí không tên từ khi CS Hà nội chuyển sang hệ kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, buộc ngành giáo dục lấy thu bù chi. Vì vậy có nhiều học sinh, sinh viên nghèo của dân tộc Việt dù vốn hiếu học, cũng phải phải đành gạt lệ rời trường, xa lớp vì những lệ phí không tên do nhà trường và nhà cầm quyền đia phương đặt ra. Hiến Pháp nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa VN, giấy trắng mực đen, tên đề dấu đóng, ghi rõ giáo dục tiểu học và trung học đến lớp 9 là cưỡng bách và miễn phí. Nhưng vì cái nguyên tắc tai hại ấy, lệ phí cứ đặt ra dù dân chúng kêu ca, nhà cầm quyền miệng nói bỏ nhưng vẫn cứ nhắm mắt để các nơi cứ làm, làm mạnh nữa là đằng khác. Đừng tưởng VN nghèo, kinh tế chậm tiến, chế độ độc tài, học sinh mới bị lệ phí khổ như vậy. Mỹ đệ nhứt siêu cường thế giới, chế độ chánh trị tự do, dân chủ cũng có. Cũng may tiểu và trung học Mỹ cưỡng bách và hoàn toàn miển. Chỉ có các đại học Mỹ (ĐH) lấy học phí nên sinh viên khổ một phần nào.
Tại Mỹ, nhữõng năm gần đây học phí ĐH tăng 5,3%, nhanh mấy lần hơn tỷ lệ lạm phát chỉ tăng 1,5%. Học phí tăng chẳng những trực tiếp làm khổ sinh viên và gia đình mà còn làm khổ người đóng thuế vì trăm dâu vẫn đỗ đầu tằm, chung quy ngân sách quốc gia vốn chánh yếu do tiền đóng của người lao động, cũng phải đứng ra trợ cấp tài chánh cho sinh viên (Financial Aid) để đủ tiền đóng học phí cho ĐH. ĐH đắc lợi vô cớ vì chẳng đầu tư gì mới, theo kết luận của công trình khảo cứu của GS Gordon Winston, một kinh tế gia chuyên khảo về học phí.
Phân tích của GS cho thấy học phí trung bình của các ĐH 2 hay 4 năm, công lập là 24. 000 $ mỗi năm. Nhưng sinh viên Mỹ đỡ khổ hơn sinh viên VN trong nước nhiều. Lý do, thực tế chỉ có 6% tổng số sinh viên là phải tự trả học phí này, còn bao nhiêu nhờ định chế trợ cấp tài chánh do Nhà Nước đài thọ cho sinh viên. Ở đây không nói ĐH tư học phí cao dành cho con nhà giàu nhưng tổng số sinh viên không có bao nhiêu.. Chi tiết và cụ thể hơn, cứ trong 5 sinh viên ĐH công công lập, chỉ có 1 sinh viên phải tự đóng toàn học phí do các Đại học qui định. Còn 4 sinh viên khác cũng đóng nhưng nhờ tiền trợ cấp tài chánh của chánh phủ liên bang và tiểu bang. Cá nhân của 4 sinh viên đó chỉ tốn có 4000$ mỗi năm. Phần còn lại sinh viên dùng trợï cấp tài chánh (Financial Aid) do Nhà Nước giúp để đóng. Mà trợ cấp tài chánh tiểu và liên bang là kinh phí do ngân sách, có được là do tiền đóng thuế của người lao động Mỹ.

GS Winston kết luận chính những người lao động là thành phần phải chịu thiệt thòi về những đắc lợi vô cớ của các ĐH khi tăng học phí. Vô cớ vì theo GS, nhiều năm nay các ĐH chẳng có phát triễn trường sở gì đáng kể, chương trình giảng huấn không có thêm gì mới, giáo ban cũng cứ dạy theo phương pháp đã từng dạy nhiều thập niên qua. Học phí tăng một phần lớn là do làm giá. Vì rằng Hội đồng Quản trị các ĐH thường không phải do những nhà giáo dục nắm, mà do những nhà quản trị kinh doanh chuyên nghiệp quyết định. Do vậy, các ĐH tập chú vào việc tính lời lổ, chạy theo lợi nhuận hơn là kiện toàn chất lượng giáo dục. Vì vậy thành phần giảng huấn không đủ điều kiện thuận lợi để dành hết tâm trí, thì giờ vào việc giảng huấn, đào tạo sinh viên thành con người phát triển toàn diện. Các nhà quản trị ĐH sợ gánh nặng phúc lợi, hưu trí, y tế, nghỉ phép, nghỉ hé, nghỉ nghiên cứu của giáo sư làm nhà trường bớt lời nên tuyển dụng đại đa số là người làm việc bán thì (part time) hay làm việc khoán, hết giảng khoá là hết việc. Nên 75% thành phần giảng huấn hiện tại của các ĐH hiện thời là giáo sư thỉnh giảng hay làm việc bán thì. Chỉ có 25% là toàn thì có đầy đủ phúc lợi ( Aâu châu nay và VN xưa gọi là chánh ngạch). Vì sư sống, các giáo sư phải dạy nhiều trường, chạy lớp, chạy cua, nên không đủ tâm trí, thì giờ cho việc hướng dẫn sinh viên và nghiên cứu, soạn và chấm bài đúng lương tâm chức nghiệp một nhà giáo. Thêm vào đó nhiều ĐH mở lớp mở cho sinh viên học từ xa (telecourses) bằng computers rất ít tốn kém và tiện cho sinh viên nên đang trên đà phát triễn mạnh và giảm chi phí rất nhiều cho nhà trường.Tuy nhiên học phí của những lớp này, các ĐH cũng thường thu như của sinh viên đến trường lớp để học.
Thế mà, các ĐH bề ngoài vẫn cứ báo động với chánh quyền và xã hội, các ĐH thiếu thầy, thiếu lớp, thiếu phòng thí nghiệm, thiếu đủ mọi thứ cần cho chương trình giảng dạy. Các ĐH hăm hạn chế số sinh viên ghi danh, hạn chế nhiều dịch vụ phục vụ sinh viên để tăng học phí. Những nhà dân cử, các nhóm áp lực, xã hội Mỹ không ai muốn ngành giáo dục Mỹ xuống cấp; tất cả nhất tề tăng kinh phí giáo dục cho ngân sách. Trong sinh hoạt chánh trị Mỹ, cắt ngân sách giáo dục Mỹ khó hơn cắt ngân sách Quốc Phòng. Tăng ngân sách giáo dục, dù phải tăng thuế, ít ai chống đối.
Sư thật không như thế. Các ĐH tranh đua nhau để tuyển nhiều sinh viên vì cứ mỗi đầu sinh viên ghi vào là nhà trường được trợ cấp tài chánh thêm. Trợ cấp tài chánh 10, trường giữ lại 7 hay 8 để lấy học phí, phí thư viện, giảng huấn, mặt bằng, bảo hiểm y tế, v. v và v.v…..Sinh viên chỉ được hưởng trực tiếp một ít thôi. (Ở ĐH cộng đồng sinh viên được Liên bang cấp khoảng 13 ngàn một năm, nhưng chỉ được phát 2 hay 4 cái checks tổng cộng chưa tới 3500$ nếu là loại nghèo tận đáy xã hội như sinh viên nguời Việt tỵ nạn CS mà phải làm Work Study giá lương tối thiểu cho trường nữa.)
Theo GS Winston các ĐH biết rõ gia đình và thanh niên Mỹ xem nhu cầu học vấn đại học là nhu cầu tối thượng, khó khổ gì cũng phải ráng; biết rõ chánh quyền xem nhu cầu đầu tư cho thế hệ trẻ là nhu cầu sanh tử của đất nước. Nhưng không vì thế, các ĐH xem đó như một món hàng trong nền kinh tế thị trường, cứ tăng học phí để có nhiều lợi nhuận. Và kinh nghiệm của những nhà giáo dục sống chết với nghề, hy sinh vì thương yêu lớp trẻ- vì không thương yêu lớp trẻ khó trở thành nhà giáo có lương tâm và ở lâu trong nghề được, vì nghề dạy học là nghề bán cháo phổi, mà chế độ đãi ngộ, lương bổng, phụ cấp rất thấp so với văn bằng và số năm đào tạo - cho biết, phải trả trường học cho nhà giáo quản trị, như chế dộ quản trị học đường ở Tây Aâu. Lý do rất dễ hiểu. Đối tương của nhà trường là học sinh, sinh viên. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người phát triễn toàn diện. Nhà trường mãi mãi không phải là cơ sở kinh doanh. Nhà trường không bao giờ là nơi tìm lợi nhuận, chợ bán chữ trong xã hội.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Để làm lễ kỷ niệm, xí nghiệp TimeRide đã nghĩ ra cách tổ chức cuộc lễ phải rất đặc biệt là chương trình hoạt náo ba chìu, với 600 tòa nhà và 2000 chiếc xe của Bá linh 1989, tức xe Trabant, được tái tạo.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Thưa quí độc giả, nói về Ngọc Xá Lợi và những điều linh thiêng huyền diệu ắt hẳn sẽ có người tin và người không tin, bởi vì nó thuộc về lãnh vực tâm linh huyền bí với những hiện tượng xảy ra ngoài kiến thức mà khoa học hiện tại đã chưa thể chứng minh.
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, bậc cao tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại, một trong những nhà lãnh đạo khai sáng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào đầu năm 1964, cũng là nhà phiên dịch và trước tác về Kinh, Luật, Luận và nhiều thể tài Phật Giáo, đã viên tịch tại Chùa Từ Đàm, thành phố Huế, vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 8 tháng 11 năm 2019 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Kỷ Hợi), thọ thế 97 năm, theo Thông Báo của Hòa Thượng Thích Hải Ấn, Trú Trì Chùa Từ Đàm, Huế, cho biết vào sáng Thứ Sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương ngôi chùa nhiều kỷ lục thế giới: Todai-ji tức Đông Đại Tự, xây từ thế kỷ thứ 8 theo lệnh Nhật Hoàng để cầu nguyện đất nước bình an.
Cụ Phan Khôi sinh năm 1887, khi viết về Ông Bình Vôi (1956) và Ông Năm Chuột (1958), cụ đã ở tuổi 71 trước khi qua đời ở tuổi 72 (1959). Chúng tôi là kẻ hậu sinh viết bài này nhân kỷ niệm 60 năm giỗ cụ : Kỷ Hợi 1959—Kỷ Hợi 2019.
ASEAN 35: Trung Cộng thất bại, Hiệp định RCEP của TC bị xếp luôn. Dù TT Trump không có mặt, các nước vẫn chống TC, CSVN chống mạnh hơn.
BEIJING - Tin ngày 7 tháng 11: chính quyền Trung Cộng chưa đồng ý chuyến đi Brazil của chủ tịch Xi quá cảnh Hoa Kỳ để gặp TT Trump.
ROME - Biến đổi khí hậu cần được giảng dạy từ trường học trước, theo loan báo của bộ trưởng giáo dục Italy.
HONG KONG - Báo chí Hong Kong đưa tin: sức tăng GDP của thành phố Shenzhen, có tiếng là thủ đô chế xuất của Hoa Nam, cũng là bản doanh của Huawei, giảm mạnh vì áp lực của chiến tranh thương mại kéo dài.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.