Hôm nay,  

Mở Cửa Mậu Dịch

25/06/199900:00:00(Xem: 6392)
Trong tuần này thì Châu Mỹ La Tinh bàn tính chuyện cùng với Liên Âu lập ra một khu tự do mậu dịch. Tình hình này xảy ra vài năm sau khi có Hiệp Ước Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ, còn gọi là NAFTA, gồm ba nước Mỹ, Canada và Mễ Tây Cơ. Trong khi đó, khối tự do mậu dịch 8 nước Nam Á cũng lên lịch trình cắt thuế quan từ từ để tới chỗ gỡ hết rào mậu dịch, và khối ASEAN vùng Đông Nam Á cũng đã lên lịch giảm thuế quan. Cũng vừa lúc Nhật gạ gẫm Hồng Kông và Nam Hàn lập khối tự do mậu dịch Đông Bắc Á. Tự do mậu dịch là quái quỉ gì mà các nước mê tới vậy" Và Việt Nam sẽ đứng nơi đâu trên làn sóng kinh tế mới mẽ này"
Không có gì bí hiểm cả. Đó là khuynh hướng toàn cầu hóa kinh tế, khi các hãng nhỏ dần dần thành các hãng lớn, và rồi liên minh nhau để nắm nhiều lĩnh vực kinh tế và rồi xóa dần đi các biên giới quốc gia. Đặc biệt là từ thập niên ‘90 thì nhiều lĩnh vực không còn thực thể biên giới nào nữa, khi không gian điện toán bao trùm hết và quả đất trở thành một ngôi làng bé tí — Có lẽ, chỉ trừ Việt Nam mình vẫn đứng ở một góc bụi tre mà tự lập hàng rào riêng vì sợ mở cửa quá nhanh.
Tâm lý sợ hãi tự do mậu dịch của Việt Nam không riêng có tại các lãnh tụ CSVN, mà phần nào cũng rơi rớt trong tâm một số khuynh hướng cực hữu Hoa Kỳ. Nhưng thách thức cho VN cụ thể vẫn là hiệp ước mậu dịch mà Hà Nội cứ chần chờ chưa dám ký, phần vì “tâm lý không muốn ra mặt nhượng bộ Mỹ, phần thì muốn bảo hộ các hãng nội địa,” theo nhận xét của Sandra Kristoff với phóng viên USIS trong bản tin Thứ Năm.
Thiệt sự, ký xong hiệp ước này vẫn không phải là tự do mậu dịch, đó chỉ là một phần tiến trình mở cửa, mà Ngân Hàng Thế Giới dự đoán là sẽ giúp VN thu thêm 800 triệu đô một năm cộng vào số đương hữu xuất cảng sang Mỹ 600 triệu đô một năm, nghĩa là kiếm hơn gấp đôi. VN không gặp nan đề tự do mậu dịch, vì ngoài ASEAN ra, không nước nào muốn “chơi tự do mậu dịch” với VN. Cũng phải dựng lên vài rào cản cho có vẻ hách dịch chứ. Phải thấy, VN chậm chân và mất bao nhiêu cơ hội — không hoàn toàn vì chúng ta hấp tấp tin lời phân tích của bà Kristoff.
Riêng với Mỹ, phần nào thì “tự do mậu dịch” cũng không còn quyến rũ bao nhiêu, và sự ủng hộ đang giảm mau chóng. Theo một bản thăm dò mới đây, 58% người Mỹ đồng ý với câu nói rằng mậu dịch với nước ngoài thì “tệ hại cho kinh tế Mỹ bởi vì nhập cảng rẻ đã làm suy giảm mức lương nhân viên Mỹ.” Và chỉ có 32% đồng ý với câu nói rằng mậu dịch thì “tốt cho kinh tế Mỹ; nó tạo ra nhu cầu nước ngoài, mức tăng kinh tế và việc làm.” Đó là ghi nhận của Robert B. Reich, cựu Bộ Trưởng Lao Động Mỹ, trên báo Los Angeles Times hôm 18.6.1999.

Chúng ta thấy rất đơn giản. Thép Á Châu và Nga ào ạt vào Mỹ với giá rẻ mạt; kỹ nghệ thép Mỹ cắt liền hàng chục ngàn thợ. Hay nói cụ thể như trường hợp VN đi: nếu ký xong hiệp ước mậu dịch, rào thuế quan giảm ào ạt, thì các chợ vùng Little Saigon và San Jose có thể trở thành chiến trường sát phạt mới cho các mặt hàng nông sản, hải sản của các xí nghiệp từ Đồng Tháp, Vũng Tàu, Đồng Nai... Thay vì họ giết nhau ở các chợ Sài Gòn, họ sẽ giết nhau ngay giữa Quận Cam, Hoa Kỳ. Các nông trại California có thể phải điều chỉnh chiến lược để tồn tại, xoay sang các mặt hàng VN không làm nổi. Nhưng thí dụ như bản tin tuần này, Việt Báo (bạn có thể đọc lại nơi phần lưu trữ ở trang Web “www.vietbao.com”) nói rằng 7 công ty thu thanh VN yêu cầu nhà nước mở cửa để họ xuất cảng CD, video... ào ạt ra hải ngoại. Không phải thuần túy vì họ đón đầu hiệp ước mậu dịch, nhưng một phần là để đối phó chuyện in lậu tràn lan ở VN và cũng vì cần đưa quân ra hải ngoại. Xuất cảng CD, video đi đâu" Không lẽ các cô cậu Mỹ nghe nhạc Việt" Dĩ nhiên là cho Việt Kiều. Nghĩa là nếu Hà Nội nhấc rào cản, và nếu ký thêm hiệp ước mậu dịch thì các trung tâm băng nhạc hải ngoại sẽ vất vả thêm vì bị cạnh tranh nhiều hơn, và lúc đó có thể đành phải về VN thuê làm băng cho rẻ, thay vì cứ làm ở hải ngoại như trước giờ. Nếu không thì sẽ đóng cửa. Đủ thứ biến động, phải đoán ra vậy.
Và gần như tất cả các lĩnh vực đều biến động mạnh mẽ sau hiệp ước mậu dịch. Các lãnh tụ Hà Nội phải suy nghĩ kỹ về tình hình này: lòng dân Mỹ đang sợ tự do mậu dịch, mặc dù hàng rẻ nhập cảng họ vẫn mua và sử dụng hằng ngày. Tới ngay như cấp tiến như Clinton cũng phải đổi giọng để chiều lòng dân Mỹ, thí dụ trong bài diễn văn tại lễ ra trường Đại Học Chicago tuần trước, Clinton nói rằng “tôi sẽ ủng hộ các hiệp ước mậu dịch mới chỉ khi nào chúng liên kết với sự bảo đảm mạnh mẽ về quyền công nhân.” Và ai cũng biết là quyền công nhân chẳng bao giờ được tôn trọng ở Trung Quốc hay Việt Nam, mà nếu buộc thêm điều kiện này thì sẽ kẹt cho các nước chưa có các hiệp ước với Mỹ.
Khi Clinton đổi giọng, Hà Nội cần phải suy nghĩ kỹ. Bởi vì cấp tiến như Clinton còn phải đổi chiều để vuốt ve dân Mỹ, thì nói gì tới vị Tổng Thống kế tiếp của Mỹ. Dĩ nhiên may mà ứng viên Pat Buchanan, người chủ trương bảo hộ mậu dịch Hoa Kỳ, không hy vọng thắng cử. Nhưng đừng hy vọng có ai dễ tính như Clinton, khi mà chàng gặp bất kỳ giai nhân nào cũng lập tức xiêu lòng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.