Hôm nay,  

Chuyện Các Hãng Phim Vn

01/07/200000:00:00(Xem: 5971)
Bạn,
Hạ tuần tháng 6 vừa qua, giới làm phim nhựa ở các tỉnh phía Nam đã nhóm họp bàn thảo về sự thiếu hụt tài chánh của các hãng phim. Theo ghi nhận của báo Phụ Nữ, tính từ năm 1999 trở đi, ngân sách nhà nước CSVN chi cho việc làm phim chỉ đủ để mỗi hãng phim lớn trong nước làm được một đầu phim/năm, tức là cả ngành điện ảnh VN chỉ làm ra chừng 3-4 phim truyện nhựa. Như vậy tại các hãng phim, các đạo diễn, quay phim, diễn viên phải xếp hàng chờ việc và cán bộ công nhân viên bị giảm bớt là điều phải xảy ra. Về phương tiện giao lưu, ở VN hễ cứ làm phim nhựa là dứt khoát được gửi đi các liên hoan phim quốc tế, không cần tuyển chọn. Khách muốn khảo sát mặt hàng phim ảnh VN cũng nhanh chóng thôi: chỉ cần một ngày có thể xem hết toàn bộ mặt hàng mới.

Phân tích về thực trạng điện ảnh VN hiện nay, báo Phụ Nữ viết: Đầu phim làm ra ít ỏi, ảnh hưởng luôn tới việc kêu gọi sáng tác kịch bản phim. Kỹ thuật làm phim, chiếu phim trên thế giới ngày càng hiện đại. Điện ảnh VN nếu không bám theo sẽ tụt hậu. Vội mua máy móc về, không kịp lo đào tạo người sử dụng, mà có người điều khiển máy chăng nữa, hỏi lấy đâu ra phim để áp dụng những tiến bộ kỹ thuật kia, do đó máy đành trùm mềm. Cái lợi duy nhất là có chút phần trăm “lại quả” thì lọt vào túi của túi ai đó. Cũng như vậy, đầu phim làm ra thì ít nhưng ở các đô thị lớn, những rạp chiếu bóng với trang thiết bị hiện đại vẫn thi nhau ra đời, để chiếu phim mua từ nước ngoài, để kinh doanh nhiều mặt hàng khác cũng có lời.

Về mối quan hệ giữa điện ảnh và truyền hình, báo Phụ Nữ nhận định như sau: Đây cũng là vấn đề bốc lửa. Đứa em sinh sau đẻ muộn này lại mang sức lớn Phù Đổng. Đầu vào được bảo đảm, đầu ra ổn định và không phải lo vé bán được nhiều hay ít, lại lan tỏa, phổ cập nhanh nhạy vì thế dễ dàng thu được tiền quảng cáo. Dân điện ảnh đang gào thét: bàn dân thiên hạ không còn phân biệt nổi đâu là phim nhựa, đâu là phim video. Phim ngoại trên màn hình nhỏ đang đánh bạt phim nội. Truyền hình hãy san sẻ bớt tiền quảng cáo để nuôi điện ảnh. Những lời thỉnh cầu nhu hòa hay phẫn nộ như thế, rồi cũng cuốn theo chiều gió mà thôi. Điện ảnh thuộc quyền của quản lý của bộ Văn hóa, truyền hình thuộc quyền quản lý của tổng cục truyền thanh truyền hình trực thuộc chính phủ. Xưa nay, đã là chuyện đồng tiền bát gạo thì dễ gì ai chịu nhường ai" Vài năm trước khi tăng kênh, tăng sóng thì truyền hình đon đả mời điện ảnh, lúc ấy điện ảnh cao đạo ngoảnh mặt đi. Bây giờ điện ảnh chạy tới tìm thì thuyền đã sang sông.

Bạn,
Báo Phụ Nữ cho biết thêm: Cũng đã có kiến giải, khi ngân sách eo hẹp, khó khăn như hiện nay hay giới điện ảnh hãy hoãn việc làm phim chừng 5,7 năm, tạm bằng lòng với sản phẩm truyền hình vậy. Có thể hoãn làm phim được, nhưng một nền văn hóa mong đạt tới cơ hội giao lưu, hòa đồng thì không thể không có điện ảnh. Muốn vậy, phải có người làm phim. Tình hình học hành tại các cơ sở đào tạo người làm phim ở VN hôm nay, gắng gỏi lắm cũng chỉ tạo ra được lớp người làm ra phim video, chứ không mơ màng tới việc làm phim nhựa. Cơ sở vật chất, tiền bạc, thầy thợ bảo đảm cho việc học hành bài bản, nghiêm túc quả là thiếu thốn, không đồng bộ. Sinh viên muốn nâng cao tay nghề, rút ngắn khoảng cách giữa việc học và hành nên đã tìm đến các đội làm phim truyền hình, phim truyện nhựa. Nhưng buồn một nỗi là những nơi ấy, công việc làm phim cũng chắp vá, gặp chăng hay chớ. Việc đưa sinh viên ra nước ngoài học kỹ thuật, học nghề làm phim theo quy trình và những yêu cầu hiện đại cũng chưa hề đặt lên bàn. Điện ảnh có nhiều bài toán không giải được, các hãng phim đành chào thua!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.