Hôm nay,  

Thương Bé Viết Văn Việt

31/08/200500:00:00(Xem: 5236)
- Mùa hè năm thứ 30 của cuộc di tản vô tiền khoáng hậu của lịch sử Việt Nam cũng là mùa hè năm thứ 30 của cuộc hành trình đầy gian khổ nhưng đầy thành công của dân tộc Việt, ngay trong lòng văn minh Tây Phương. Mùa hè thứ 30 ấy được đánh dấu một cách khiêm tốn nhưng sâu sác bởi nhiều cuộc ra mắt sách bằng tiếng Việt, khoa tu nghiệp dạy tiếng Việt có tầm vóc quốc tế, và nhiều cuộc tổ chức giải thưởng Bé Viết Tiếng Việt cho toàn nước Mỹ, ở Little Saigon.

Ngồi chung với hai cháu nội chưa tới tuổi đi học, tấm lòng thương gia đình và cộng đồng Việt, đầu óc của nhà giáo thương con trẻ làm người viết bài này suy nghĩ miên man, muốn quên các món ăn thịnh soạn dọn trên bàn và các nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu trong buổi lễ Việt Báo phát thưởng "Bé Viết Văn Việt'.
Thực vậy, kết quả của nhiều công trình nghiên cứu của những giáo sư đại học và các nhà ngôn ngữ học thượng thặng của các đại học Tây Phương và của UNESCO Liên hiệp quốc cho thấy việc bảo tồn và phát triễn tiếng Việt ở Hải Ngoại là hợp trào lưu của thế giới hiện thời. Và tiếng Việt sẽ phát triễn trong tập thể người Việt Hải Ngoại chớ không bị chìm lịm trong biển tiếng Anh, đặc biệt là ở Mỹ, như một số người e ngại.

Thập niên 1990, theo Peters Atlas of the World, Tiếng Trung Hoa (Quan Thoại, Quảng, Tiều) là tiếng được nhiều người nói nhứt trên Trái Đất này. Nhưng tiếng Anh dù chỉ được 10% Nhân Loại sữ dụng, nhưng là thứ tiếng tiếng được nhiều nước dùng nhứt thế giới. Lý do vì thế mạnh kinh tế, chánh trị, quân sự, khoa học, kỹ thuật, của tây Phương mà Anh Mỹ là siêu cường lãnh đạo.

Thập niên 2000, theo UNESCO Liên Hiệp Quốc Trái Đất của chúng ta hiện còn khoảng 6. 000 thứ ngôn ngữ, Trái Đất vẫn còn là hành tinh của cái Tháp Babel về ngôn ngữ. Nhưng 97% Loài Người lại chỉ nói có 4% tổng số ngôn ngữ ấy mà thôi. Trong đó 96% các ngôn ngữ chỉ được 3% Nhân Loại dùng, và có khoảng 10% các ngôn ngữ chỉ được chừng 100 người nói.

Theo các nhà sưu khảo và ngôn ngữ học này, có một số nguyên tắc vận hành ngôn ngữ, đáng chú ý. Một, ngôn ngữ cũng giống như những chũng loại sinh vật; sự sống còn tùy thuộc rất nhiều vào việc quần cư, cảm nghĩ thuộc về của tập thể. Một dân tộc bị chia cắt sống rời ở hai vùng, dần dà dân mỗi vùng sẽ nói phương ngôn, thổ ngữ khác nhau. Nhưng nếu giữ được tương quan kinh tế, văn hóa thì ngôn ngữ vẫn còn tương đồnh hay tương cận có thể hiểu nhau được. Bằng cơ,ù người của Châu Đại Dương có thể hiểu nhau qua ngôn ngữ dù sống xa cách nhau trên phương diện địa lý nhưng dính líu nhau qua kinh tế và văn hóa. Hai, trái lại nếu thứ tiếng nói nào đó của một tập thể dù đông, mà thế hệ tiền bối không muốn truyền đạt hay thế hệ hậu duệ là lớp trẻ không chịu dùng tiếng mẹ đẻ, thì ngôn ngữ ấy sẽ biến mất dần. Thí dụ điễn hình, trường hợp tiếng nói của 8 triệu người Quechua ở Châu Mỹ La Tinh, lớp trẻ không chịu dùng, mà chỉ dùng tiếng Tây Ban Nha, trong vòng 30 năm - một thế hệ xã hội học -- theo Colette Grinevald, Giáo sư Ngôn ngữ học của ĐH Lyon II nhận xét, tiếng Quecha sẽ biến mất. Trái lại tiếng nói của một số bộ tộc khác rất nhỏ sống từng lỏm trong trong vùng rừng già Amazone mà thệ hệ trước chịu truyền cho thế hệ sau và thế hệ sau tiếp nhận và sữ dụng, thì ngôn ngữ ấy sống còn, phát triển.
Nguyên tắc vận hành ngôn ngữ này có thể đem soi sáng cho sự phát triển tiếng Việt trên quê hương mới của người Việt Hải ngoại, phần lớn ở Tây Âu, Bắc Mỹ, thuộc văn minh Tây Phương, cách quê nhà nửa vòng Trái dất, với tiếng nói khác nhau từ đơn âm dến đa âm, từ giọng điệu đến ý nghĩa, và nhiều cấu trúc văn phạm. Nhưng những nỗ lực kiên trì của thế hệ thứ nhứt và một rưởi để phát triển làm cho tiếng Việt ở Hải ngoại trường tồn mà sinh sôii nẩy nở thêm. Đủ mọi phương diện, văn học nghệ thuật, truyền thông đại chúng, giáo dục gia đình, lớp học từ các cơ sở tôn giáo, hội đoàn, trung tâm giáo dục, đến truyền thanh truyền hình, báo ch, băng dỉa, v.v.. Suốt 30 năm không ngừng nghỉ, không mệt mỏi tù khi rới nước nhà sau 30-4- 75. Đến bây giờ tiếng Việt ở Hải Ngoại chẳng những tồn tại mà còn phát triển theo dòng chánh lưu văn hóa của lịch sử dân tộc Viêt. Nhiều danh từ khoa học kỹ thuật được thêm bào, nhứt là Tin Học. Ít dùng tiếng Hán, sũ dụng nhiều tiếng bình dân. Cú pháp ngắn gọn, trong sáng như văn học Âu Mỹ.

Trong việc làm này, người Việt Hải Ngoại không cô đơn. Xu thế thời đại bảo tồn văn hóa nói chung của Nhân Loại và nỗ lực của tổ chức UNESCO/ LHQ và các tổ chức phi chánh phủ quốc tế đứng về phía người Việt Hải ngoại. Theo cả hai giới sưu khảo và ngôn ngữ học của UNESCO, việc bão tồn ngôn ngữ vô cùng quan trọng. "Một ngôn ngữ bị biến mất là một nền ván hóa bị biến mất, một mất mát lớn lao không bao giờ cứu chửa được nữa. Sự hiểu biết văn hóa, lịch sử, môi trường duy nhứt trên thế giới sẽ mất."
Việc cứu nguy các thứ ngôn ngữ sắp bị biến mất là một việc làm mất nhiều thời gian và công của nhưng là điều đó có thể làm được. Collette Grinevald đã khảo nghiệm và trưng dẫn. Ở Trung Động, tiếng Hebreu ( Do Thái ) được cứu nguy và trở thành sinh ngữ của nước Do Thái mà người dân Do Thái đã từng là người nói nhiều thứ tiếng của các nước định cư nghe theo tiếng gọi của Miền Đất Hứa trở về cố quốc. Chủ trương của Eleizer Ben Yehuda chỉ nỗ lực từ 1858 đến 1922 mà đã thành công rực rỡ. Ở Nam Mỹ, nhiều ngôn ngữ của Thổ dân được cứu sống nhờ những nhà thiện nguyện làm ra những cuốn tự điễn, những cuốn sách minh họa ý nghĩa ngôn ngữ Maya mà nhiều bức họa treo ngay tại phi trường quốc tế.

Động lực làm sống ngôn ngữ rất mạnh từ trong máu của con người của một dân tộc. . Đó là niềm tự hào dân tộc, niềm vui có cội rễ văn hóa, có lịch sử giống nòi. Trong xã hội văn minh hiện tại, người chánh trực nhìn người có, biết, nói, hiểu được nhiều ngôn ngữ, nhứt lá tiếng mẹ đẻ là người lịch duyệt, trí thức. Chính động lực đó đã làm người Nicaragua hăm sẽ nổi dậy bằng võ lực khi nhà cầm quyền quân phiết buộc học tiếng Tây Nan Nha. Người Nicargua bị độc tài thống trị không biến được tiếng Rama của mình thành chuyển ngữ, nhưng vẫn bão tồn được như một sinh ngữ. Nhờ vậy lớp trẻ nghe hiểu và đánh vần được. Lớp trẻ hiểu mình không phải là dân sơ khai, mọi rợ, tổ tiên vẫn có một nền văn hóa và một ngôn ngữ riêng. Và tiếng Rama không chết dưới ách độc tài. Súng đạn không giết được ngôn ngữ. Đất nước Nicargua vì thế vẫn còn.

Hiện nay rất nhiều nỗ lực đang thực hiện trên thế giới để cứu nguy các ngôn ngữ. LHQ yễm trợ nhiều tổ chức phi chánh phủ trong công việc này. Như các thư viện ngôn ngữ trên Internet thuộc Dự án Rosetta, như tổ chức SIL của Tin Lành có hàng 5.000 người có mặt trên 70 quốc gia giúp dịch Kinh Thánh thành tiếng địa phương. Ở châu Mỹ nhiều cá nhân và đoàn thể tình nguyện bảo tồn tiếng nói của nền văn minh Maya.

Sau cùng những nỗ lực đó bắt đầu có kết qua như tiếng Việt đối với trẻ em Việt trên đất Mỹ. Gia đình và thanh thiếu niên gốc sắc tộc thiểu số ngay ở Tây Âu và Bắc Mỹ đã ý thức giá trị của tiếng mẹ đẻ. Ngay ở Mỹ, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh thuộc Hội Đồng Giáo dục Học Khu Garden Grove đông người Việt ở, nơi tiếng Mỹ là chuyển ngữ bó buộc nhứt cũng thấy như Bà Jon Landaburu của UNESCO thấy ở Mỹ La Tinh nơi tiếng Tây Ban Nha là tiếng mạnh nhứt. Cả hai đều thấy" ban đầu chỉ muốn học tiếng Tây Ban Nha [ hay Mỹ ] và số học, bây giờ trẻ em nào có thể nói hay đánh vần được tiếng mẹ đẻ thì học tiếng Tây Ban Nha rất dễ và giỏi."

Người viết bài này xin dùng những cảm nghi chân thành này làm quà cho những trẻ em có mặt hay không có mặt, được thưởng hay chưa được thưởng giải "Bé Viết Văn Việt" của Việt Báo và của cả tập thể người Việt Hải Ngoại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.