Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả

07/08/200500:00:00(Xem: 5372)
Vì sao chức điều hợp viên xã hội của CĐ NVTD/NSW không được điền khuyết"

Nguyễn Biểu - Sydney NSW

Thưa Anh Hoàng Tuấn! Con gái tôi đang theo học cái chứng chỉ xã hội ở trường TAFE và đang đi thực tập tại một cơ quan cộng đồng có một số nhân viên Việt Nam. Hôm nay, thứ Hai 25/7, cháu nó về thuật lại cho tôi nghe một câu chuyện mà tôi thấy có lẽ tôi phải mạo muội lên tiếng nhờ anh chuyển hộ đến đóng góp ý kiến với quý vị trong ban chấp hành cộng đồng. Cháu nó nói trong lúc ăn trưa với một số anh chị em nhân viên xã hội từ cơ quan nơi nó đang thực tập cũng như từ một số cơ quan khác thì nó nghe những người này nói rằng kể từ khi ông Trần Nhân, nguyên điều hợp viên xã hội của CĐNVTD/NSW từ nhiệm để nhận lãnh chức vụ tại một bộ nào đó, dường như là bộ Xã Hội hay bộ Cộng Đồng, tôi nhớ không rõ, thì cái chức điều hợp viên xã hội của cộng đồng mình cho đến bây giờ vẫn chưa được điền khuyết. Cháu nó nói rằng ông Nhân đã thôi việc từ trước Tết ta, đến bây giờ cũng tròm trèm 6 tháng rồi đấy, nhưng vẫn chưa thấy có người thay thế. Cháu nó cho biết rằng chức vụ điều hợp viên xã hội này tương đương với chức giám đốc của một cơ quan xã hội của Úc, chẳng những có nhiệm vụ điều hành tổng quát mọi hoạt động của văn phòng, cố vấn và giám sát các nhân viên khác để họ có thể chu toàn công việc theo đúng hợp đồng tài trợ của chính phủ mà còn phải liên lạc và giao tế với các cơ quan bạn, các bộ, sở chính phủ để tranh đấu và bênh vực cho quyền lợi chung của người Việt tại NSW.
Hơn thế nữa, người điều hợp viên xã hội, giống như ông giám đốc nơi cháu nó thực tập, là kẻ đứng mũi chịu sào cho cả cơ quan, phải bương chải, cố tìm ra những chương trình tài trợ từ đủ các bộ ở đủ các cấp, tiểu bang và liên bang, để sau đó nghiên cứu và làm đơn xin tài trợ ngỏ hầu có thể cung cấp thêm nhiều dịch vụ đa dạng về văn hóa, về giáo dục, về xã hội, về nghệ thuật để đáp ứng cho nhu cầu của đủ mọi giới trong cộng đồng mình, chẳng hạn như phụ nữ, thanh thiếu niên, học sinh, thiếu nhi, ông già bà lão, người tàn tật khiếm khuyết.v.v.
Cháu nó nói rằng ông giám đốc và người phó giám đốc tại cơ quan của cháu phải làm việc bở hơi tai để có thể điều hành nhân viên và chu toàn những công việc nói trên, cộng thêm với việc đảm bảo duyệt xét tài chánh thâu chi hàng tháng để không bị thiếu hụt ngân quỹ vì chi tiêu quá mức dự định, hay còn thặng dư quá nhiều vào cuối tài khóa để có nguy cơ bị chính phủ thâu hồi số tiền thặng dư cho từng ngân khoản tài trợ.
Điều quan trọng nhất, cháu nó nói với tôi, là người giám đốc hoặc điều hợp viên xã hội phải bảo đảm rằng ngân khoản tài trợ cho chính chức vụ của họ cùng vẫn được tồn tại để có thể tiếp tục công việc điều hành. Cháu nó nói rằng hằng năm ông giám đốc nơi nó thực tập vẫn phải viết đơn kể rõ thành quả hoạt động của chính ông trong mười hai tháng trước đó cũng như vạch thêm kế hoạch hoạt động của ông trong mười hai tháng kế tiếp thì mới được chính phủ phê chuẩn tài trợ, nếu không thì khoản tài trợ ấy sẽ bị rút lại để đưa cho một cơ quan khác.
Tôi nghe cháu nó nói xong, tôi thấy lo quá. Lo rằng chức điều hợp viên xã hội của cộng đồng ta không biết trong tình trạng "đông lạnh" như hiện nay thì liệu sẽ có nguy cơ bị chính phủ rút lại chăng, nếu quả thật sự tình đúng như lời cháu nó nói là đã 6 tháng qua, có nghĩa là phân nửa thời gian hoạt động, mà chức vụ này vẫn còn bỏ trống"""
Tôi có hỏi nó rằng làm sao nó dám đoan chắc là chức vụ vẫn còn bỏ trống thì nó nói lại rằng có một số người trong nhóm ăn trưa với nó cho biết họ đã nộp đơn xin việc khá lâu rồi mà vẫn chưa nhận được hồi âm phúc đáp gì của cộng đồng cả. Họ nói tuần qua họ có gọi điện thoại lên hỏi thăm vì thấy ngày khóa sổ là 30/6, cách đấy hơn ba tuần rồi. Và họ được cho hay là ban chấp hành cộng đồng vì bận nên vẫn chưa tổ chức phỏng vấn và có lẽ sẽ liên lạc với họ trong tương lai.
Cháu nó nói với tôi rằng thông thường các cơ quan xã hội Úc chỉ một hoặc hai tuần sau ngày khóa sổ là đã tổ chức phỏng vấn tuyển nhân viên chứ không để rình rang lâu lắc vì bất cứ một chức vụ nào cũng có chương trình và thời gian hoạt động nhất định, và họ không muốn lãng phí thời giờ, không muốn làm trễ nải chương trình hoạt động được tài trợ. Những người đó cũng có thái độ cho cháu thấy là họ có vẻ không tin tưởng vào cách làm việc chậm chạp của quý vị hữu trách trong BCH/CĐNVTD/NSW.
Tôi rầy nó rằng nó không thể nào so sánh công việc của cộng đồng ta với những cơ quan khác của Úc được bởi vì ngoài những công việc mang tính phúc lợi xã hội, BCH/CĐ còn phải đương đầu với những mưu toan của cộng sản nhằm đánh phá cộng đồng người Việt tÿ nạn chúng ta, chẳng hạn như những vụ đưa nhạc công qua tổ chức văn nghệ; vụ đập phá tượng đài kỷ niệm.v.v. và vì thế BCH rất đa đoan công việc. Tuy rầy cháu nó như vậy, nhưng thú thật với anh Hoàng Tuấn, tôi cũng hơi ngạc nhiên khi thấy BCH/CĐNVTD/NSW lại hơi chậm chạp trong việc điền khuyết một chức vụ quan trọng như thế cho cộng đồng ta. Với số lượng thành viên đông đảo trong ban chấp hành, cộng với sự tiếp sức từ các hội đoàn, đoàn thể trong cộng đồng ta, thì tôi thiết nghĩ các thành viên trong ban chấp hành có thể dễ dàng phân chia công tác để có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu cấp bách của cộng đồng mình. Việc tuyển dụng điều hợp viên xã hội cũng quan trọng không kém những công việc đấu tranh, và tôi thiết nghĩ, BCH cũng không nên để cho công việc trì trệ như thế. Thêm vào đó, nếu BCH quá đa đoan bận rộn mà không thể đứng ra tuyển dụng nhân viên được, thì thiết nghĩ, BCH có thể ủy nhiệm cho những người giầu kinh nghiệm như ông Võ Minh Cương, cựu chủ tịch cộng đồng, và cũng từng là điều hợp viên xã hội của cộng đồng (là người đã có công cùng với ông Nhân tạo dựng được cả một cơ cấu nhân sự xã hội ổn định và nhiệt tình), đứng ra phỏng vấn tuyển dụng người điền khuyết chỗ trống để cộng đồng mình không bị thiệt thòi.


Tôi xin có đôi giòng góp ý như thế. Rất mong anh Hoàng Tuấn mạnh dạn đăng tải lá thư này và tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm, để quý vị hữu trách trong BCHCĐ nhận thức được rằng, nếu quý vị đã mang danh vì việc chung mà dấn thân gánh vác việc cộng đồng, thì cũng xin gánh vác một cách có trách nhiệm để thực sự bảo vệ được quyền lợi và uy tín của cộng đồng. Có như vậy danh mới chính, ngôn mới thuận. Kính thư. - Nguyễn Biểu.

*

Nạn Nhân là những Thường Dân Vô Tội!

Đặng Thanh Chiến - Yagoona NSW

Sáng thứ Bảy vừa qua tôi và mấy anh bạn tài xế Taxi người Việt đợi ở phi trường hơn một giờ mà vẫn chưa tới phiên rước khách, nên chúng tôi tụ họp lại tán dóc... Một anh nói: “Chắc bọn khủng bố quậy quá cho nên thiên hạ sợ đi máy bay”. Nói tới khủng bố là trúng tủ của tôi rồi, vì tôi đã nhận ra và thuộc lòng một số điều trái ngược nhau giữa kinh Koran và Kinh Thánh. Tôi đã đọc đoạn 14 chương 9 trong kinh Koran cho mấy anh bạn đó nghe: “Hãy chiến đấu với kẻ thù, Allah sẽ trừng phạt chúng bằng bàn tay của anh chị em, và ruồng bỏ chúng, giúp anh chị em thắng chúng, chữa khỏi những vết thương của anh chị em Hồi giáo mà chúng đã gây ra”. Sau đó tôi đọc mấy câu trong Kinh Thánh: “Hãy thương yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em. Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả má bên này thì hãy giơ cả má bên kia. Anh em muốn người ta làm cho mình thế nào, thì hãy làm cho người ta như vậy. Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì nào có công chi" Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì làm sao anh em được phước"" (Luca 6, 28-33 - tiếng Anh: Bible, Luke 6, 28-33).
Một anh bạn khác hỏi tôi: Vậy anh có yêu thương Việt Cộng không" Tôi đã trình bày như sau: “Đạo nào dạy và khuyến khích tín đồ của họ trả thù thì rất dễ bị người quá khích, cực đoan và cuồng tín lạm dụng và hậu quả là kẻ thù không bị chết mà toàn là thường dân vô tội chết, bị thương một cách oan uổng và thương tâm. Tôi không phải là Thánh sống hay Phật sống, nhưng tôi có thể tha thứ và vẫn quý mến người vu khống tôi hay kẻ thù của riêng tôi. Còn bọn côn đồ VC bán nước hại dân thì làm sao tôi hay các anh có thể tha thứ và quý mến chúng được, trừ khi chúng cải tà quy chánh, chấp nhận đa đảng thật sự, thành lập thể chế dân chủ giống như Úc, Hoa Kỳ... Đạo Công giáo dạy phải giúp đỡ, tôn trọng, bảo vệ những người tàn tật, bệnh hoạn, bần cùng, thấp hèn trong xã hội, những người bị áp bức... Vì vậy, đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã góp phần vào việc làm sụp đổ chế độ CS tại BaLan, rồi dần các nước khác có được ảnh hưởng đó và khiến cho chế độ CS sụp đổ hoàn toàn ở Đông Âu. Cũng vì vậy, những người Công giáo VN đều đấu tranh quyết liệt, chống mọi âm mưu, nghị quyết của VC”.
Cũng thứ Bảy vừa qua tôi gặp lại anh bạn thân, rất hiền lành, người Bangladesh, người đã cho tôi cuốn Kinh Koran. Anh ta tỏ vẻ buồn phiền và nói: “Bọn khủng bố là quỷ ma chớ không phải là người Hồi giáo. Chúng làm tôi mất nhiều khách trong hai tuần qua. Chiều nay tôi về sẽ cạo hết râu ria của tôi...” Chả là anh ta có nước da đen và râu ria rậm rạp, có lẽ ai nhìn cũng đoán được anh là người Hồi giáo. Vì diện mạo của anh nên anh đã bị một thiểu số hành khách lẩm cẩm, không cùng tôn giáo với anh, có đầu óc phong kiến, hủ lậu chụp cho anh cái nón ma cà rồng... Có thể nói, anh cũng là “nạn nhân vô tội” của vụ khủng bố cách đây ba tuần ở London. Tôi đồng ý với nhiều người, VC và bọn khủng bố giống nhau ở điểm là tàn ác giết hại thường dân vô tội. Tiện đây chúng tôi cũng hoan nghinh mục “Diễn đàn độc giả” của SGT, vì mục này tạo điều kiện cho người Việt quốc gia chân chính, thấp cổ bé miệng có cơ hội trình bày lẽ phải, chính nghĩa của quốc gia và những tội ác của VC.

*


Phải chăng thiếu 1 mắt xích chống Cộng tại VIC rồi sao"!

Hoàng T. Ng. - Footcray VIC (Tiếp theo số 420)

Vì vậy, tôi rất mong qúy vị lãnh đạo [CĐ VIC] nên giải thích để những người chậm hiểu nhưng có lòng như chúng tôi hiểu vì sao một mắt xích chống cộng lại bị đứt ở ngay VIC này vậy"" Cho đến nay, sau khi buổi trình diễn văn công của CS được tổ chức ở đây mà không có một cuộc biểu tình phản đối nào, tôi nghe có một số tin đồn là tụi VC nó bảo "từ nay ở dưới Melbourne này cứ việc trình diễn văn công thoải mái theo tinh thần nghị quyết 36, không có ai dám chống đối đâu mà ngại". Trước những việc xẩy ra như trên, mong BCH/CĐNVTD ở Melbourne nên suy nghĩ lại để tìm hiểu xem vì sao lại có tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược với BCH/CĐNVTD ở Sydney như vậy" Thế liên minh đoàn kết chống VC của chúng ta để đâu" Tại sao xưa nay ở Úc này bao giờ cũng đấu tranh chống VC một cách nhịp nhàng mà nay mình lại xé rào như vậy là thế nào" Ngay ở những tiểu bang ít người Việt như trên Brisbane (QLD) hay Adelaide (SA), họ cũng sẵn sàng biểu tình chống VC đó thôi, nên chúng tôi rất mong BCHCĐ rút kinh nghiệm. Chống VC là phải có sách lược đường lối đàng hoàng, chớ không thể tùy hứng được. Ngoài ra tôi cũng đề nghị các hội đoàn đoàn thể và quý anh em cựu quân nhân tiếp tục truyền thống "Danh Dự - Tổ Quốc - Trách Nhiệm" để hậu thuẫn BCHCĐ trên con đường phụng sự lý tưởng đấu tranh chung của cộng đồng tỵ nạn CS. Thực ra mà nói, khi chúng tôi được tin cuộc biểu tình chống văn công tại Sydney do ông Sủng và ông Bích lãnh đạo thành công đã có một kết qủa rất tốt đẹp mà nghĩ đến tiểu bang nơi mình ở mà buồn. Buồn cho cái quyết định thiếu sáng suốt của BCH/CĐ Melbourne, và cũng buồn cho sự thiếu đoàn kết, thiếu thống nhất trong đấu tranh của CĐNVTD các tiểu bang từ xưa đến nay. Nếu cứ tình trạng này, gia đình nội ngoại dâu rể hơn 100 người của dòng họ Hoàng và Nguyễn chúng tôi sẽ dọn lên Sydney ở, chớ không ở VIC này nữa...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.