Hôm nay,  

Tăng Tốc Dân Chủ

8/2/200500:00:00(View: 5606)
Bạn hãy hình dung về cuộc chiến dân chủ tại Cuba, nơi dân số chỉ có 11 triệu người, chỉ hơn chút xíu 1/8 dân số Việt Nam. Có vẻ như cuộc chiến dân chủ tại Cuba dễ hơn ở VN nhiều, cả trong phần quốc nội tự lực và cả phần hải ngọai yểm trợ. Nhưng thực tế vẫn không thể nói rằng nơi nào dễ hơn, nơi nào khó hơn… vì cả 2 đảng CS độc quyền tòan trị ở VN và Cuba đều có dư thừa kinh nghiệm bưng bít thông tin, nhồi sọ giới trẻ và tàn bạo đàn áp. Được mỗi điều, trong hồ sơ Cuba, TT Bush khi tái tranh cử năm 2004, đã tới tận Miami vận động kiếm phiếu và tuyên bố công khai rằng ông sẽ làm mọi cách để lật đổ chế độ Fidel Castro trứơc khi ông hết nhiệm kỳ thứ nhì ở Bạch Oác. Mọi chuyện có vẻ như đang tăng tốc ở đây.
Có vẻ như là số lượng các nhà dân chủ họat động công khai ở Cuba đông hơn ở Việt Nam, vừa tính theo cách điểm danh, vừa tính theo tỉ lệ trên khối dân số. Nhưng, hình như là phương hướng họat động dân chủ Cuba có vẻ như không hòan tòan thống nhất nhau, cụ thể là đã có nhiều tổ chức dân chủ dựng bảng họat động công khai ở Cuba bất kể đàn áp, và chọn các hướng hoạt động dị biệt đa dạng. Trong khi đó tại Việt Nam, nếu không kể tới các đảng bí mật, thì các nhà dân chủ chưa hình thành các tổ chức công khai cụ thể, và chưa lập một hướng họat động có tính tổ chức (nếu không kể đến việc mới đây cụ Trần Khuê được một số nhà dân chủ mời làm phát ngôn nhân phong trào dân chủ).
Tất nhiên, với sự phong phú, nghĩa là đông đảo và nhiều tổ chức, thì các nhà dân chủ Cuba vẫn có nhiều dị biệt, nhiều bất đồng. Nói theo kiểu bình dân, nghĩa là các nhà dân chủ vẫn ưa gây lộn như người đời thường chúng mình. Vấn đề là, khi hai nhà dân chủ nổi tiếng, hay nhiều tổ chức dân chủ đã có quá trình làm việc, bỗng nhiên xích mích, bất hòa, thì chúng ta làm sao" Nên im lặng và lờ đi" Hay là lắng nghe mà gác qua một bên để từ từ ứng biến sau" Những câu hỏi như thế chắc chắn đã xảy ra nhiều lần cho các nhà dân chủ Cuba.
Thí dụ, những dị biệt thừơng xảy ra giữa các nhà dân chủ Cuba nằm trên các vấn đề sau: nên đòi Mỹ gỡ bỏ cấm vận Cuba hay không, nên tổ chức các cuộc biểu tình đường phố hay không, nên dựa vào tôn giáo hay không, nên nhận sự hỗ trợ từ ngừơi Cuba tị nạn hay không (đặc biệt là tài chánh mà nguồn tiền có thể là bất minh)… Tất cả những dị biệt về các vấn đề trên đều đã hiển lộ ra. Tất nhiên là có bất đồng giữa các nhà dân chủ Cuba. Bất đồng tới mức nào" Có tới mức gây gỗ nhau, để viết bài bày tỏ nỗi giận không" Vì chúng ta chỉ đọc các bản tin Anh ngữ, Pháp ngữ về dân chủ Cuba, nên có lẽ không biết hết tận tường như những người Cuba lưu vong ở Miami. Nhưng, có lẽ, chắc chắn là, nếu các cụ có xích mích, thì cũng không ai nỡ làm cản trở hay làm chậm hứơng đi của khối dân số 11 triệu người Cuba.
Bất đồng mới nhất giữa các nhà dân chủ Cuba, thấy rõ là chuyện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ thò tay tăng tốc "chuyển tiếp dân chủ ở Cuba." Ngoại Trường Condoleeza Rice hôm Thứ Năm đã bổ nhiệm cánh tay mặt của bà là Caleb McCarry làm chủ tịch US Commission for Assistance to a Free Cuba (Ủy Hội Hoa Kỳ Yểm Trợ Cho Cuba Tự Do) để giúp tăng tốc chuyển hóa Cuba sang chế độ tự do. Bản tin còn ghi rõ:
"…Với ngân sách 59 triệu Mỹ Kim, ủy hội sẽ "tăng lực cho xã hội dân sự Cuba nhằm tổ chức và hoạt động tốt hơn cho sự thay đổi dân chủ. Để chỉ huy các hoạt động của chính phủ Mỹ nhằm hỗ trợ cho 1 Cuba tự do, tôi nay bổ nhiệm Caleb McCarry làm chức điều hợp viên chuyển tiếp Cuba," theo lời bà Rice…"
Cộng đồng Cuba hải ngoại thì vui mừng thấy rõ, đó cũng là kết quả vận động của họ, và họ có thể giúp tăng tốc nhờ các đường liên hệ với một số nhà dân chủ qúôc nội.
Dù vậy, không phải nhà dân chủ nào cũng hài lòng về cách Mỹ thò tay "giúp sức dân chủ hóa" thô bạo như thế.
Oswaldo Paya, lãnh tụ của Christian Liberation Movement (Phong Trào Giải Phóng Cơ Đốc) và là người đã đi đầu phong trào tìm chữ ký cho thỉnh nguyện thư đòi dân chủ cho Cuba, nói với thông tấn AFP, "Bất kỳ chuyển tiếp nào tại Cuba là do người Cuba định hướng, lãnh đạo, tổ chức và điều hợp."
Thử nhìn xem các tổ chức đối lập khác, thì cũng có phản ứng tương tự. Manuel Cuesta Morua, phát ngôn nhân của phong trào Progressive Arch (Khung Tiến Bộ), cũng nói với AFP, "Việc bổ nhiệm [đó]… đúng là một cú tấn công vào chủ quyền quốc gia chúng ta."
Còn Elizardo Sanchez, thuộc The Cuban Human Rights and National Reconciliation Commission (Uûy Ban Nhân Quyền và Hòa Giải Dân Tộc Cuba), nói với AFP, "[Việc đó]… sẽ cho chính phủ Cuba đẩy cao nỗi sợ hãi ngọai bang can thiệp vào nội bộ nứơc mình."
Nhìn chung, Cuba có nhiều tổ chức đấu tranh dân chủ công khai. Chứ không phải là họat động tính cách cá nhân. Không lẽ, Castro biết tôn trọng quyền tự do lập hội" Nhưng thực tế, mỗi khi các hội đoàn dân chủ Cuba làm chung một chuyện gì, là đều bị đàn áp thô bạo.

Như gần đây, các nhà dân chủ đã tổ chức biểu tình tại Havana vào các ngày 13 và ngày 22 trong tháng 7, thế là công an giải tán, bắt hàng chục người. Tới cuối tháng 7, thì hầu hết những vị bị bắt đã được thả ra lại.
Có lẽ tình hình Castro thả sớm cũng vì chuyện mới 2 năm trứơc, trong một trận bố ráp, Castro bắt 75 nhà dân chủ, làm Liên Aâu phản ứng bằng cách trừng phạt (và lệnh trừng phạt Cuba này mới được Liên Aâu gỡ bỏ gần đây).
Nếu chúng ta nhớ thêm chuyện cách nay hơn 2 tháng, lúc đó là tháng 5, khi hội nghị các nhà họat động dân chủ Cuba tổ chức họp, lấy tên là Assembly to Promote Civil Society (Nghị Hội Phát Huy Xã Hội Dân Sự), Castro lập tức hù dọa và cảnh cáo là "cách mạng sẽ không nhân nhượng các buổi tụ họp như thế và sẽ không cho bứơc xa thêm một ly nào."
Dù vậy, Nghị Hội nói là sẽ tiếp tục biểu tình ngoài phố, bất kể bắt bớ và nói rằng họ có 350 hội đòan dân sự là thành viên (chính xác, trên văn bản, nghị hội nói là có 365 hội đoàn, nhưng các bản tin qúôc tế thường ghi ngắn gọn là 350, có lẽ để cho dễ nhớ"). Thực tế, một số hội đòan này chỉ thuần túy xã hội, hay từ thiện, tuy là Nghị Hội có hướng đi dân chủ rõ rệt. Đây cũng là chuyện lạ ở Cuba. Nghị Hội hồi tháng 5 đó có tham dự của 160 đại biểu từ khắp Cuba về họp đại hội 2 ngày. Tuy hù dọa, nhưng lúc đó Castro để yên, không can thiệp vào hội nghị tháng 5 này. Nhưng hiện tượng này cho thấy rõ là làn sóng dân chủ đang lan rộng ở Cuba, trong khối dân số 11 triệu người này.
Cũng có khuynh hướng vi phạm luật pháp nữa, tuy là không thấy xách động bạo động. Theo bản tin AP ngày 26-7-2005, nhiều cư dân trong khu Old Havana (Phố Cổ Havana) kể là có nhiều khẩu hiệu chống chính phủ xuất hiện trên tường trong các khu phố, và rồi sáng sớm hôm sau lại được các cán bộ mau chóng sơn chồng lên.
Nhiều cuộc biểu tình của các nhà dân chủ cũng không bị đàn áp giải tán, mà công an chỉ đưa nhiều người tới vây quanh, hô khẩu hiệu hoan hô Castro và hát nhạc quân hành để át đi và hù dọa phe dân chủ.
Dù vậy, thời nào, nơi nào cũng vẫn có những người, những nhóm đứng về phe mạnh. Kể cả những người đang sống trên đất Mỹ, nhiều vị trí thức hài lòng khi được mời về dự các hội nghị, hội thảo… và họ không tiếc lời tung hô đảng CS. Trí thức nịnh đảng vì âm mưu chính trị thì không đáng nói, trừ phi họ có ẩn tình gì khó hiểu. Nhưng ảnh hưởng lớn, về mặt quần chúng, và đánh động lòng thương lại chính là các cơ quan từ thiện, tôn giáo. Chỉ hai ngày sau khi bà Rice bổ nhiệm văn phòng "chuyển tiếp dân chủ Cuba," thì Ricardo Alarcon, chủ tịch qúôc hội Cuba, loan tin là vừa tiếp xúc với Pastors for Peace (Tu Sĩ Vì Hòa Bình), một tổ chức từ thiện từ Hoa Kỳ sẽ tới Cuba giúp viện trợ, chống lại lệnh Mỹ đang cấm công dân Mỹ du lịch đảo quốc này. Nhóm tu sĩ này đã thăm các vùng bị bão, và đã tới tỉnh Santa Clara để dự một lễ tưởng niệm Ernesto "Che" Guevara, người xuất cảng cách mạng từ Cuba sang các nước Trung Mỹ và đã bị phục kích chết. Thực tế, các nhà dân chủ vẫn tránh trực diện đụng chạm tới tôn giáo, vì tận cùng, sâu kín, tôn giáo vẫn là chỗ dựa cho họ, những ngừơi đang đòi hỏi cho tòan dân có quyền tự do tôn giáo. Thêm nữa, không ai đi cãi nhau với những vị thay mặt cho Thưọợng Đế bao giờ.
Một nỗi lo lớn khác cho các nhà dân chủ Cuba là trong khi guồng máy chính phủ nhồi sọ tuổi trẻ, thần thánh hóa Castro và đảng CS, thì các nhà dân chủ lại thiếu phương tiện đào tạo các thế hệ mới cho dân chủ vì không hề có tự do báo chí ở đảo quốc này. Báo The South Florida Sun-Sentinel ghi nhận một hướng làm việc mới: mặc dù hầu hết các nhà dân chủ Cuba đều trung niên, họ cũng phải dần dần tiếp cận với thế hệ trẻ hơn. Tại Havana, các nhà dân chủ đã dựng lên một phòng học nhỏ trong một căn chung cư. Các bức tường gắn đầy các bảng đen, các bích chương hình vị thánh bảo hộ của Cuba, và các tủ sách. Mỗi tuần, nhiều em trong giới trẻ Cuba tới đây và được dạy kèm Anh Ngữ, sử, tóan và các môn khác.
Eusebio Morales, 66 tuổi, một nhà họat động dân chủ lâu năm, hiện đang dạy Anh Ngữ từ 1 cuốn sách giáo khoa Hoa Kỳ in năm 1952, tâm sự, "Xuyên qua các suy nghĩ đối lập, chúng tôi đang hướng dẫn tuổi trẻ thay đổi cuộc đời các em. Khi các em giỏi tiếng Anh hơn, tôi sẽ dạy các em cách tự bày tỏ với người ngọai quốc và giải thích về hoàn cảnh thực tế mà chúng tôi đang sống nơi đây."
Lặng lẽ, chúng ta đang nhìn thấy dân chủ vẫn từng bước lan rộng. Nơi từng góc phố Havana. Và cả từng góc phố Hà Nội, Sài Gòn. Bất chấp các dị biệt, bất đồng, hay trục trặc nào giữa các nhà hoạt động dân chủ. Vì dân chủ, và trong đó là các quyền tự do căn bản, thực sự là ước mơ đẹp nhất mà nhân loại có được giữa một thế giới đầy các bất toàn.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, tỉ phú Michael Bloomberg, nguyên thị trưởng New York, đã nộp hồ sơ tại ủy hội tuyển cử liên bang (FEC) để tranh cử TT năm 2020.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi tuyên bố “Có bằng chứng rõ ràng Trump dùng ngôi vị TT để làm lợi cá nhân, phá hoại an ninh quốc gia, là phản lại tuyên thệ, tuy chưa có quyết định sau cùng để luận tội trong lúc tiến trình điều tra đang tiếp diễn”.
WASHINGTON - Nhân chứng điều trần công khai tại Hạ Viện ngày 21-11- bà Fiona Hill - nói rõ “1 số trong quý vị tin rằng người Nga không tấn công cuộc bầu cử năm 2016 tại Hoa Kỳ, nhưng tin Ukraine làm”.
Cuộc điều trần công khai của đại sứ Sondland hôm 20/11 đã cho thấy ngoại trưởng Mike Pompeo có thể có liên quan với “vụ đổi chác” trong vụ tai tiếng gây áp lực với chính quyền Ukraine.
ATLANTA - Vào tối 20/11, cử tri đã nhận diện 4 ứng viên TT mạnh nhất của đảng DC, sau buổi tranh luận thứ 5.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phủ nhận tin từ Seoul, theo đó Hoa Kỳ đang tính toán cắt giảm 4,000 quân số đồn trú tại Nam Hàn, nếu Nam Hàn không tăng tài trợ chi phí an ninh chung theo yêu cầu của TT Trump.
Điều kiện đi lại vào Lễ Tạ Ơn năm nay có thể sẽ không thuận lợi vì một cơn bão sẽ ấp tới miền trung nước Mỹ vào tuần tới, tức là tuần lễ có Lễ Tạ Ơn.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập đã bị bắt và khởi tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước,”
Việt Cộng đã không cho Linh Mục Nguyễn Đình Thục sang Nhật để dự lễ Đức Giáo Hoàng Francis, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 21 tháng 11 năm 2019.
WASHINGTON (ngày 18 tháng Mười Một, 2019) – Cuộc Khảo Sát bước ngoặc được PRRI và AAPI Data công bố hôm nay cho thấy gần một phần tư (23%) người Mỹ Gốc Á và Đảo Thái Bình Dương (AAPI) California đi làm và chật vật với nghèo khó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.