Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả

11/04/200500:00:00(Xem: 5270)
Mark Latham đã thiếu tư cách từ lâu!

Người Dân - Liverpool NSW

Tôi chỉ là một người dân bình thường ngày ngày chịu khó đi làm 8 tiếng (cuối tuần chịu khó làm thêm ngày thứ bảy) để lấy tiền nuôi vợ nuôi con nên không có tham vọng làm chính trị, và cũng chẳng muốn đóng góp, phê phán ai ngoại trừ cái thời TTVH của cộng đồng bị một số kẻ mang tiếng là có học nhưng vô văn hóa dám gọi là chuồng gà chuồng chó thì tôi có đóng góp chút đỉnh mà thôi. Nhưng đó là chuyện đã qua rồi. Hôm nay nói chuyện mới là tuần rồi đọc tin về sự báo thù rửa hận của ông Mark Latham (Sàigòn Times 31/3, trang 10) thì tôi thấy thật bực bội vô cùng. Đúng là "tin tức" là "tin tức mình". Rồi lại thấy cái hình ông Mark Latham ngồi phưỡn bụng mà ngáp ngay giữa quốc hội thì thật là [...] chán hết chỗ nói. Cách đây khoảng một năm, năm rưỡi gì đó, tôi có đọc bài đóng góp với ông CĐT của cụ Trung Tỉnh Cư Sĩ (cụ khiêm tốn tự ví mình là kẻ ngồi dưới đáy giếng) thì thấy cụ nói rất đúng, sống trên đời này, cái gì cũng có lúc lên lúc xuống, mà cùng thì biến, biến rồi thông. Cái vận trời khi bĩ khi thái luôn luôn bất thường, khí đất lúc suy lúc vượng có khác, con người mình thì cũng có khi phế khi hưng. Ngay trong một ngày tôi làm việc ở hãng mà cũng có lúc vui vẻ, lúc buồn bực. Nhưng nếu mình đã ra gánh vác việc nước, việc dân thì phải biết hành xử sao cho đúng mệnh trời, vận nước và cái tư cách của mình. Cái tư cách của con người phải làm sao giống như trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng mới phải. Chớ còn như ông Mark Latham thì thật là rồng rắn loạn xà ngầu, mềm thì nắn, rắn thì buông, lúc thịnh, ông nói như rồng như tướng, hễ mở miệng ra là vì dân vì nước, lúc nào cũng om xòm tới bữa quên ăn, đêm quên ngủ, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa giống như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn của mình ngày xưa. Nhưng động đến túi tiền đến quyền lợi của ông là ông hiện nguyên hình một người coi đồng tiền to như trái núi.
Tôi còn nhớ thời gian bầu cử liên bang vào năm ngoái, ông Latham đã bị chỉ trích vì nhất định đòi được chữa trị trong bệnh viện công của St. Vincent Hospital, trong khi ông có bảo hiểm y tế tư. Thật là một điều hoàn toàn vô lý khi một người có bảo hiểm tư lại chiếm mất một chiếc giường bệnh công trong khi có không biết bao nhiêu bệnh nhân đang chờ xếp hàng cả năm trời để vô bệnh viện công điều trị. Rồi cái vô lý nữa khiến cho người Việt tỵ nạn mình rất bực mình là ông chẳng biết cái con khỉ gì về cuộc chiến tranh xâm lăng VNCH của tụi CS Bắc Việt, vậy mà ông cũng bô bô tuyên bố tụi CSVN "vô Nam đánh Mỹ là để giành độc lập tổ quốc". Tôi nhớ là lúc đó, cộng đồng NVTD của mình có lên tiếng trên nhật báo Herald Sun để phản đối lối suy nghĩ thiển cận, ăn phải bả tuyên truyền CS của Mark Latham. Tôi nhớ là trong bản tin của CĐ (do Ông Đoàn Việt Trung viết thì phải") đăng trên báo Sàigòn Times lúc đó có gọi Mark Latham là "Cậu bé Mark" chỉ biết đánh giá các sự kiện hiện đại bằng sự hiểu biết mà "cậu bé Mark" đã thu lượm được từ trên ghế nhà trường khi cậu còn mặc quần thủng đít. Ha... ha... ha...!

*

Quyền sống và quyền chết"""

Trịnh Hoài Nhân - N.Sydney NSW

Đọc số báo tuần này (SGT 405) tui thấy tác giả PTL đã đưa ra một vấn đề rất mới mẻ của xã hội tây phương đó là quyền sống và quyền "được" chết. Quyền sống thì xưa nay thiên hạ nói ra rả, khỏi cần đề cập. Còn quyền chết thì thật là ít khi nghe tới, vậy mà thiên hạ thi nhau tranh cãi cả vài chục năm mà đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Đầu tiên tui xin giới hạn trong lá thư này là chuyện cô Terri, chớ không dám viển vông nói xa xôi. Cho đến hôm nay thì ai cũng phải đồng ý là cô Terri chết vì bị Mỹ bỏ đói. Đó là tội giết người rõ ràng, nhưng vì người Mỹ vốn thực tế, thấy người nào sống lay lắt mà không làm nên cơm nên cháo gì, không giúp được ai, lại còn là gánh nặng cho xã hội, thì bỏ đói cho họ chết rồi chụp cho họ cái mũ là "quyền được chết". Tôi thử hỏi mười mấy năm nay có ai nghe thấy cô Terri nói cô "muốn được chết" bao giờ chưa" Bảo cô ta sống trong "trạng thái thực vật" PVS nên cô không biết gì, rồi tự cho mình quyền bỏ đói cô ta đến chết, thì có đúng hay không" Ngay cả cây cỏ thực vật, nó cũng muốn sống, thưa qúy vị. Chúng ta không phải là cây cỏ, thì đừng tự cho mình cái quyền quyết định sự sống của cây cỏ.
Điều quan trọng nữa là tấm hình minh họa trong bài viết ở góc trái có chụp 6 tầm hình cô Terri. Tôi không biết tác giả bài viết không biết, hay biết mà quên, chớ 6 tấm hình đó quan trọng vô cùng. Khi tôi học đại học cách đây 4 năm, tôi đã được giáo sư David Smith giảng cho biết, cả 6 tấm hình đó đã được quay bằng video để ghi nhận xem cô Terri đã phản ứng như thế nào khi được bác sĩ gọi tên cô. Nếu qúy vị mở tờ báo ở trang 15 (SGT số 405) thì sẽ thấy bức đầu tiên ở góc trái trên cùng là lúc cô Terri đang ngủ. Rồi từ bức hình thứ hai ở bên phải cho đến bức hình thứ 6 ở dưới cùng cho thấy khi nghe bác sĩ gọi tên, cô đã có những phản ứng chứng tỏ cô nhận biết được lời gọi của bác sĩ, nhưng cô không lên tiếng trả lời được. Phản ứng của cô rõ ràng là phản ứng tỉnh thức và biết của một con người, chớ không phải là phản ứng của thực vật.
Cũng tranh luận về "quyền chết quyền sống" này, cách đây khoảng hai chục năm, giáo sư David Smith đã trình bầy những quan điểm của ông trong một buổi hội thảo tại Sydney vào năm 1986 về đề tài “Y Khoa, Luật Pháp Và Lương Tâm Nghề Nghiệp”. Theo quan điểm của giáo sư David Smith thì trong những trường hợp có đời sống thực vật, bác sĩ có thể tiến hành những phương thức cần thiết như tiêm chích hay ngưng cung cấp chất dinh dưỡng để đình chỉ sự sống của bệnh nhân. Tuy nhiên khái niệm coi một người đã chết khi não bộ người đó ngưng hoạt động không phải là một khái niệm hoàn toàn đúng 100% trên quan điểm “biến hoá” của khoa học. Nói cách khác thì khi não bộ của một người ngưng hoạt động không có nghĩa là “vĩnh viễn” không thể cứu chữa được mà chỉ có thể nói “chưa có thể cứu chữa” được trong ánh sáng của khoa học hiện nay. Vì vậy, nếu hôm nay khoa học của con người còn bó tay chưa chữa trị được những bệnh nan y, thì ta cũng không nên lợi dụng danh nghĩa người bệnh không chịu đựng được những đau khổ về thể xác, tâm linh, mà rồi bỏ đói cho họ chết, hay chích thuốc độc cho họ ngoẻo củ tỏi để người thân của họ thoát khỏi gánh nặng, xã hội khỏi tốn tiền nuôi họ vô ích. Trên đây là vài ý kiến thô thiển của tôi quanh "quyền sống và quyền chết" của con người. Hy vọng những điều tôi trình bầy không làm nhàm tai, ngứa mắt qúy độc giả SGT.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.