Hôm nay,  

Bầu Cử Mỹ - Chính Trị Việt

22/10/200400:00:00(Xem: 22931)
Hoa Thịnh Đốn.- Chỉ còn hơn 10 ngày nữa thì cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ sẽ diễn ra (2-11-2004), nhưng đối với nhiều người trong số khoảng 600 ngàn cử tri Mỹ gốc Việt thì họ đã nghiêng về phía Tổng thống đương nhiệm của đảng Cộng Hoà, Goerge W. Bush.

Khác với mối quan tâm của cử tri người Mỹ và các sắc dân khác coi các vấn đề kinh tế, công ăn việc làm và y tế - xã hội là quan trọng để bỏ phiếu thì người Việt lại đặt nặng vào lý do chính trị.

Nhiều cử tri Việt ủng hộ ông Bush vì họ thấy Nhà Lãnh đạo Hoa Kỳ là người có quyết tâm, nói là làm và có lập trường cứng rắn đối với những chế độ độc tài, phản dân chủ và kìm kẹp tự do của người dân như các chính phủ độc tài và nhất là Cộng sản như Việt Nam.

Số ủng hộ viên người Việt cũng đã tự tạo cho mình một hy vọng, căn cứ vào những gì ông Bush đã làm để lật đổ hai chính phủ Teleban ở Afghanistan và Saddam Hussein ở Iraq thì biết đâu ông ta sẽ chẳng có hành động cụ thể hơn để dồn ép chính quyền độc tài ở Hà Nội phải từ bỏ chính sách cai trị độc đảng như hiện nay. Nhiều người Việt không giấu diếm mong lá phiếu của họ sẽ được Tổng thống Bush biến thành viên đạn để bắn vào chế độ Cộng sản ở Việt Nam như ông đã làm đối với Saddam Hussein ở Iraq.

Ngược lại cử tri người Việt lại không có thiện cảm với ứng cử viên đảng Dân Chủ, Thượng nghị sỹ John Kerry. Họ cho rằng ông Kerry đã phạm hai lỗi lầm:

Thứ nhất, Nghị sỹ Kerry đã bôi nhọ chính nghĩa và chà đạp lên sự hy sinh của Quân lực Hoa Kỳ và nhân dân miền Nam Việt Nam, sau khi ông từ chiến trường Việt Nam về nước năm 1969 như một anh hùng rồi tự biến thành một người chống chiến tranh tích cực nhất. Nhiều người Việt còn lên án Thượng nghị sỹ Kerry đã làm lợi cho phong trào phản chiến ở Mỹ và guồng máy tuyên truyền của Hà Nội và lực lượng Việt Cộng cho đến khi miền Nam sụp đổ năm 1975.

Thứ hai, ông Kerry đã làm phật lòng nhiều người Việt Nam tị nạn khi, với tư cách một Nghị sỹ có đầy quyền lực trong Ủy ban Ngoại giao Thượng viện (Senate Foreign Relations Committee) đã không chịu đưa ra thảo luận Dự luật Nhân quyền cho Việt Nam mà Hạ nghị Viện đã chấp thuận với số phiếu tuyệt đối 410-1 vào ngày 6-9- 2001.

Sự việc này có lẽ đã bị ảnh hưởng không ít bởi một số Nghị sỹ, kể cả ít người có uy tín thuộc đảng Cộng Hoà như Nghị sỹ John McCaine, một cựu tù binh bị Hà Nội giam giữ ở Hoả Lò, lo ngại dự luật của Hạ viện sẽ gây bất lợi cho công việc tìm kiếm người Mỹ còn mất tích trong chiến tranh ở Đông Dương và phương hại đến mối liên lạc ngoại giao và những thoả hiệp về thương mại giữa hai nước.

Sau đó vào ngày 11-9-2001, nước Mỹ bị quân khủng bố của Osama bin-Laden dùng ba máy bay chở hành khách mà chúng đánh cướp được tấn công vào Trung tâm Thương mại ở Nữu Ước và Bộ Quốc Phòng nên cả Hành pháp lẫn Quốc hội Hoa Kỳ đều dành hết thời giờ vào việc thảo luận kế hoạch trả đũa, đề phòng. Vì vậy mà triển vọng đem dự luật Nhân quyền cho Việt Nam ra trước Ủy ban Ngoại giao không còn được quan tâm đến nữa.

Nhưng đối với người Việt tị nạn thì Nghị sỹ John Kerry phải chịu trách nhiệm về quyết định của ông và lên án ông không quan tâm đến những vi phạm nhân quyền mà Cộng sản Việt Nam đã gây ra cho đồng bào họ ở trong nước.


Đó là hai lý do tại sao có nhiều nhóm cử tri gốc Việt đã tổ chức vận động ủng hộ Tổng thống Bush hoặc tham gia vào các cuộc biểu tình chống nghị sỹ Kerry.

QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI

Nhưng việc làm nào cũng có mặt trái và mặt phải của nó. Trong khi nhiều cử tri gốc Việt coi hành động trong quá khứ của một ứng cử viên như một bằng chứng để tiên đoán tương lai, dù chưa biết người đắc cử sẽ làm được gì cho họ thì cử tri người Mỹ chính cống và đa số các sắc dân khác ở Mỹ lại nhìn vào thực tế của đời sống hằng ngày để quyết định lá phiếu.

Theo các cuộc thăm dò dư luận thì cử tri Mỹ quan tâm đến bốn vấn đề chính : An ninh, Kinh tế, Công ăn việc làm và Bảo hiểm y tế . Họ không quan tâm cho lắm về đời tư của ứng cử viên hay những kế hoạch chống đối có tính cách phe nhóm để lung lạc cử tri của những ủng hộ viên của hai ứng cử viên George W. Bush và John Kerry.

Cuộc chiến tranh ở Iraq lật đổ Saddam Hussein vào tháng 3/2003 của Tổng thống Bush, chưa có dấu hiệu giải tỏa gánh nặng nhân mạng, trách nhiệm lâu dài và hao tốn tiền bạc trên 250 Tỷ Mỹ kim của Hoa Kỳ đã bắt đầu ảnh hưởng đến vị thế lãnh đạo của Tổng thống Bush. Nhất là cuộc chiến này lại không được ủng hộ của Liên Hiệp Quốc, Nga, Pháp và Đức như cuộc chiến ở Afghanistan.

Những hình ảnh khủng bố, sự bất ổn an ninh trong nhiều vùng lãnh thổ Iraq và thái độ chống quân Mỹ chiếm đóng đất nước của người dân Iraq đã đi từ chiến trường đến màn ảnh truyền hình ở phòng khách của mỗi gia đình người Mỹ. Đối với những gia đình có con em, chồng hoặc vợ đang tham chiến ở Iraq thì những hình ảnh người lính trẻ Hoa Kỳ thiệt mạng và hình ảnh một số người ngoại quốc bị quân khủng bố chặt đầu vì đến Iraq làm việc cũng đã tạo ra sự khủng hoảng tinh thần trong mùa bầu cử này.

Nhưng những người này sẽ bỏ phiếu cho ai "

Một cuộc thăm dò dư luận cho thấy có đến 70% quân nhân và gia đình quân nhân Mỹ tiếp tục ủng hộ Tổng thống Bush vì họ cho rằng nếu rút quân, bỏ cuộc trong khi nhân dân Iraq chưa có một chính quyền và một quân đội đủ mạnh để tự bảo vệ đất nước thì chẳng khác nào Hoa Kỳ tự hủy diệt, đầu hàng trước sức ép của lực lượng khủng bố do Osama bin-Laden và các nhóm Hồi giáo cực đoan cầm đầu. Và như thế thì nước Mỹ sẽ không còn mặt mũi nào với Thế giới.

Tuy nhiên người dân Mỹ cũng không giấu được sự lo âu sẽ bị "sa lầy" như khi người Mỹ tham chiến ở Việt Nam nên bắt đầu lo ngại cho thế hệ con cháu họ có thể sẽ bị lôi cuốn vào những cuộc chiến không có kế hoạch chiến thắng trong hoà bình như Tổng thống Bush đang theo đuổi ở Iraq.

Các cuộc thăm dò dư luận giới trẻ cho thấy là họ lo sợ bị động viên, sau khi nghe tin Hoa Kỳ không đủ quân tham chiến ở Iraq và phải làm nhiệm vụ "cảnh sát" nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhiều người Mỹ đặt câu hỏi : Tại sao Hoa Kỳ lại phải dùng tiền bạc để làm như thế thay vì sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và bảo đảm sức khỏe cho người dân.

Vì vậy mà chiến dịch chống ông Kerry của nhóm cựu chiến binh Mỹ "Swift Boat Veterans for Thruth", sôi nổi và làm điêu đứng John Kerry lúc đầu, đã nguội dần trong những tuần lễ gần ngày bầu cử. Chuyện ông Bush, được nói là lợi dụng sự liên hệ gia đình của ông bố Bush (cựu Tổng thống) lúc ấy là Dân biểu Hạ nghị viện Mỹ đã can thiệp với cấp chỉ huy Vệ binh Quốc gia ở Texas để Tổng thống Bush đương thời gia nhập Vệ binh Quốc gia thay vì phải sang tham chiến ở Việt Nam cũng không còn làm cho cử tri phải bận tâm xét về tư cách lãnh đạo của ông.

Ngược lại một số "chính trị gia" người Mỹ gốc Việt lại không từ bỏ được những hành động qúa khứ của ông Kerry, mặc dù họ không muốn nhắc gì đến quá khứ của ông Bush.

Đối với số người Việt này thì bằng mọi cách phải loại ông Kerry. Thậm chí có một câu nói của một "nhân sỹ" người Việt nào đó đã được đưa lên mặt báo để cổ động cho liên danh Bush-Dick Cheney theo đó, người này nói : "A vote for Kerry is a vote for VC". Hay như chuyện dự đoán vô căn cứ mang tính cách "Scare and Smear" (Hù họa và Xuyên tạc) của một người Việt (Tiến sỹ N.P.L. ) bên Âu châu khi ông viết : " Nếu ông Kerry thắng cử, thì không những ông tìm cách trả thù khối người Việt bên Mỹ mà còn tìm cách ủng hộ chế độ Cộng sản tại Việt Nam, còn giúp những cán bộ Cộng sản sang Mỹ để phá Cộng Đồng người Việt, cho con ông cháu cha của đảng CSVN sang lập nghiệp cạnh tranh với chính qúy vị, thậm chí có thể cho phép treo cờ máu của Cộng sản tại Toà Bạch Ốc. Chúng ta cỡi lưng cọp thì phải đi đến cùng, tức là hãy dồn phiếu cho T.T. Bush."

Có người còn bảo cử tri gốc Việt "Không còn chọn lựa nào khác" hay "Làm mọi cách để T.T. Goerge W. Bush đắc cử..." Cũng có người đã bị "nhiễm đặc" bởi chiến dịch chống John Kerry của nhóm "Swift Boat Veterans for Thruth" đến độ đã lập lại nguyên văn những lời tố cáo ông Kerry như là "Kẻ phản bội", "Nói láo" hay "Không xứng đáng một nhà Lãnh đạo."

Tại sao lại phải có một thái độ như thế mà không biết rằng tính ỷ lại vào người, mất tự tin vào mình, chỉ mong được người khác "bật đèn xanh" đã là một trong những nguyên nhân khiến Quân - Dân miền Nam thua trận ngày 30-4-1975 "

Và ai cũng biết Hoa Kỳ là một nước tự do và mỗi người dân có quyền độc lập về tư tưởng và lập trường chính trị của mình. Không ai có thể ép hay sử dụng bạo lực để mua chuộc lá phiếu của ho. Nhưng một khi đã lên tiếng bênh vực, ủng hộ cho một ứng cử viên nào đó thì cũng phải biết bảo vệ lấy chính nghĩa của mình.

Chẳng hạn như chuyện ông Bush đã trả lời "YES" (Đồng ý) với Nhà báo truyền hình Bill O'Reilly của Fox News hôm 28-9-2004 rằng : " Người miền Nam Việt Nam đã không chịu chiến đấu cho sự tự do của họ nên tại sao họ đã không có tự do như ngày hôm nay. (The South Vietnamese didn't fight for their freedom, which is why they don't have it today.)

Câu hỏi vả trả lời đều rõ như ban ngày. Thế mà thay vì phê bình khéo léo như hai ông Cựu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn và Giáo sư Nguyễn Văn Canh trong thư cho Toà Bạch Ốc thì một số người Việt lại "Bảo Hoàng hơn Vua" cho rằng Bill O'Reilly đã "Gài bẫy" ông Bush trong câu hỏi này và còn khen câu trả lời của Tổng thống Bush là "Khôn ngoan" để tránh "Đi vào lãnh vực không thuận lợi, vô ích cho cuộc phỏng vấn...để chuyển tiếp câu chuyện."

Một số báo Việt ngữ ở Mỹ đã lên tiếng về nhận xét thiếu căn bản lịch sử của Tổng thống Bush. Không những thế họ còn đòi Tổng thống Bush phải xin lỗi Quân-Cán-Chính miền Nam Việt Nam.

Những người Việt bênh vực ông Bush cũng quên rằng, trước đó trong cuộc phỏng vấn ngày 29-4-2004 của Chris Matthews trong chương trình "Hardball" của đài MSNBC , Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld còn phạm tội "mạ lỵ" quân dân miền Nam hơn ông Bush nhiều.
Khi so sánh sức kháng cự của tàn dư quân lính của Saddam Hussein ở Iraq, ông Rumsfeld đã nói :

RUMSFELD: Well, in Vietnam, you had a very nationalistic element in North Vietnam-and the Viet Cong that was part of the situation there And you had a government that was not a popular government in the South They didn't have-hadn't fashioned their own constitution They hadn't had their own elections They were governments that were considered by the rest of the Vietnamese people to be puppet governments.
(Tạm dịch : " Ở Việt Nam thì anh biết là lúc ấy có một thành phần rất có tinh thần quốc gia dân tộc ở miền Bắc, thêm vào đó lại có thêm lực lượng Việt Cộng. Và anh cũng biết (trong khi ấy) thì cũng có một chính phủ không được lòng dân ở miền Nam. Họ chẳng làm theo Hiến pháp của chính họ. Họ cũng không có cả những cuộc bầu cử (đúng nghĩa) cho chính họ. Các Chính phủ này đã bị hầu hết người Việt Nam coi là những Chính phủ bù nhìn."

MATTHEWS: So the Ba'athist elements that remain, the remnants, are nowhere as strong, as you believe, in their passion as the V C were and the North Vietnamese were"
RUMSFELD: That's right.

(Tam dịch: Matthews : "Như vậy là sức mạnh của đám tàn quân còn lại của đảng Ba'ath (Đảng của Saddam Hussein ở Iraq) không thể nào so sánh được với sức mạnh của quân Việt Cộng và miền Bắc vào lúc bấy giờ " Rumsfeld : Đúng như thế.")

Trước hết các chính phủ từ thời Đệ I Cộng Hoà đến Đệ II Cộng Hoà có phải là "Bù nhìn" của Mỹ như tuyên truyền và cách gọi của Hà Nội không hay ông Rumsfeld đã "ăn phải bả " của Cộng sản Việt Nam để xuyên tạc và mạ lỵ người miền Nam "

Ông Rumsfeld của đảng Cộng Hoà cũng không biết rằng trong suốt 20 năm ở miền Bắc Việt Nam, dưới quyền cai trị sắt máu của đảng CSVN, làm gì có bầu cử tự do " Ngay cả bây giờ, sau gần 30 năm chấm dứt chiến tranh, nhân dân hai miền đất nước cũng không có quyền bẩu cử ai khác hơn là bỏ phiếu cho người của đảng Cộng sản theo lối "Đảng cử, Dân bầu" "
Như vậy thì lá phiếu của cử tri Mỹ gốc Việt sẽ được đặt trên bàn cân nào vào ngày 2-11 tới đây "
Nếu bỏ phiếu cho ông Bush thì có chắc rằng ông Bush sẽ giúp đưa người Việt tị nạn trở về Việt Nam trong vinh quang không còn thấy bóng Cộng sản hay ủng hộ John Kerry thì sẽ mất cơ hội ấy "

Vấn để này là quyền của mỗi người. Nhưng lá phiếu quan trọng nhất của người Việt tị nạn, trong bất kỳ hoàn cảnh chính trị hay ở bất cứ nơi nào, theo tôi, vẫn là vấn đề liệu chúng ta có còn đủ sáng suốt và quyết tâm bảo vệ chính nghĩa Quốc gia - Dân tộc của mình và của những người đã nằm xuống không hay là chúng ta, vì lý do chính trị, đã làm nó mờ đi mà không hay "
Phạm Trần (10-04)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.