Hôm nay,  

Từ Điện Biên Phủ Tới Genève

20/07/200400:00:00(Xem: 4507)
Năm mươi năm trước, ngày 7-5, Pháp thua trận tại Điện Biên Phủ. Hai tuần sau, ngày 20-7, Việt Nam thua trận tại Genève, khi đất nước bị chia đôi, mở màn cho 21 năm chiến tranh Quốc-Cộng, Nam-Bắc. Một lãng phí lớn....
Cho đến giờ này, người dân Pháp chưa hiểu vì sao lại có Điện Biên Phủ, một vụ thảm bại bất ngờ xảy ra chín năm sau “chiến thắng” 1945. Người dân Pháp không hiểu vì lãnh đạo Pháp khi đó cũng tựa như con quái vật ba đầu, có sáu tay đánh nhau chí chết.
Sau 55 ngày cầm cự, Pháp thua Đức, Paris thất thủ, và “ngụy quyền” ra đời tại Vichy dưới sự lãnh đạo của Thống chế Pétain, nhưng chỉ kiểm soát được phân nửa miền Bắc của lãnh thổ. Dù vậy, chính quyền Vichy vẫn có cánh tay nối dài tới Đông Đương, cánh tay có chủ trương trung lập, thực tế là tương nhượng với Nhật Bản, đồng minh của Đức quốc xã. Đông Dương lúc đó tạm “êm” trong một thế ổn định bất ổn, cho tới khi Phát xít Nhật thất thế trên cả hai trận tuyến. Trong lục địa thì kiệt sức tại Trung Quốc, ngoài đại dương thì từng bước lùi trước sức phản công của Hoa Kỳ.
Khi Nhật Bản thất trận tại Á châu, khoảng trống chính trị Đông Dương trở thành cơ hội cướp chính quyền và tuyên bố độc lập, năm 1945. Người ta huênh hoang gọi đó là “Cách mạng Tháng Tám”. Tại Hoa Lục, cuộc chiến Quốc-Cộng đi vào khúc quanh, với sự thắng thế của phe Cộng sản, năm 1949. Kể từ đó, Á châu đổi khác mà nước Pháp chưa thấy rõ và chưa thích ứng được.
Nước Pháp chưa thích ứng được vì ngay sau “chiến thắng” 1945, Pháp gặp một áp lực khác mà dư luận chưa thấy: sự bành trướng của Liên xô. Sau chiến tranh nóng, Pháp gặp chiến tranh lạnh ngay trong vùng sinh tử của mình là Tây Âu. Hai giải pháp được đưa ra lúc đó: cho phép Tây Đức tái võ trang để lập hàng rào phòng thủ làn sóng đỏ, hoặc thỏa hiệp với Liên xô và trao trả độc lập có hạn chế cho các thuộc địa. Cánh hữu chủ trương giải pháp một, cánh tả đề xướng giải pháp hai. Thảm kịch xảy ra là dân Pháp chưa muốn mất các thuộc địa, vốn là hậu cứ cho Pháp tổng phản công khi bị Đức xâm lấn. Sự do dự bất nhất đó thể hiện rõ nhất tại Đông Đương. Cánh hữu muốn giữ Đông Dương trong Liên hiệp pháp, sau khi trao trả độc lập một cách hình thức. Cánh tả, vốn thân Liên xô, Cộng sản và sợ Đức, thì muốn rút. Kết cuộc thì Đông Dương trở thành địa bàn của “nội chiến” giữa hai phe tả hữu của Pháp tại Paris, và lực lượng viễn chinh Pháp chẳng hiểu gì về nhiệm vụ của mình tại Đông Dương. Bảo vệ quyền lợi Pháp" Lập tiền đồn Tự do chống làn sóng đỏ" Nếu chính quân đội Pháp còn chưa hiểu vì sao cầm súng, ta đòi hỏi gì ở những người quốc gia bị cộng sản lường gạt và đành miễn cưỡng cộng tác với Pháp"
Với quân đội Pháp, một đằng, Paris đòi giữ, khi khác, Paris đòi bỏ, trong những xáo trộn bất tận của Đệ tứ Cộng hòa. Việc dàn trận thư hùng tại Điện Biên Phủ dẫn tới thảm kịch “đánh trống bỏ dùi”: quân đội Pháp bị hy sinh. Họ trở về làm loạn tại Algérie, là chuyện về sau, của Charles de Gaulle và nền Đệ Ngũ Cộng hòa.

Đối diện, lực lượng Việt Minh được Trung Quốc, lúc đó đã biến thành Trung Cộng, hà hơi tiếp sức và thực tế chỉ đạo chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhưng Bắc Kinh lịch sự nhường hào quang chiến thắng cho Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Lãnh đạo Việt Minh, lúc đó cũng đã hiện nguyên hình là Việt Cộng, say đòn tưởng mình thắng thật, và đòi nuốt trọn gói. Cho đến khi bị chính các đồng chí Trung Quốc ngáng chân: đừng tưởng bở, ăn một nửa thôi. Giải pháp chia đôi Việt Nam thành hình từ đó, từ trước Genève khá lâu, mà Phạm Văn Đồng chỉ biết khi ôm cặp phó hội.
Pháp bại trận, rút lui, và các “lực lượng quốc gia” có cơ hội ngàn năm (trăm năm thôi) một thủa là xây dựng một nước Việt Nam độc lập. Cơ hội đó tan tành vì hai lẽ. Miền Bắc Cộng sản chưa từ bỏ ước mơ cộng sản hóa cả nước; miền Nam tự do thì hăm hở dân chủ hóa xứ sở bằng mọi giá, với thành phần nhân sự thực ra còn có khái niệm mơ hồ về dân chủ. Những người sáng suốt nhất thì đã bị Việt Minh thủ tiêu thời đấu tranh Quốc-Cộng, còn lại là thành phần có thể là đầy thiện chí mà kém khả năng trước cục diện quá mới lạ.
Và mới lạ hơn cả là việc Mỹ tỉnh giấc hợp tác với Liên xô và Cộng sản để chống Phát xít phải xoay ra lập tiền đồn chống cộng. Lãnh đạo Hoa Kỳ chọn thí điểm làm gương là Việt Nam, vĩ tuyến 17 thành biên cương Đông Nam Á của khối tự do. Với Mỹ, những lúng túng vất vả của chính quyền Ngô Đình Diệm là sai lầm không tha thứ được, nên ông bị tiêu diệt. Quân mình lại đánh quân ta ở trong Nam, với đảo chánh xảy ra như cơm bữa.
Và quân mình lại đánh quân ta trên địa bàn cả nước, khi miền Bắc cộng sản quyết chí tiến hành cách mạng vô sản trên toàn vùng Đông Nam Á, như một “nghĩa vụ quốc tế”.
Lãnh đạo cộng sản tại miền Bắc trì chí hơn lãnh đạo Hoa Kỳ, và lại không biết ghê tay như lãnh đạo quốc gia tại miền Nam, nên cuối cùng đã thắng năm 1975. Ngay sau đó, y hệt như vào năm 1954, họ mới thấy “tình đồng chí xã hội chủ nghĩa” là một sự phũ phàng, và bị Trung Quốc cho một bài học năm 1979 khi ngả theo Liên xô.
Việt Nam lại trở thành một con tốt đen trên bàn cờ quốc tế. Cho đến ngày nay. Đen nhất là dân đen và lính chiến, bộ đội cụ Hồ và chiến binh Cộng hòa. Đánh trận rất giỏi, chịu đựng rất cao, mà rốt cuộc vẫn là đánh trận cho người và chịu đựng cho các xứ khác trở thành tiên tiến trong trào lưu hội nhập toàn cầu.
Ở vào phe chiến bại, những người quốc gia đành ngậm ngùi, hoặc làm thinh, nuốt nhục. Ở vào phe chiến bại mà cứ tưởng mình chiến thắng, người cộng sản vẫn huênh hoang về thành tích đánh thuê của mình, treo đèn kết hoa về Điện Biên Phủ, dưới sự theo dõi đầy rộng lượng và kẻ cả của Bắc Kinh. Là đàn anh, là nước lớn, lại nắm dao đằng chuôi, nên Bắc Kinh không chấp những vọng động của đảng Cộng sản Việt Nam. Miễn là đảng này từ nay trở thành dễ bảo hơn, sau khi dễ dạy.
Làm sao chúng ta không thấy buồn khi nhắc lại 50 năm của “quốc hận” Genève. Một mối hận dài, trăm năm chưa dứt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.