Hôm nay,  

Luật Pháp

09/09/200000:00:00(Xem: 4539)
Hỏi (Bà Trần Tuyết L): Vào năm 1997, sau hơn 13 năm làm việc tại Úc, chồng tôi đã đồng ý nhận tiền và nghỉ việc để bước vào một lãnh vực kinh doanh khác.

Sau khi nghỉ việc vợ chồng chúng tôi đã cùng đứng tên để thành lập một công ty xuất nhập cảng. Chồng tôi cũng đã trở về Việt Nam để thu xếp cho em trai của ông mở một công ty tại Việt Nam, nhằm mục đích nhận và phân phôi toàn bộ hàng hóa mà chúng tôi gởi về từ Úc.

Những hàng hóa mà chúng tôi đã nhập vào Việt Nam đa số là các loại trái cây tươi như táo, cam, nho, và nho khô (chúng tôi mua sỉ và đóng hộp tại Việt Nam).

Công việc rất suông sẻ trong hai năm đầu. Mặc dầu tiền lời chỉ vừa đủ chi phí cho việc điều hành. Chồng tôi phụ trách toàn bộ việc đặt hàng, chuyển hàng và tính toán sổ sách. Tôi chỉ giúp chồng tôi trả lời điện thoại mỗi khi ông ta phải về Việt Nam. Vì văn phòng của công ty được đặt tại căn nhà mà chúng tôi đang thuê mướn để ở nên việc tiếp điện thoại khi chồng tôi đi vắng cũng không có gì trở ngại đối với tôi.

Tuy nhiên vào đần năm 2000, toàn bộ hàng hóa chúng tôi chuyển về Việt Nam mặc dầu đã được bán nhưng tiền bạc công ty chúng tôi vẫn chưa nhận đủ. Thông thường, chúng tôi trả số tiền cho đợt hàng đã lấy trước đây để lấy số hàng kế tiếp. Tuy nhiên vì công ty chúng tôi làm ăn có uy tín trong hơn 2 năm qua nên đại lý vẫn cho tiếp tục lấy hàng mặc dầu vẫn chưa trả tiền cho số hàng lấy đợt trước đó.

Chúng tôi lại chuyển hàng về Việt Nam, hàng lại được bán hết nhưng tiền bạc thì chưa thể thâu được. Thế là chúng tôi không thể lấy tiếp hàng khi số nợ của công ty lên đến gần $70,000. Chồng tôi bèn lấy hàng tại một công ty khác, họ đồng ý cho chúng tôi lấy hàng với điều kiện là phải trả trong vòng 45 ngày.

Chồng tôi đã đồng ý, tuy nhiên sau khi hàng hóa được công ty tại Việt Nam bán ra chúng tôi không thể thu tiền được vì em chồng tôi cho biết rằng ông ta đang gặp khó khăn về việc thâu tiền tại Việt Nam.

Hiện hai công ty trên đã tống đạt thư đòi nợ, và cho biết rằng nếu công ty chúng tôi không chịu trả tiền, họ sẽ truy tố chúng tôi trước pháp luật về tội lường gạt. Xin LS cho biết ý kiến về hậu quả pháp lý đối với các thương vụ mà công ty của chúng tôi đã dín dáng như đã nêu trên.

Trả lời: "Đạo Luật Cải Cách Luật Công Ty" (The Corporate Law Reform Act 1992) đã quy trách cho các giám đốc của công ty nếu họ không chịu tránh "việc buôn bán trong tình trạng không thể trả nợ nổi" (insolvent trading).

Thế nào là "buôn bán trong tình trạng không thể trả nợ nổi"" Buôn bán trong tình trạng không thể trả nợ nổi là việc buôn bán mà trong đó tình trạng thiếu nợ của công ty đã chồng chất và giám đốc của công ty biết được rằng công ty sẽ không thể nào trả nổi những món nợ đang thiếu. [Điều 588G (1)(a)(b)(c)(d)].

Luật pháp đã quy trách cho "giám đốc" (director) của công ty và không còn quy trách cho "viên quản đốc" (manager) nếu công ty tiếp tục thực hiện "việc buôn bán trong tình trạng không thể trả nợ nổi" (insolvent trading). Vì theo luật pháp, "giám đốc" (directors) là những người "chịu trách nhiệm giám sát trong việc điều hành công ty" (have a duty to oversee the management of a company). Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra ở đây là căn cứ vào những lý do nào để kết buộc các giám đốc của công ty cố tình để "việc buôn bán trong tình trạng không thể trả nợ nổi" xảy ra"

Trong vụ Commonwealth Bank of Australia kiện Freiderich (1991), để quyết định liệu các giám đốc của công ty đang cố tình để công ty của họ tiếp tục "buôn bán trong tình trạng không thể trả nợ nổi", tòa đã lưu ý đến hai vấn đề riêng biệt như sau: (1) tình huống và những khó khăn không thể tránh được mà công ty đã và đang phải đối phó, điều lệ, tầm vóc của công ty cũng như sự phân chia quyền hạn giữa ban giám đốc và các viên chức điều hành công ty; (2) đồng thời tòa cũng xét xem liệu "một người bình thường" (a reasonable person) trong vị thế của ban giám đốc có nhận thức được rằng công ty đang "buôn bán trong tình trạng không thể trả nợ nổi" hay không"

Nếu ban giám đốc của công ty cố ý để công ty "buôn bán trong tình trạng không thể trả nợ nổi" thì ban giám đốc không những sẽ chịu trách nhiệm về dân sự mà còn có thể bị truy tố về tội hình sự vì đã cố tình điều hành công ty một cách khi trá hầu lường gạt kẻ khác.

Tuy nhiên, nếu ban giám đốc có "lý do chính đáng" (reasonable grounds) để tin tưởng rằng công ty vẫn có thể buôn bán bình thường mặc dầu nợ nần đang chồng chất như đã được quy định trong điều 588H.

Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể chứng minh được rằng giám đốc công ty có "lý do chính đáng" để tin tưởng điều đó" Tòa có thể xem xét những cố gắng của vị giám đốc nhằm ngăn chận và giải quyết tình trạng nợ nần chồng chất mà công ty đã và đang gặp phải.

Dựa vào luật lệ cũng như các phán quyết vừa trưng dẫn, tôi có thể trả lời cho bà rằng mặc dầu công ty đã không chính thức bổ nhiệm chồng bà với tư cách là "giám đốc điều hành" (managing director), tuy nhiên vì chồng bà điều hành [hầu như toàn bộ] mọi hoạt động của công ty, vì thế mọi sự thua lỗ cũng như những món nợ mà công ty đã và đang gánh chịu có thể quy trách cho chồng bà.

Vì ông ta điều hành hầu như toàn bộ mọi hoạt động của công ty, do đó ông ta phải biết rõ tình trạng tài chánh của công ty. Khi chồng của bà biết được rằng công ty tại Úc sẽ không thể trả nợ nổi cho các đợt hàng đã được bán bởi công ty của người em tại Việt Nam, thì chồng của bà phải tìm mọi cách để ngăn chận tình trạng đó tiếp tục xảy ra. Chồng của bà đã không làm điều đó mà còn cố gắng đặt thêm một đợt hàng nữa. Sau đợt hàng đó, ông ta biết được rằng người em tại Việt Nam đã không chịu thanh toán số tiền còn thiếu, ông ta đã cố gắng đặt hàng tại một công ty khác và tiếp tục chuyển về Việt Nam. Việc làm này của ông ta có thể bị cáo buộc vào trách nhiệm hình sự, ngoại trừ ông ta có thể chứng minh cho hành động đó của mình. Bằng chứng trong trường hợp này có thể là những thư từ liên lạc giữa công ty tại Úc và Việt Nam, hoặc những tờ cam kết trả tiền của công ty tại VN nếu công ty của ông bà tiếp tục gởi hàng cho họ. Còn rất nhiều chi tiết khác cần phải được đề cập đến, tuy nhiên trong phạm vi hạn hẹp của bài báo này tôi không thể làm điều đó được. Tôi đề nghị ông bà nên đến gặp luật sư để được cố vấn tường tận hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.