Hôm nay,  

Nội Bộ Csvn Cãi Dữ Dội Về Hội Nhập Kinh Tế Thế Giới

10/22/199900:00:00(View: 6454)
Quốc Tế: Đáng Lý Ra Kinh Tế VN Đã Tăng Tốc Gấp 2 Lần Hiện Nay
HÀ NỘI (Reuters) - Hà Nội đã ngần ngại ký Hiệp ước Mậu dịch với Mỹ bởi vì các điều khoản ghi trong thỏa ước này đã gây ra một cuộc tranh cãi kịch liệt trong nội bộ đảng CSVN về vấn đề có nên hội nhập với kinh tế thế giới hay không.
Đảng CS cầm quyền và các nguồn tin khác đều nói một loạt những cuộc tranh luận đã bùng nổå từ khi Hà Nội đạt đến một thỏa hiệp về nguyên tắc với Mỹ hồi tháng 7 vừa qua.
Chưa biết tranh cãi này kéo dài đến bao giờ và kết quả như thế nào, nhưng các nhà phân tích nói rằng vấn đề này có hậu quả rất sâu rộng đến Việt Nam kể từ ngày có quyết định đổi mới kinh tế vào năm 1986.
Việc chuẩn y Hiệp ước Mậu dịch sẽ mở cửa nền kinh tế Việt Nam và giải tỏa luật lệ đầu tư, những nhu cầu này đã bắt buộc giới cầm quyền cấp cao của đảng phải trả lời câu hỏi: Liệu họ đã sẵn sàng chấp nhận hội nhập kinh tế chưa.
Một nguồn tin tài chính nói: “Cuộc tranh luận này không phải về Hiệp ước Mậu dịch, mà về câu hỏi liệu các nhà lãnh đạo CSVN đã sẵn sàng bước một bước lớn vào kinh tế thế giới hay chưa.
“Vấn đề lan ra đến mọi mặt của chế độ và đến sự nhận dạng của nền văn hóa Việt Nam. Nó làm xốn con mắt, đụng đến con tim và rúng động tâm hồn của các nhà lãnh đạo cộng sản. Tối hậu, vấn đề hiệp ước mậu dịch sẽ là dấu hiệu của sự thành công hay thất bại của cuộc tranh luận hiện nay”.
Vấn đề còn hay mất là địa vị của kinh tế VN trong nền kinh tế thế giới, một nền kinh tế phải giải quyết công ăn việc làm thêm mỗi năm cho 1.3 triệu người đến tuổi lao động và vấn đề quyền lợi của các nhà đầu tư ở một đất nước mà nhiều nhà kinh doanh ngoại quốc đã phải cuốn gói rút lui vì đổi mới kinh tế trì trệ, nạn quan liêu cửa quyền và tham nhũng. Đó là ý kiến các nhà phân tích tình hình.
Những nhà phân tích còn nói, những dữ kiện đưa ra về kinh tế vĩ mô có vẻ còn tạm được - như mong đợi tăng trưởng 4% năm nay, nhưng nó không thể che đậy sự thật là Việt Nam đáng lẽ ra phải tăng trưởng nhanh gấp hai lần như vậy.

Carlyle Thayer, một chuyên gia về Việt Nam ở Trung Tâm Á châu-Thái Bình Dương về an ninh Á châu ở Hawaii, nói: “Cuộc tranh cãi ở Việt Nam lúc này có lẽ cũng quan trọng như cuộc tranh luận trước khi có quyết định đổi mới”.
Thayer nói phe lãnh đạo CS chống lại hội nhập kinh tế kể từ ngày có cuộc khủng hoảng tài chính Á châu, khi các nước như Trung Quốc và VN đã thoát khỏi bị ảnh hưởng nặng nề vì hệ thống tài chính của họ khép kín và họ tự áp đặt trị giá hối đoái đồng tiền của họ.
Thế nhưng bây giờ viễn ảnh kinh tế của Á châu lại vọt lên khởi sắc. Thayer nói những người chủ trương hội nhập kinh tế đã lý luận rằng đất nước sẽ gập phải mối nguy mà cả chục năm nay Việt Nam đã tìm cách tránh cho bằng được. Đó việc tụt hậu so với những nước láng giềng giầu có.
VN với 79 triệu dân chỉ có thu nhập đầu người bình quân trên 300 Mỹ kim một năm, bị liệt vào hàng những nước nghèo nhất thế giới.
Các nhà phân tích cho rằng các phần tử bảo thủ trong đảng chống lại hội nhập vì sợ đảng mất dần quyền kiểm soát kinh tế và chính trị trong nước.

TRUNG ƯƠNG ĐẢNG HỌP NGÀY 2-11
Cuộc tranh luận về hội nhập kinh tế sẽ được ghi trong nghị trình của ban Chấp hành Trung ương đảng với 170 ủy viên sẽ họp trong 10 ngày bắt đầu từ ngày 2 tháng 11.
Còn về Hiệp ước Mậu dịch, các giới chức Mỹ không biết bao giờ Hà Nội ký.
Một nguồn tin tài chính nói Hà NỘi có thể sẽ tìm cách đòi thương thuyết lại một số các điều khoản trong hiệp ước.
Vấn đề đặt ra cho Hà Nội là bản hiệp ước theo dự thảo hiện nay, nếu không ký ngay là có thể bị các biến cố vượt qua, chẳng hạn như Quốc hội Mỹ chỉ xét đến vào năm 2001, và khi đó WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) có thể sẽ có những cuộc thảo luận nhằm thắt chặt hơn nữa những luật lệ về thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên các nhà ngoại giao và các nguồn cấp viện vẫn hoan nghênh cuộc dằng co về vấn đề hội nhập.
Một vị cầm đầu một tổ chức cấp viện nói: “Bản hiệp ước đã thúc đẩy cho đến sớm một chuyện cần phải xẩy ra ở đất nước này. Đó là đối phó với những vấn đề thực sự rất quan trọng”.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong những năm gần đây Trung Quốc đẩy mạnh việc xâm chiếm Biển Đông qua nhiều hành động như tự tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông qua ‘đường lưỡi bò’, tự bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa ít nhất 7 đảo nhân tạo trên Biển Đông, lấn áp và đe dọa các nước có tranh chấp chủ quyền Biển Đông như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Đài Loan.
LONDON - 1 cư dân 23 tuổi từ North Ireland bị bắt ngày 22-11 có liên quan với 39 tử thi chở trong container.
MOSCOW - TT Putin hứa hoàn thiện hỏa tiễn nguyên tử được tin là trung tâm của vụ nổ động cơ ngày 8-8 gây thiệt mạng 5 kỹ sư và 2 công nhân.
GENEVA - Phúc trình Landmine Monitor 2019 của “chiến dịch quốc tế vận động cấm mìn - ICBL” xác nhận: tuy các nỗ lực ban hành luật cấm mìn chống người (landmine - địa lôi) thành công và tăng quỹ hỗ trợ nạn nhân, tổn thất nhân mạng vẫn là cao.
LONDON - Ông Nigel Farage, lãnh tụ đảng Brexit, vừa công bố các chính sách về tổng tuyển cử với hứa hẹn “cách mạng chính trị” đặt quyền lợi dân thường lên trên hết.
ANKARA - Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ loan báo: hơn 200 người tị nạn Syria đã tự nguyện hồi cư sau chiến dịch đánh đuổi dân quân YPG của phe thiểu số Kurd tại vùng đông bắc Syria –họ đã trở về an toàn.
BAGHDAD - Biểu tình chống chính quyền tiếp diễn tại thủ đô Iraq – lực lượng an ninh đàn áp bằng đạn cao su và đạn thật, ít nhất 7 người chết và gần 80 người bị thương hôm Thứ Năm.
HONG KONG - Cảnh sát dồn sức bảo vệ phòng phiếu để bầu cử địa phương được xúc tiến như đã định vào cuối tuần này.
KIEV - Văn phòng của TT Zelenski từ chối cung cấp ghi âm cuộc điện đàm Trump-Zelenski ngày 25-7 theo yêu cầu của đối thủ chính trị.
BEIJING - Giới chức Trung Cộng xác nhận: thương lượng mậu dịch “giai đoạn 1” tiếp tục đúng hướng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.