Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả

14/10/200100:00:00(Xem: 4606)
Tôi nghĩ Sàigòn Times nên cẩn thận! V.T.H.T. - Úc Châu

Tôi là người thường xuyên sinh hoạt cộng đồng. Thời gian gần đây, tôi thấy thư rơi thư rớt, thư nặc danh tùm lum. Tất cả đều chĩa mũi dùi vào Sàigòn Times. Tôi cũng biết, có một số người, đang âm thầm tìm cách triệt hạ Sàigòn Times bằng cách bôi nhọ cũng có, chụp mũ cũng có, và thậm chí có người còn tính đến chuyện có những việc làm phi pháp ghê lắm để xóa tên Sàigòn Times ra khỏi sổ bụi đời. Nhận thấy qúy báo can đảm, chấp nhận nguy hiểm gánh vác chuyện chung, nhưng vì tôi lớn tuổi, lại có quen biết với họ, không tiện ra mặt vào lúc này nên viết vội vài dòng báo cho qúy báo biết mà cẩn thận. Tôi cũng hiểu, những kẻ ném đá giấu tay chỉ là tụi cỏ đuôi chó, chẳng ra cái thớ gì. Nhưng xưa nay, người quân tử vẫn thường bị kẻ tiểu nhân ám toán, nên thấy vừa thương vừa lo cho qúy vị mà viết lá thư này. Rất mong qúy báo nên coi lời tôi là thật. Vả lại, qúy báo cũng nên lấy đại thể làm trọng, mà kín đáo coi trọng mạng sống của qúy vị...

Chân thành cảm ơn ông V.T. đã tri kỷ, tri bỉ có những lời khuyên qúy giá đó. Ông yên tâm, hiện tại mặc dù chúng tôi không hề đếm xỉa đến những kẻ ném đá giấu tay, chuyên gửi thư rơi thư rớt, nhưng chúng tôi cũng đã thực hiện đầy đủ các biện pháp đề phòng. Một mặt chúng tôi báo cho cảnh sát để điều tra dấu tay, thủ bút, một mặt báo cho luật sư để tiến hành thủ tục bảo hiểm nhân thọ cho tất cả mọi người và viết sẵn di chúc, sẵn sàng đối phó với mọi bất trắc. Ông V.T. an tâm, chuyện đại thể một khi đã tin là chúng tôi theo đuổi đến kỳ cùng. Vì vậy, dù bất cứ ai trong tòa soạn chẳng may gặp chuyện chẳng lành, người đó cũng đều vui vẻ chấp nhận, và sẵn sàng, còn chút hơi thở là còn đấu tranh, còn chút suy tư là đều dành cho đại cuộc. Anh em chúng tôi và tất cả những người thân trong gia đình, ai ai cũng tâm nguyện, còn sống ngày nào, thì ngày đó còn cùng qúy độc giả theo đuổi lý tưởng, hoài bão mình đã đặt ra. Một lần nữa, trân trọng cảm ơn sự quan hoài của ông.

Hoàng Tuấn - Sàigòn Times

*
Tôi không bao giờ chỉ trích Tướng Nguyễn Văn Thiệu!
Trương Văn Hải - Cabramatta NSW

Tôi là một người lính từng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng tại mặt trận Xuân Lộc. Sau 1975, tôi bị tù tội tới 5 năm chỉ vì tôi là một người lính có trách nhiệm, ngay cả khi bị lọt vào tay kẻ thù cộng sản. Vì vậy, tôi rất bất mãn khi thấy tổng thống Thiệu bỏ nước ra đi vào giờ thứ 25. Tôi cũng rất bực khi nghe nhiều người nói ông Thiệu mang vàng ra ngoại quốc. Tuy nhiên, là một người lính, tôi hiểu, dù trong tình huống nào cũng phải có kỷ luật. Một người lính có kỷ luật không thể nào phê phán thượng cấp khi thượng cấp không có mặt. Hiểu điều đó nên tôi rất bất mãn khi có một số vị, khi nước mất, nhà tan, họ cứ ông ổng cái miệng chửi ông Thiệu thế này, chửi ông Thiệu thế khác. Tôi chẳng cần biết quá khứ ông Thiệu thế nào, chỉ cần nhìn vào sự im lặng một cách tự trọng của ông trong thời gian hai chục năm qua là tôi đủ thấy ông ta xứng đáng hơn nhiều vị khác trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

*
Như trút được gánh nặng!
Một Độc Giả Internet

Hai mươi sáu năm trước, tôi mới là một học sinh trung học, nhưng khi nghe tổng thống Thiệu đọc bài diễn văn từ chức, tôi đoán, ông không muốn từ chức chút nào. Chẳng qua ông đã chịu đựng nhiều áp lực buộc ông phải từ chức. Sau này lớn lên, tôi nghe người ta nói ông hèn nhát, tôi thấy rất buồn. Tôi nghe người ta nói ông trốn chạy khỏi VN với cả chục tấn vàng, tôi lại càng thất vọng hơn. Làm một người dân bình thường, ai mà chả khát khao có được một vị tổng thống anh minh, tài ba, liêm khiết" Vì thế, suốt 26 năm qua, tôi vẫn thấy buồn bực khi nghĩ đến tổng thống Thiệu. Cho đến tuần qua, sau khi đọc bài viết của tác giả Hữu Nguyên về tổng thống Thiệu, tôi mới biết, tôi đã hiểu lầm ông. Thì ra, tổng thống Thiệu đã không đến nỗi tệ như tôi tưởng. Trái lại, ông còn có công đối với dân tộc, với đất nước hơn nhiều tướng lãnh, chính trị gia khác. Và như vậy, sau khi đọc xong bài viết của ông Hữu Nguyên tôi như trút được gánh nặng vẫn đè lên ngực tôi bấy lâu nay. Xin cảm ơn tác giả Hữu Nguyên và xin ông cho biết địa chỉ của phu nhân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để tôi gửi điện văn chia buồn cùng gia đình bà.

*
Tại sao lại có điều trái ngược!
Lương Văn Nguyên - Footscray VIC

Cách đây một năm, tôi đã viết một bài khá dài gửi cho quý báo, nhưng không được đăng tải nên tôi rất buồn, quyết không viết cho Sàigòn Times nữa. Nhưng nhân chuyện tổng thống Thiệu ra đi, tôi thấy cần phải nói một chút thế này. Người Việt quốc gia mình hay có lối đố kỵ dành cho những người có quyền có thế. Xem ra, mỗi người bao giờ cũng thích mang trong người dòng máu đối lập chính phủ thì mới có vẻ người một chút. Bằng không, thân chính thì chỉ là loại mất tư cách. Nghĩ đi thì như vậy cũng đúng. Nhưng nghĩ lại thì thấy có điều không ổn và nguy hại đó nghe. Ta cứ so sánh ông Thiệu với lão già Hồ chẳng hạn. Ai hơn ai thì quý vị đều thấy rõ như ban ngày. Một đằng già Hồ thì quỷ quyệt như cáo, lươn lẹo như lươn, dã man như quỷ. Mấy chục ngàn người chết trong cải cách cũng vì y. Y lấy vợ, có con riêng rồi cố tình thu xếp để đàn em ngoại tình, đẩy đàn em đến chỗ phải giết vợ giùm cho lão. Bỉ ổi nhất là chuyện lão dám lấy bút hiệu Trần Dân Tiên tự viết sách ca ngợi mình thì thật là hết chỗ nói. Để quý độc giả thấy rõ bộ mặt thật của già Hồ, tôi xin trích dẫn một đoạn Hồ Chí Minh giả vờ đóng vai nhà văn Trần Dân Tiên, tự viết sách bốc thơm mình một cách đê tiện như sau:

"Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình. Vì thế, khi tôi nói rõ mục đích muốn viết sách về tiểu sử của Người, Chủ tịch chú ý nghe. Sau khi nghe xong, Người cười và đáp: "Tiểu sử. Đấy là một ý kiến hay. Nhưng hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn. Rất nhiều đồng bào đang đói khổ. Sau tám mươi năm nô lệ, nước ta bị tàn phá, bây giờ chúng ta phải xây dựng lại. Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp kia đã! Còn tiểu sử của tôi... thong thả sẽ nói đến!" Nghe Chủ tịch nói thế, tôi vô cùng cảm động: Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể lại cho tôi nghe tiểu sử của Người được""

Tư cách của Hồ Chí Minh đê tiện đến như vậy nhưng người dân Miền Bắc vẫn sùng bái coi lão như thánh. Còn tổng thống Thiệu thì cả đời chiến đấu cho tự do mà rồi mang tiếng đủ điều. Thiệt chẳng hiểu làm sao lại có thể như vậy. Trái lại, tổng thống Diệm, tổng thống Thiệu của mình có tư cách biết bao nhiêu, vậy mà dân mình vẫn coi thường, hở ra là thi nhau nói xấu. Làm như cứ nói xấu tổng thống là mình có tư cách hơn tổng thống vậy.

*
Đúng, Tổng Thống Thiệu bị buộc phải rời khỏi VN!
Vũ Đức Nhuận - Perth WA

Tôi rất đồng ý với nhận định tổng thống bị buộc phải rời khỏi VN, chứ không phải ông đã trốn chạy như nhiều người nhận định. Theo tôi biết trên một website của người Việt hải ngoại đã nói rất rõ điều này. Tôi xin chép ra đây để mọi người cùng hiểu rõ ông Thiệu hơn.

Nguyên là lúc đó, bị áp lực của Mỹ, ngày 21.3.1975 Tổng Thống Thiệu vừa tuyên bố từ chức vừa lôi bọn Mỹ phản bội ra chửi vung xích chó lên. Từ chức xong, Tổng Thống Thiệu dọn về ở nhà quốc khách tại Bến Bạch Đằng, trong khu Hải Quân. Trong khi mọi người đua nhau tìm đường bỏ chạy thì Tổng Thống Thiệu hàng ngày đi bách bộ ngắm cảnh sông nước chơi. Vợ của Tướng Thiệu không chịu nổi cảnh này nên sáng 22.4.1975 đã dọt đi Bangkok. Nguyễn Văn Kiểu, em của Tướng Thiệu, đang làm Đại Sứ ở Đài Loan, đã vội vàng bay về khuyên Tướng Thiệu nên đi ngay. Nhưng Tướng Thiệu nhất định không đi. Tướng Thiệu vẫn nghĩ rằng trong tình thế nguy ngập này thế nào cũng đến lúc mọi người sẽ mời Tướng Thiệu ra giữ một vai trò quan trọng nào đó.

Tướng Thiệu nói với Hoàng Đức Nhã: "Nếu tôi phải ra đi, tôi sẽ ra đi với một đoàn tùy tùng, có trống giong cờ mở đàng hoàng". Tổng Thống Trần Văn Hương mới tạm thời lên thay Tướng Thiệu, rất muốn Tướng Thiệu ra đi khuất mặt cho dễ làm ăn, đàn em Tướng Thiệu không cậy thanh thế của Tướng Thiệu để cãi bướng, nhưng Tổng Thống Hương không dám nói thẳng với Tướng Thiệu, chỉ xúi Đại Sứ Martin. Martin cứ phớt lờ đi.

Đại Tướng Timmes, chỉ huy trực tiếp nhóm CIA tại Việt Nam lúc đó, đang tìm mọi cách đưa Tướng Dương Văn Minh lên nhanh chóng để có thể thương thảo với Việt Cộng. Dương Văn Minh, một con người ngây thơ và khờ khạo, suốt đời chỉ làm tay sai hay bù nhìn, đã nghĩ rằng bao lâu còn Tướng Thiệu ở trong nước thì Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam sẽ không bao giờ chịu hợp tác, nên đã nói với Tướng Timmes rằng phải đưa Tướng Thiệu đi gấp mới làm ăn được. Thế là cả Trần Văn Hương lẫn Dương Văn Minh đều không muốn có mặt của Tướng Thiệu tại Saigon. Tướng Timmes đưa tạm cho Dương Văn Minh một triệu đô tiền tươi để tùy nghi xử dụng, đồng thời họp với ba tên CIA gộc tại Saigon lúc đó là Polgar, Frank Snepp và Joe Kingsley vào chiều 25.4.1975 để tính chuyện tống cổ Tướng Thiệu đi cho xong.

Lập xong kế hoạch, Tướng Timmes báo tin cho cả Tướng Thiệu lẫn Tướng Trần Thiện Khiêm phải chuẩn bị để đi Đài Loan ngay tối hôm đó. Tướng Thiệu hơn người ở chỗ lúc lên voi hay xuống chó gì cũng có kẻ dàn chào. Khi Tướng Thiệu còn làm Tổng Thống, thiên hạ dàn chào là chuyện dĩ nhiên. Nhưng sau khi từ chức vẫn còn được "dàn chào" dài dài, mà lại được CIA của Mỹ dàn chào nữa mới hách.

CIA lập ra hai toán, một toán đến Bến Bạch Đằng áp tải Tướng Thiệu, một toán vào khu gia đình tướng lãnh ở trong Tổng Tham Mưu khống chế Tướng Khiêm. Khoảng 21 giờ, một chiếc xe Mercedes màu xám chở Tướng Thiệu từ Bến Bạch Đằng tới nhà Tướng Khiêm, nơi đó Tướng Timmes và một số viên chức cao cấp của Việt Nam đã đợi sẵn. Tướng Thiệu chỉ mới bắt tay mấy cái đã bị nhân viên CIA vội vàng đẩy lên xe. Tướng Timmes lên ngồi bên cạnh Tướng Thiệu và khuyên Tướng Thiệu ngồi thấp xuống để khỏi bị lộ diện và được an toàn hơn. Xe vào đến Tân Sơn Nhứt lúc 21 giờ 30 và đi thẳng ra chỗ đậu máy bay. Một chiếc C-118 của Không Quân Hoa Kỳ đã chờ sẳn. Đại Sứ Martin cũng đứng đợi đó từ trước. Chung quanh máy bay có Thủy Quân Lục Chiến Mỹ mặc thường phục dàn chào. Tướng Thiệu bước xuống xe, mặt tỏ vẻ ấm ức. Đại Sứ Martin đưa tay ra bắt và chỉ nói "Good bye" mà thôi, không thêm một lời nào. Tướng Thiệu lủi thủi leo lên máy bay, sau đó là Tướng Khiêm và đoàn tùy tùng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.