Hôm nay,  

Con Đường Lựa Chọn

15/07/200400:00:00(Xem: 5124)
Chiến tranh có hai loại: một là chiến tranh cần thiết, hai là chiến tranh lựa chọn. Chiến tranh cần thiết là chiến tranh không đánh không xong, thí dụ cần đánh trả để tự vệ. Chiến tranh lựa chọn là chiến tranh có thể tùy nghi quyết định, đánh ở đâu đánh bao giờ, đánh trễ hay đánh sớm tùy thời tùy cảnh. Trong loại chiến tranh này, nổi bật nhất là đánh phủ đầu để ngăn chặn hiểm họa địch thủ tấn công trước. Tại sao biết có mối nguy đó để "tiên hạ thủ vi cường" trái với luật lệ quốc tế" Đó là nhờ tin tức tình báo. Có điều là nếu tình báo đúng thì hay lắm, nhưng nếu tình báo sai thì thật phiền.
Cuộc chiến của Mỹ đánh Afghanistan cuối năm 2001 là chiến tranh cần thiết vì Mỹ đã bị khủng bố đánh một đòn tàn bạo ngày 11-9-01 làm chết gần 3,000 người. Không một ông Tổng Thống Mỹ nào có thể khoanh tay ngồi nhìn kẻ thù sau một thảm họa như vậy. Tổng Thống Bush ra lệnh tấn công Afghanistan là đúng bởi vì trùm khủng bố Osama bin Laden cầm đầu tổ chức al-Qaida với các trại huấn luyện khủng bố có mặt ở nước này. Chế độ Taliban lúc đó đã không chịu giao nạp hay trục xuất bin Laden mà còn coi hắn là thượng khách. Vụ đánh Afghanistan đã được đại đa số dân Mỹ tán thành và nhiều nước trên thế giới ủng hộ. Vậy cuộc chiến Mỹ đánh Iraq năm 2003 có phải là chiến tranh cần thiết hay không"
Ủy ban Tình báo Thuợng viện Mỹ sau nhiều tháng làm việc đã hoàn thành cuộc điều tra về vụ khủng bố 11-9 với một bản báo cáo xúc tích dày 511 trang và thứ sáu tuần qua một phần bản báo cáo đã được thông báo cho báo chí. Ủy ban đã tìm thấy những thiếu sót của hệ thống tình báo Mỹ làm lỡ cơ may ngăn chặn vụ khủng bố tấn công ngày 11-9. Ủy ban Thượng viện phải điều tra về tình báo vì trong công cuộc chống khủng bố, nhu cầu ưu tiên là tình báo chớ không phải chỉ cần có binh hùng tướng mạnh hay vũ khí tối tân. Tuy nhiên, một khi đã rà xét lại toàn bộ các cơ cấu tình báo Mỹ, cốt cán là CIA và FBI, Ủy ban bắt buộc phải nhìn đến công tác tình báo trước ngày mở cuộc chiến lật đổ chế độ Saddam Hussein. Ở lãnh vực này những kết luận của Ủy ban đã bất lợi cho TT Bush, vì những chi tiết tìm thấy đi ngược lại lập luận của ông về lý do tại sao cần phải đánh Iraq.
Ủy ban chỉ trích CIA đã phóng đại bằng chứng về việc Iraq tích trữ các loại vũ khí giết người hàng loạt như hóa học, vi trùng và chế tạo vũ khí hạt nhân. Cho đến nay không tìm thấy một bằng cớ xác thực nào về các loại vũ khí đó. Chính phủ Bush cũng đã từng nêu ra việc Iraq có liên lạc với bọn khủng bố al-Qaida để chứng minh cho vụ đánh Iraq. Về điểm này, Ủy ban nêu ra nhiều tài liệu tình báo mật do CIA soạn thảo sau ngày 11-9 cho thấy chỉ có những dấu hiệu "mù mờ", đôi khi mâu thuẫn, về sự liên hệ chặt chẽ giữa Iraq và al-Qaida. Ủy ban nói CIA đã "có lý" khi kết luận rằng những sự tiếp xúc giữa các giới tình báo Iraq và al-Qaida "không đưa đến việc thành lập mối quan hệ chính thức" giữa Saddam Hussein và tổ chức khủng bố.

Ủy ban Tình báo Thượng viện là Ủy ban Lưỡng đảng gồm 10 người, 5 Cộng Hòa và 5 Dân Chủ. Ông John Lehman (CH) nói: "Chúng tôi không cần lấy ngón tay chỉ vào bản báo cáo vì dân chúng sẽ có thể tự phán xét những sự kiện đó". Toàn bộ bản báo cáo đã được Ủy ban nhất trí thông qua và công bố tuần này, giữa lúc Bạch Cung muốn dùng cuộc chiến chống khủng bố làm chủ đề vận động TT Bush đắc cử nhiệm kỳ II. Trong khi đó theo các cuộc thăm dò, đã có thêm nhiều người dân Mỹ cho rằng cuộc chiến Iraq đã làm gia tăng nguy cơ khủng bố thay vì làm giảm. TT Bush đã chính thức lên tiếng về bản báo cáo để xác nhận lại một lần nữa chiến tranh Iraq là cần thiết. Ông nói quyết định đánh Iraq là đúng và tiếp: "Ngày nay, vì có nước Mỹ hành động và lãnh đạo, các thế lực khủng bố và bạo ngược đã đi từ thất bại này đến thất bại khác, nước Mỹ và thế giới được an toàn hơn". Về vụ liên hệ "Saddam-al-Qaida", phát ngôn nhân Bạch Cung nói: "Chúng tôi biết có quan hệ giữa Iraq và bọn khủng bố, kể cả al-Qaida". Một người tên là Abu Musab al-Zarqawi, gốc Palestine từ Jordan, hiện bị coi như đã gây ra nhiều vụ tấn công khủng bố ở Iraq và đã từng chỉ huy một trại huấn luyện al-Qaida ở Afghanistan. Đó là một tay cao cấp al-Qaida hiện có mặt ở Iraq. Nhưng các giới chức tình báo Mỹ nói Zarqawi chỉ là kẻ phối hợp với mạng lưới khủng bố, không phải là đệ tử trung thành với bin Laden. Zarqawi lập an toàn khu ở Bắc Iraq, trong vùng của các nhóm Thánh chiến cực đoan người Kurd, ở ngoài vòng kiểm soát của Saddam trước đây.
Báo cáo của Ủy ban Thượng viện cho thấy tính chất cuộc chiến Iraq là chọn lựa nhiều hơn cần thiết. Nhưng TT Bush tuyên bố: "Dù không tìm thấy các kho vũ khí giết người hàng loạt, chúng tôi vẫn làm đúng khi đánh vào Iraq. Chúng tôi đã hạ được một kẻ công khai tự nhận là kẻ thù của nước Mỹ, có khả năng sản xuất các loại vũ khí giết người hàng loạt và có thể truyền lại khả năng đó cho bọn khủng bố. Sau vụ 11-9-01 chúng tôi không thể để cho thế giới phải chịu một sự rủi ro như vậy". Hồi đầu năm 2002, TT Bush đã liệt Bắc Hàn, Iran và Iraq vào Trục Tam Ác. Năm nay những tin tức mới nhất đã cho thấy về mặt vũ khí hạt nhân, Bắc Hàn và Iran còn nguy hiểm hơn Iraq của Saddam rất nhiều. Nhưng nếu có sự lựa chọn, điều đó cũng dễ hiểu vì Saddam chưa có bom nguyên tử và Iraq èo oặt như một anh què giò, luôn luôn bị phi cơ Anh-Mỹ bay thám sát trong vùng cấm bay.
Sự thật khi ra lệnh cho quân đội tiến vào Baghdad, TT Bush đã lựa chọn cho nước Mỹ một đường đi dứt khoát: xây dựng một chế độ tự do dân chủ cho Iraq. Đó là một con đường hiểm ác, đi vào chỉ có tiến chớ không thể bỏ ngang và rất tốn xương máu. Bao giờ tiến đến mục đích, điều đó còn tùy tình hình biến chuyển ở Iraq. Hy vọng chính phủ lâm thời Iraq sẽ có khả năng tự lo được an ninh và giải trừ được hiểm họa nội chiến để quân đội Mỹ có thể sớm rút về. Muốn vậy chỉ nên quốc tế hóa vấn đề Iraq thay vì Iraq hóa chiến tranh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm 2016 ông Trump bị bà Clinton dẫn trước 3 triệu phiếu dân bầu nhưng rồi đắc cử Tổng Thống, lý do vì Hoa Kỳ chọn Tổng Thống theo cử tri đoàn (electoral votes) thay vì lá phiếu phổ thông (popular votes).
Nếu gọi văn hoá là tất cả những gì thể hiện sự hiện hữu của con người trên trái đất nầy thì tình huynh đệ chi binh cũng là một đặc điểm của nền văn hoá Việt Nam nói chung và của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà uy dũng nói riêng.
Kể từ khi HD 8 bắt đầu xâm nhập vào thềm lục địa Việt nam, Đảng Cộng Sản Việt nam không có một động thái gì để bảo vệ lãnh hải, ngoại trừ mãi tới 15 ngày sau (ngày 18 tháng 7) mới có lời tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao lên tiếng việc TC xâm nhập khu Đặc Quyền Kinh Tế và Thềm Lục địa VN, và phải mãi tới ngày 15 tháng 10, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao VC, Phạm đình Minh tuyên bố tại Hội Nghị ASEAN tổ chức tại Đà lạt tố cáo hành vi đơn phương của TC xâm phạm chủ quyền của Việt nam.
Tôi nhận được tập thơ “Ngôn Ngữ Xanh” của nữ thi sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh tặng vào những ngày lập thu đầu tháng mười. Khi nhìn tên tập thơ, tôi nghĩ ngay đến nỗi niềm hoài vọng của tác giả.
Chiều Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương chùa Kim Các Tự, ngôi chùa quen thuộc với người học văn ở Sài Gòn thời xa xưa.
Dân chủ phải là thể chế chánh trị. Nhưng Dân chủ nào ? Hai chế độ không giống ai, Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Việt Cộng Hà nội, đều (cả hai) rêu rao tuyên bố có chế độ Dân Chủ. Thế nhưng trong thực tế, sau 70 năm cầm quyền Miền Bắc, và trên 40 năm cầm quyền cả nước Việt Nam, ai ai cũng biết chế độ quản trị Việt Nam của độc đảng Cộng Sản là một chế độ Độc Tài.
So với Vạn Lý Trường Thành thì Bức Tường Bá Linh chỉ như một thứ mô hình để trưng bầy, coi chơi cho vui mắt thôi. Tuy thế, số nạn nhân của Berlin Wall (cũng như lực lượng phòng thủ hùng hậu của nó) cũng đã để lại một những dấu ấn khó phai trong lịch sử cận đại.
Tai buổi lễ khai mạc kỳ họp Quốc Hội hôm 21-10-2019, với nhận định tình hình Biển Đông đang diễn biến phức tạp và bất lợi, ông Nguyễn Xuân Phúc,Thủ tướng VNCS phát biểu: Viêt Nam sẽ không bao giờ nhân nhượng về Độc lập và Chủ quyền.
Năm nay ngày Cựu Chiến Binh Mỹ nhằm Thứ Hai ngày 11 tháng 11, năm 2019.
Những chuyên viên chất nổ (EOD) thuộc binh chủng bộ binh phàn nàn: nhân sự giảm, trong khi nhiệm vụ bảo vệ tổng thống Trump và những viên chức chính phủ khác tăng, khiến họ cảm thấy bị quá tải, và không được huấn luyện đúng mức cho công việc nguy hiểm này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.