Hôm nay,  

Du Kích Tại Thủ Đô

23/11/200500:00:00(Xem: 5250)
-Cuộc tranh luận về Iraq đã lên đến cực điểm khôi hài, tiêu biểu cho chính trị tại thủ đô Mỹ.

Cả hai người đều là cựu chiến binh đáng kính trọng tại Việt Nam. Một người là Dân biểu John Murtha bên đảng Dân chủ, người kia là Nghị sĩ John McCain bên đảng Cộng hòa.

Tuần qua, khi Dân biểu Murtha đề nghị lập tức rút quân khỏi Iraq, hai nhật báo lớn tại miền Đông là The New York Times và Wahington Post đã tường thuật trên trang nhất. Khi Nghị sĩ McCain đề nghị tăng thêm 10.000 quân vào Iraq, bài diễn văn quan trọng của ông tại American Enterprise Institute vào ngày 10 tháng 11 được tờ Times cho vào trang 21. Tờ Post khá hơn, đưa lên trang 16.

Thí dụ ấy cho thấy là ta không nên ngạc nhiên vì sao dân Mỹ không hiểu rõ về tình hình Iraq và có cái nhìn thiên lệch về những gì phải làm tại đây. Đấy là chuyện của truyền thông và khiến chúng ta nên thận trọng khi luận với nhau, rằng "báo Mỹ nó nói như vậy!" Báo Mỹ còn nói nhiều điều tệ hơn vậy về Việt Nam thời xưa, nhưng người Việt ta được cái chóng quên. Hoặc cả tin.

Biết như vậy rồi, mình hãy tự hỏi một cách khách quan là trong hoàn cảnh hiện nay, Hoa Kỳ nên làm gì hoặc chính quyền Bush có thể làm gì tại Iraq"

Từ vụ Việt Nam, và trước đó nữa, đảng Dân chủ luôn luôn mang mặc cảm là "không đáng tin về an ninh hay quốc phòng". Họ đùng đùng đổ quân vào Việt Nam, lật đổ một chính thể hiện hữu để giành tay lái điều khiển cuộc chiến, khi thất bại thì xoay ngược lập trường và tìm cách rút chạy. Mặc cảm ấy khiến đa số đại diện đã có chủ trương cứng rắn với Iraq, trước và sau vụ khủng bố 9-11. Đến khi công chuyện hết vui tại Iraq, họ bắt đầu xoay chiều. Trận chiến Iraq ra sao, dân Mỹ ít biết tường tận, nhưng trận du kích chính trị đang diễn ra tại thủ đô Mỹ thì được truyền thông tường thuật kỹ càng, với rất nhiều thiên lệch.

Tổng thống Bush đang có tỷ lệ ủng hộ thấp là đà ngang mặt nước. Ông chưa chìm và chuyện Iraq chưa ngã ngũ, nhưng trong thế yếu hiện nay, ông khó tìm ra giải pháp thỏa đáng cho hồ sơ gai góc này. Làm sao dư luận chúng ta nhìn ra sự thể và suy xét xem chủ trương lập trường nào là đúng"

Bên đảng Dân chủ, những nhân vật ồn ào nhất đều liên tục kết án ông Bush là gian dối về chuyện võ khí tàn sát WMD, hoặc cố tình lường gạt Quốc hội bằng những thông tin tình báo có chọn lọc nhằm thuyết phục Quốc hội cho phép ông tấn công Iraq. Thêm một lần nữa, đảng Dân chủ lại chứng tỏ sự bất khả tín của mình. Những thông tin tình báo ấy đã từng được Tổng thống Bill Clinton viện dẫn từ năm 1998 để tung chiến dịch Desert Fox sau khi Quốc hội thông qua đạo luật mang tên là "Giải phóng Iraq" (Iraq Liberation Act). Chính quyền Bush không xào nấu hồ sơ về võ khí tàn sát, sự xào nấu nếu có tất phải có từ thời chính quyền Clinton. Đảng Dân chủ biết rất rõ điều ấy nhưng mong là dư luận đã quên. Mà dư luận có lẽ đã quên thật!

Bên đảng Cộng hòa, chính quyền Bush cũng không khá hơn. Ông không giải thích mọi chuyện cho tường tận từ đầu, mãi tới khi đụng đáy mới bắt đầu phản công. Các đại diện bên đảng này cũng rất kém về thông tin và tuyên truyền khi một nữ Dân biểu đả kích John Murtha là hèn nhát bỏ chạy. Ông Murtha có thể sai lầm trong lý luận vì có chủ trương khác với chính quyền chứ không là người hèn nhát. Tuy nhiên, dù được truyền thông giới thiệu như một nhân vật diều hâu trong Hạ viện, thực ra Murtha có quan điểm khá ôn hòa và thực tế là chủ hòa.

Khi mà cả hai bên đều tung ra những ngón võ kỳ cục ấy, sự thật đã biến khỏi mặt báo, còn lại chỉ là nhiễu âm ồn ào.

Chính trường Hoa Kỳ không là một gương mẫu về sự trong sáng lành mạnh và các cuộc tranh luận về an ninh đều phơi bày một sự thật khó tin: lãnh đạo mơ hồ và mê sảng về chuyện quốc tế, có những lý luận khôi hài khiến thế giới và kẻ thù coi thường nước Mỹ.

Bây giờ, không nói về chuyện quá khứ nữa, về cái lẽ đúng sai của việc tấn công Iraq. Hãy tìm hiểu về những gì phải làm trong tương lai.

Sau những lời đả kích gay gắt, tuần qua Phó Tổng thống Dick Cheney nêu câu hỏi là bên đảng Dân chủ có giải pháp nào hay hơn thì cứ trình bày cho quần chúng biết. Đảng Dân chủ sẽ lúng túng khi phải đề nghị hơn là chỉ tấn công Bush như một chiến lược chuẩn bị cho cuộc bầu cử năm tới. Khách quan mà nói, chúng ta nhận định sự thể ấy như thế nào"

Hoa Kỳ không chỉ yếu kém về tình báo trước khi tấn công Iraq mà còn yếu kém và cho đến nay chưa khá hơn. Đây là loại vấn đề "lưỡng đảng" vì đã có từ thời trước và sẽ còn tiếp tục gây vấn đề sau này. Đang làm Tổng thống, ông Bush phải nhận trách nhiệm ấy là của mình và phải giải quyết. Ông có nhược điểm là không chịu khó giải thích mà luôn luôn coi là mình có lý, dù thực tế tại chỗ (Iraq) và ở nhà (nước Mỹ).

Lỗi lầm đầu tiên của chính quyền Bush là không trình bày lý do tham chiến cho rõ ràng mà cứ ghim vào một chuyện là võ khí tàn sát WMD - hậu quả của những yếu kém về tình báo (xin đọc bài "Ai điều tra ai" trên cột báo này, ngày 04 tháng 11). Lỗi lầm ấy có thể tha thứ được vì ông Bush chỉ khai triển lập luận của vị tiền nhiệm trên những mù mờ của hệ thống tình báo.

Lỗi lầm sau đó của chính quyền Bush là không dự đoán được sức phản công của chế độ Saddam Hussein sau khi sụp đổ.

Chế độ ấy sụp đổ chứ không tan rã và sai lầm của giới hữu trách về quân sự lẫn tình báo của Mỹ là không lường được đòn du kích của các phần tử Baath sau khi Baghdad đổi chủ. Thời điểm xảy ra chuyện này là trung tuần tháng Tư năm 2003, ba tuần sau khi bức tượng của Saddam Hussein bị kéo xập tại thủ đô.

Lúc ấy, người ta chỉ mừng rằng quân đội của Saddam đã tan rã không kháng cự mà không tự hỏi rằng ngần ấy sư đoàn lẫn võ khí đã đi đâu" Tình báo Mỹ không biết về võ khí tàn sát đã đành, lại chẳng biết là Saddam Hussein có kế hoạch "không thành" hay chăng. Rõ ràng là có, cho nên các nhóm võ trang mới mở ngay cuộc chiến du kích từ cuối tháng Tư qua suốt tháng Năm. Tốc độ ấy cho thấy phe "phiến quân" không tự phát nổi lên chống Mỹ mà có kế hoạch bài bản từ trước. Hoa Kỳ đã rục rịch tấn công Iraq từ cả năm trước, trong suốt năm 2002, cho nên nếu chế độ Saddam Hussein có chuẩn bị đối phó bằng cách không trực diện kháng cự mà tản vào trong dân và dùng đòn du kích thì cũng là điều có thể hiểu được.

Giới lãnh đạo chính trị và quân sự Mỹ lại không hiểu, dư luận Mỹ cũng vậy, mà cứ cho rằng trên sự sụp đổ của chế độ Saddam, họ sẽ xây dựng lại nền móng của một quốc gia hay một chính thể mới, như đã từng làm và thành công tại Đức hay tại Nhật sau Thế chiến II.

Nghĩa là sau chiến thắng quân sự thần tốc, từ 21 tháng Ba đến mùng chín tháng Tư năm 2003, Hoa Kỳ bắt đầu gặp vấn đề tại Iraq. Đây là một sai lầm về nhận thức về bản chất của bài toán.

Lãnh đạo cuộc chiến vào lúc ấy lại phạm sai lầm chính trị nặng nề nhất là giải tán bộ máy quân sự, cảnh sát lẫn hành chánh của chế độ cũ.

Dưới ách độc tài của Saddam, thành phần có chuyên môn hay kỹ thuật đều phải làm công chức. Khi họ tan hàng thì cả một xã hội bị hỗn loạn không có ai coi sóc việc quản lý hay điều hành những phương tiện công cộng tối thiểu.

Sau đó Hoa Kỳ tốn kém rất nhiều để thuê các công ty dân sự nhảy vào điều khiển việc ấy, trong khi lính tráng, cảnh sát và công chức đói rách của xứ Iraq chỉ còn cách đứng ngoài, hoặc bước vào yểm trợ lực lượng du kích đánh tỉa đội quân họ coi là chiếm đóng. Kết cuộc thì các đơn vị cơ động của Mỹ phải canh chợ, Vệ binh Quốc gia Mỹ đi làm công tác xã hội và dân Shia đứng ngoài giám trận. Các nước ganh ghét Hoa Kỳ thì được dịp vỗ tay.

Tình báo mù lòa và chính trị hồ đồ đã gây vấn đề cho chính quyền Bush ngay từ giữa năm 2003, chứ không phải bây giờ. Hãy nhớ lại việc bổ nhiệm người điều khiển cuộc chiến thì rõ, sau tướng Gardner là đại sứ Brehmer rồi đại sứ Negroponte; sau tướng Tommy Franks chỉ huy Centcom là tướng John Abizaid… Suốt thời gian ấy, quân du kích đã gây được ấn tượng sai lầm, được truyền thông Mỹ loan tải tiếp, là dân Iraq nổi lên chống Mỹ.

Thực ra chỉ có thành phần Sunni tham dự việc ấy thôi; bên phía Shia, chỉ có giáo sĩ al-Sadr là dùng lực lượng võ trang để mặc cả với Mỹ và lấn lướt ảnh hưởng của giáo chủ al-Sistani, trong khi dân Kurd thì sát cánh với các đơn vị Hoa Kỳ ngay từ đầu để giành thế thượng phong trong tương lai của Iraq.

Nói tóm lại, ông Bush không nhận lỗi, ban tham mưu về quân sự, ngoại giao và tình báo của ông cũng vậy, trong khi tình hình không tốt đẹp như người ta đã tưởng vào tháng Tư năm 2003.

Tuy nhiên, nhìn lại sự thể từ thời ấy, phải công nhận là chính quyền Bush đã phần nào chặn được đà suy sụp và đảo ngược nổi tình hình khi huy động các sắc dân Shia và Kurd vào giải pháp chính trị, khi các đơn vị Iraq được tập hợp và huấn luyện lại để đảm nhiệm việc bảo vệ an ninh. Về mặt chiến thuật, các đơn vị Mỹ đã "rút mà không ra", họ được tái phối trí để truy lùng các ổ kháng cự và tiêu diệt cơ sở đặc công và khủng bố.

Ít được chú ý nhất là việc Hoa Kỳ vừa đánh vừa đàm với kẻ thù là phe Sunni để họ buông súng bước vào nghị trường. Các trận đánh Al Fallujah hồi năm ngoái, đánh cứ như đùa, chính là để đạt kết quả ấy. Nhiều lãnh tụ Sunni cuối cùng đồng ý với giải pháp đấu tranh chính trị hơn là yểm trợ phiến quân. Trong khi ấy, các nhóm khủng bố "Thánh chiến" và al-Qaeda bị càn quét mạnh và mất dần hậu thuẫn của quần chúng Sunni. Việc Abu Musab al-Zarqawi mở tầm hoạt động qua Jordan và bị chính hậu phương cùng gia đình mình chối bỏ, tố cáo, là một biến cố đáng chú ý mà không được truyền thông trình bày cho rõ ràng.

Cuối cùng thì dân Iraq cũng đã đi bầu, xứ Iraq sẽ có hiến pháp và chính quyền mới. Gần đây nhất, chính quyền lâm thời do Hoa Kỳ yểm trợ tại Baghdad đã hợp tác với một đối thủ của Mỹ là Iran để cùng diệt trừ mạng lưới khủng bố của al-Qaeda. Hy vọng đã bắt đầu le lói tại Iraq trong khi Hoa Kỳ phải nói chuyện phải quấy với những thành phần mà đa số dân Mỹ cho là kẻ thù của Mỹ!

Nhưng, trong hai năm hàn gắn lại cái bình vỡ phần nào do chính mình đập nát, chính quyền Bush đã gây ra ấn tượng là đang bị sa lầy. Vào đúng lúc xứ này có hy vọng hồi phục thì dư luận Mỹ nản chí.

Ông Bush phạm thêm hàng loạt lỗi lầm sau khi tái đắc cử. Ông ồn ào thông báo kế hoạch cải tổ hệ thống An sinh Xã hội mà không cho bộ Ngân khố hay ban tham mưu kinh tế nghiên cứu gì thêm, để cuối cùng buông rơi hồ sơ này vào quên lãng. Ông chậm lụt trong vụ thiên tai Katrina, chủ quan trong việc bổ nhiệm bà Harriet Miers. Quan trọng nhất, ông không giải thích rõ và trình bày quá trễ lý do tham chiến lẫn những tiến triển tại Iraq.

Trong tất cả những nhược điểm của chính quyền, trầm trọng nhất là thông tin và tuyên truyền, khi đã biết xu hướng của truyền thông và tập quán cố hữu của đảng Dân chủ. Kết cuộc, ông Bush bị đả kích là lãnh đạo kém và đảng Dân chủ giáng thêm một tội nữa là thiếu ngay thật.

Từ nay cho đến giữa năm tới, tình hình Iraq có thể khả quan hơn, nhưng từ giờ đến đó, ông Bush bị cột tay và khó lấy những quyết định táo bạo mà cần thiết.

Những quyết định ấy là gì"

Sau khi Phát xít Nhật bị đánh bại, tướng Douglas MacArthur đã có thể viết lại hiến pháp và dựng lại cơ chế chính trị Nhật và tạo điều kiện cho sự phục hưng của một nước Nhật dân chủ. Hoa Kỳ không thể làm được điều ấy tại Iraq vì sự phân hóa giữa ba thành phần Shia, Sunni và Kurd. Hai năm vừa qua, chính quyền Bush phải vừa đánh vừa đàm để ba thành phần ấy cùng đồng ý với một giải pháp chính trị lâu dài. Nhưng, ngay trong mỗi thành phần, nhất là Shia và Sunni, chính quyền Bush cũng phải ứng xử với nhiều phe nhiều phái khác nhau, kể cả nói chuyện với tàn dư của chế độ Saddam.

Thí dụ là sau đợt tấn công Fallujah lần đầu, Mỹ đã thương thuyết với các thành phần Baath của chế độ cũ. Giải pháp thuần túy quân sự, bằng bom khôn chẳng hạn, không thể giải quyết nổi loại vấn đề chính trị, tôn giáo, kinh tế và sắc tộc này. Điều ấy, dư luận Mỹ không biết vì chính quyền không giải thích và chỉ phê phán trên mặt nổi là Mỹ đang bị sa lầy.

Trong tương lai, chính quyền Bush sẽ còn phải tiếp tục tiến hành việc thương thảo ấy với kẻ thù cũ để phe Sunni thành tâm tham gia sinh hoạt chính trị. Với đảng Dân chủ đang nhắm mắt tấn công bất kể trái phải và với ông Bush đang thất thế ở nhà, Hoa Kỳ có thể nào giữ thế mạnh trong việc thương thảo ấy chăng"

Biết là Mỹ yếu thế ở nhà, các phe phiến loạn chẳng dễ gì nhượng bộ, đâm ra Hoa Kỳ tự gây khó cho mình khi cho đối phương thấy sự rạn nứt trong nội bộ. Hậu quả là lính Mỹ thêm vất vả ngoài chiến tuyến. Mà đối phương không chỉ là các phe hay phái trong khối Sunni. Đối phương còn là các xu hướng Hồi giáo trong khu vực, kể cả Iran hay thành phần chống Mỹ trong chính quyền Syria.

Hoa Kỳ là đệ nhất siêu cường nhưng không là một quốc gia vô địch.

Lẽ công bằng của mọi sự là tính năng động đa nguyên có làm xã hội này sung mãn phú cường thì cũng khiến nước Mỹ không thống nhất được ý chí về bất cứ một chuyện gì trong lâu dài.

Đảng Dân chủ không tìm ra một giải pháp tất thắng cho xứ sở, nhưng trách nhiệm của chính quyền Cộng hòa là đã dẫn Hoa Kỳ vào một vùng đất mới, một bài toán nan giải mà không thấy trước. Và sau đó không giải thích được cho quần chúng hiểu rõ và ủng hộ. Ông Bush càng yếu thế ở nhà, càng kiệt sức về những đợt du kích chính trị ở thủ đô, thì đối phương càng có thế mạnh tại Iraq. Và hy vọng le lói từ nửa năm nay có khi sẽ tiêu tán trong nửa năm tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.