Hôm nay,  

Chừng Nào Csvn Mới Hiểu

14/11/200500:00:00(Xem: 5809)
- Không biết chừng nào CS Hà Nội mới hiểu thế kỷ 21 này không thể dùng gian dối để che dấu gian ác và dùng gian ác để lấp liếm gian dối. CS Hà nội có giỏi gian xảo thì cũng chỉ có thể dối gạt quần chúng một đôi lần trong chiến tranh, nhưng không thể dối gạt quần chúng đôi ba lần trong hòa bình được, nhứt là trên bình diện thế giới. CS Hà Nội không thể theo thói quen quán hành, có thể đã thành bản chất thứ hai, nói một đằng làm một nẻo, ăn đằng sóng nói đằng gió được nữa. Không thể được nữa. Nói tự do đi lại, tư do cư trú mà buộc chân người dân bằng chế độ hộ khẩu. Nói giáo dục tiểu học cưỡng bách miễn phí mà bắt học sinh đóng nhiều thứ lệ phí tốn tiền còn hơn học phí. Nói "mắt dân như mắt khóm" mà làm thì dấu dân như "mèo dấu c..."; cái gì một chút cũng bí mật quốc gia. Nhứt là trong thời đại Tin Học, trên bình diện quốc tế, các nước là những người láng giềng, thế giới là xóm nhà; tin tức đi nhanh như ánh sáng, ngoại giao con thoi. Nhứt là thời CS cần kinh tế thị trường để tự cứu về vật chất và cứu chữa thế chính thống công quyền bằng khẩu hiệu dân giàu nước mạnh thay cho chủ nghĩa CS đã thất bại và huyền thoại chống Mỹ cứu nước đổ vỡ khi đã trải thảm đỏ cho Mỹ trở lại VN.

Thế nhưng CS Hà Nội vẫn chứng nào vẫn tật ấy. Sau khi Bà Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ họp báo, công khai phổ biến bản phúc trình thường niên, rằng CS Hà Nội dù có một vài tiến bộ nhưng vẫn tiếp tục là nhà cầm quyền một " nước cần phải quan tâm đặc biệt" (CPC) vì lý do vi phạm tự do tôn giáo. Thì ngay không bao lâu sau, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao của CS Hà Nội, là Ô. Lê Dũng lên tiếng phản bác lại liền, rằng đấy là một quyết định "sai trái" của Mỹ, không "phản ánh" đúng tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Theo lời Bà Ngoại trưởng Condoleezza Rice, và theo bản phúc trình thường niên của Bộ, CSVN bị Mỹ được Đài RFA tường thuật, vì "mặc dù có đạt được một ít nhiều tiến bộ trong lãnh vực tự do tôn giáo, cũng như đã thỏa thuận với Washington hồi tháng Năm vừa qua hứa sẽ cố gắng cải thiện nhân quyền, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm tự do tôn giáo. Pháp lệnh tôn giáo của Việt Nam nói để mở rộng tự do tôn giáo nhưng khuôn khổ pháp lý của pháp lệnh đó quy định các tổ chức tôn giáo, cùng mọi hoạt động của họ, phải có sự cho phép chính thức của nhà nước.Tình trạng đàn áp các tín đồ thuộc những tổ chức tôn giáo không được nhà nước công nhận tiếp diễn theo sự tùy tiện của địa phương, thường là do sự diễn giải lệch lạc của địa phương về chính sách nhà nước. Nhiều trường hợp các viên chức địa phương tổ chức ép buộc người sắc tộc phải từ bỏ niềm tin của họ. Cảnh sát thì tiếp tục hành động giam giữ độc đoán, và đôi khi đánh đập tín đồ, nhất là người sắc tộc Tây Nguyên". Đặc sứ John Hanford phụ trách tự do tôn giáo thế giới thuộc Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết thêm rằng Việt Nam tiếp tục không công nhận Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, gây trở ngại cho Giáo hội này, cũng như những tổ chức tôn giáo khác, trong việc hành đạo.

Nhiều nhà đấu tranh trực tiếp cho tự do tôn giáo, như Ô Võ Văn Ái ở Pháp, LN Nguyễn Văn Lý ở Miền Trung VN, hay ủng hộ cuộc đấu tranh đó như Ô. Trần Khuê ở Miền Bắc, nói với Đài RFA của Mỹ, đều tỏ ra tiếc uổng CS Hà Nội đã để mất một cơ hội tốt hòa nhập vào trào lưu chung của thế giới.

Không thể lấy thúng úp voi được nữa. Không thể hứa hẹn, cam kết hưu chiến rồi bỏ qua hay âm thầm làm ngược lại như trong chiến tranh, đặc biệt là trận Tết Mậu Thân năm 1968 được nữa. Trong thời bình và nhứt là khi CS Hà Nội làm một nước đã gia nhập Liên Hiệp Quốc, hưởng quyền lợi và có nghĩa vụ với cộng đồng thế giới. Hà nội có bang giao và giao thương với Mỹ và các siêu cường Tây Phương với truyền thông độc lập với tòa đại sứ và lãnh sự quán đầy đủ " ban bệ", với số người Việt về mỗi năm hàng trăm ngàn người. Thời đại Tin Học, tin đi nhanh như ánh sáng, kiểu bưng bít hay tuyên truyền xe tăng M113 bằng giấy cho trẻ em ở U Minh Thượng và Hạ ở Cà Mau đã lỗi thời, không thích hợp nữa nếu không muốn gọi là ngu dốt.

Cái ngu dốt có tính ngoan cố đó sẽ đem lại hậu quả "nghiêm trọng." Cái gì thì cái, chớ TT Bush chắc khó tin lời hứa của CS Hà Nội qua kinh nghiệm khó quên. Trong thỏa ước mà Đại sứ Handford đã ký với Hà Nội mà Thủ Tướng Khải đã xác ngữ khi hội kiến với TT Bush, làm Ông mừng hụt, vội báo với quốc dân Mỹ hai bên đã thỏa hiệp sẽ dễ dàng cho tôn giáo VN hành đạo. Thế nhưng TT Bush bị hố nặng với quốc dân Mỹ, sau khi Ô Khải về nước việc đàn áp tôn giáo có mòi mạnh hơn. Quyết định của Bộ Ngoại Giao tiếp tục liệt CS Hà Nội vào sổ bìa đen ít nhứt một năm nữa đã ít nhứt cũng nói lên sự mất niềm tin của TT Bush mà nhiệm kỳ còn gần tới 3 năm nữa. Còn Quốc Hội thì khỏi nói, hầu như hết tin nỗi CS rồi. Người ủng hộ mạnh việc Mỹ bang giao và giao thương với CS Hà nội như TNS Kerry đối lập lẫn TNS McCain thân chính cũng dè dặt với CS Hà Nội gần đây. Cái gì chớ việc CS Hà Nội xin vào Tổ Chức Thương Mại Thế giới ( WTO) sẽ không dễ với Quốc Hội như khi Quốc Hội duyệt xét cho VN vào qui chế giao thương bình thường xưa gọi là tối huệ quốc. Đó là điều kiện cần và đủ để Hành Pháp ủng hộ lá phiếu cho CS Hà Nội vào WTO Còn nếu CS Hà nội cưỡng lý, ngoan cố đàn áp tôn giáo hơn nữa, lấp liếm ngụy biện hơn nữa, Hành Pháp Mỹ cụ thể là Bộ ngoại Giao với hỗ trợ của Ủy Hội Tôn giáo Quốc tế của Mỹ tư vấn cho Lập Pháp có thể trừng phạt không cho các viên chức CS Hà Nội liên quan đến vi phạm tự do tôn giáo vào đất Mỹ hay có những biện pháp chế tài kinh tế, chiếu Luật Tôn giáo Quốc tế của Mỹ đã ban hành năm 1998.

Đất nước ông bà VN ta xưa nay thường nói, khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết mới sống. Mà muốn biết là hiểu. Chừng nào CS Hà Nội mới gột rửa được những nghi kỵ của người du kích trong chiến tranh, những lo sợ mưu mẹo thanh toán nhau trong cung đình đảng CS để hiểu. Chừng nào CS Hà Nội mới tự chế được cái tự hào chiến thắng tư nhận để hiểu. Hiểu để biết lề lối làm việc của thế giới tự do, dân chủ, mà sự minh bạch, trong sáng là điều kiện cần và đủ để thuyết phục, tìm được sự ủng hộ của dân chúng, chánh quyền các nước cũng như các tổ chức quốc tế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.