Hôm nay,  

Thiên Niên Kỷ Của Thiền?

18/09/200500:00:00(Xem: 5297)
- Mùa nhập học đã hơn một tuần. Học trò lại bắt đầu một năm mới, nhiều thách đố hơn, đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn, và tất nhiên cũng nhiều căng thẳng hơn. Nhưng không chỉ chuyện học, mà phụ huynh cũng còn lo ngại vì các bất trắc vây quanh trẻ em, và quan tâm tới việc giúp các em giữ sức khỏe tốt, giữ trí sáng súôt, giữ lòng an tịnh, giữ thời lượng ăn ngủ điều độ, trong khi giúp các em tránh xa băng đảng, ma túy, hòan cảnh gợi dục… cũng là đủ thứ lo toan. Năm nay, nhiều nhà giáo dục Hoa Kỳ có thêm phương tiện mới để giúp học trò: thiền định -- meditation.
Thiền nơi đây không có nghĩa liên hệ gì tới tôn giáo, dù đó là Phật Giáo, Aán Độ Giáo, Lão Giáo… mà chỉ là một số kỹ thuật được nhiều nhà giáo dục Hoa Kỳ trích ra để các em học trò giữ đầu cho tỉnh, giữ tâm cho lặng, giữ thân cho khỏe.
Bài báo "It's Cool to Be Calm" (Thật Bảnh Khi Lòng Bình An) của nhà báo Elena Conis trên tờ Los Angeles Times hôm 5-9-2005 ghi nhận rằng thiền đang được nhiều trường dạy cho cả học trò tiểu học. Nghĩa là, thiền không còn là cái gì trầm trọng, bí hiểm đối với nhiều trẻ em Hoa Kỳ.
Một bản phúc trình của viện Garrison Institute, một cơ sở nghiên cứu bất vụ lợi, ghi nhận rằng đã có nhiều chương trình dạy thiền và các thực tập chiêm niệm khác cho trẻ em ở các câu lạc bộ sau giờ học, trong các trung tâm thiền định và tôn giáo, và cũng xuyên qua các tổ chức độc lập.
Có những nơi thiền được ưa chuộng tới mức không ngờ. "Không một ngày nào qua đi mà tôi không nhận được lời yêu cầu từ các nơi" muốn dạy thiền cho trẻ em hay là nghiên cứu về ảnh hưởng của thiền, theo lời Susan Kaiser Greenland, sáng lập viên và là giám đốc tổ chức bất vụ lợi Inner Kids Foundation tại Los Angeles.
Tổ chức này, chuyên dạy thiền tỉnh thức (mindfulness meditation) tại các trường học và hỗ trợ nghiên cứu về lĩnh vực này, đã hợp tác với các nhà nghiên cứu đại học UCLA khảo sát về ảnh hưởng thiền định đối với sự đau đớn thân xác, với thái độ và với sự chú tâm nơi trẻ em.
Học trò cũng thích tập thiền. Các bài học thiền định tại trường tiểu học Toluca Lake Elementary School gồm pháp tập thở và đi bộ lặng lẽ ngoài trời. Chuyện khởi đầu khi giáo viên Steve Reidman tìm tới người bạn Greenland nhờ giúp ông hướng dẫn một lớp đầy học trò ngỗ nghịch ba năm trứơc. "Thiệt y hệt như đêm và ngày vào cuối năm [đầu tiên]," theo lời Reidman.
Kỹ thuật thiền giúp học trò của ông bình lặng xuống "trứơc khi họ tới chỗ xông vào xô xát nhau," theo lời ông. Khích lệ bởi tình hình trong lớp của Reidman, thầy giáo Dan Murphy của trường Toluca Lake cũng bắt đầu dạy thiền cho học trò lớp 2 của thầy.
Học trò học thiền ở trường này nói các em biết cách kiểm sóat cảm xúc kích động trứơc khi các kỳ thi và tại các trận đấu thể thao lớn, ngay cả khi thấy ba mẹ hay anh chị trong nhà đánh nhau, chỉ đơn giản bằng cách dùng hơi thở chậm lại. Còn em học trò lớp 4 Vanessa Macademia thì nói là thiền đã làm em thư giãn và làm tươi mới em, "đặc biệt khi em buồn, hay khi cực kỳ nổi giận, hay khi chỉ múôn đánh phá một ai đó."
Tại trường tư trung học đệ nhất cấp Odyssey Middle School ở San Mateo, mỗi ngày các em phải khởi sự bằng tập thể dục, rồi sau đó là thiền định theo phương pháp của Zen - và khi lên thuần thục thì trong lớp 8 sẽ có chuyến đi đưa cả lớp sang Nhật Bản, nơi các em ngồi thiền bên cạnh các nhà sư trong một ngôi chùa Phật Giáo. Hiệu trưởng Steve Smuin nói ông thấy học trò tự động dùng kỹ thuật thiền trứơc khi dự các khóa thi căng thẳng.
Các chứng cớ sơ khởi về ảnh hửơng thiền định giúp giảm lo lắng và các triệu chứng đó trong trẻ em thì đầy hứa hẹn, theo lời Susan Smalley, giáo sư khoa học tâm lý và xử thế sinh hóa tại UCLA. Vào mùa thu này, bà sẽ bắt đầu cuộc nghiên cứu về ảnh hưởng thiền tỉnh thức đối với các trẻ em lớp 5 mà lớp này gồm các em đang bị chứng không-chú-tâm nổi.
Cậu bé Trae Smith bây giờ thì mê thích thiền rồi. Được hỏi là em có sẽ thiền nữa không, khi em đã vào lớp 5, lớp mà tóan học đầy các bài tính phân số và cac1 bài văn ngữ học phức tạp hơn, thì cậu đáp: "Em nghĩ là em sẽ thiền nhiều hơn trong năm nay."
Đối với người lớn thì thiền định còn dùng cho các phương diện khác. Thí dụ, để giảm đau.
Bản tin của Avis Favaro trên CTV ghi nhận rằng các bác sĩ Canada đã trình ra một cuộc nghiên cứu cho thấy kết quả hứa hẹn khi dùng thiền để chữa trị các bệnh đau đớn kinh niên (chronic pain). Cuộc nghiên cứu dẫn đầu bởi Bác Sĩ Jackie Gardner-Nix, người điều hành chương trình dạy thiền ở các bệnh viện Sunnybrook và St. Michael ở Toronto.

BS Gardner-Nix nói với CTV News, "Chúng tôi đang giảm các đau đớn thân xác của họ, giảm được cường độ đau đớn của họ, và lại tăng phẩm chất đời sống."
Bà nói bà chuyển sang nghiên cứu thiền khi khám phá ra rằng các lọai thúôc giảm đau thì không thích nghi đối với một số bệnh nhân, những người hoặc là cứ phải đau hay là phải chịu đựng các ảnh hưởng phụ side-effect.
Bà nói, "Tôi đã là chuyên gia về thuốc giảm đau từ lâu, nhiều năm rồi, và tôi khám phá ra thúôc cũng có hạn chế."
Bây giờ bà chữa trị các cơn đau kinh niên, bất khả chữa trị bằng kỹ thuật thiền tỉnh thức. Kỹ thuật này dựa trên chương trình sọan ra bởi Bác Sĩ Jon Kabat-Zinn tại Stress Reduction Center (Trung Tâm Giảm Căng Thẳng) tại đại học University of Massachusetts. Nhiều chuyên gia xem Kabat-Zinn như một nhà tiền phong về sử dụng thiền cho y khoa, và Gardner-Nix từng trực tiếp học với thầy này.
Trong cuộc nghiên cứu của bà, Gardner-Nix khám phá rằng sau 10 tuần lễ cho tập thiền mỗi ngày từ 10 tới 20 phút, nhiều bệnh nhân có thể đối trị được với cơn đau của họ.
Bệnh nhân Corrine Humphrey bị đau kinh niên trong hơn 1 thập niên trứơc khi tập thiền tỉnh thức. Một vụ đụng xe làm thương tổn cột sống, làm não bộ của bà tổn thương theo, và không lúc nào thấy thỏai mái. Ngay những việc đơn giản cũng làm bà đau đớn.
"Tôi phải bỏ việc làm, bỏ cả trường học. Tôi nằm trên giường, và cầu nguyện mỗi ngày xin cho chết sớm," theo bà Humphrey nói với CTV News.
Bà thử nhiều thúôc giảm đau, kể cả morphine và Demerol, nhưng ngay cả liều lượng cao nhất cũng vô ích. Các bác sĩ tuyệt vọng, phải gắn điện cực vào xương sống của bà để kiểm sóat đau đớn, nhưng thế cũng chưa đủ. Humphrey bắt đầu tính chuyện tự tử.
Cuối cùng, bà thử sang thiền định. Kết quả thật bất ngờ.
"Tôi cực kỳ chấn động về cách hiệu qủa mau chóng như thế đối với tôi," theo lời bà Humphrey.
Thực sự, chương trình của bác sĩ Gardner-Nix hiệu quả tới nổi Humphrey có thể ngưng uống thuốc giảm đau.
Chương trình của Gardner-Nix dạy thiền tỉnh thức cho 370 bệnh nhân. Kết quả cuộc nghiên cứu đã trình ra trứơc hội nghị y khoa Australian International Pain Conference ngày 24-8-2005.
Bản nghiên cứu thứ nhì với nhiều bệnh nhân hơn sẽ in vào cúôi năm nay.
Không chỉ với bệnh viện, mà các nhà tù cũng đang dạy thiền để tù nhân bình tỉnh hơn, giảm bạo lực.
Bản tin của Ben Clover trên Icsouthlondon ghi nhận về vị sư Sangthong, một vị sư từ Chùa Buddhapadipa trên đường Calonne Road, thị trấn Wimbledon, Anh Quốc, vẫn đều đặn hàng tuần dạy thiền cho tù nhân ở trại HMP Brixton, theo lời yêu cầu của ban giám đốc trại tù. Thầy gọi đây là các lớp về kỹ thuật thư giãn, tuy dựa vào Phật Pháp nhưng không có nói gì về đức tin hay giáo thuyết tôn giáo.
Thầy Samthong nói, "Tôi dạy căn bản về pháp thở và thiền định, về thư giãn tâm và theo dõi hơi thở vào phồng, xẹp nơi bụng."
Không chỉ giảm bạo lực, thiền còn dùng chữa chứng nghiện ma túy. Phân trại C Wing của nhà tù Brixton là nơi chứa các tù nhân đã, hay đang, hay sắp dự chương trình cai nghiện.
Chuyện dùng thiền dạy cho tù thì Aán Độ dạy từ lâu rồi.
Cuốn phim "Doing Time, Doing Vipassana" (Thọ Aùn Tù, Tập Thiền Minh Sát) của nhà phát hành Real Art Ways đã là một chứng cớ cụ thể. Đây là phim tài liệu về pháp thiền này dạy trong 1 nhà tù ở Aán Độ, trại Tibar Prison ở New Delhi. Có hơn 10,000 tù nhân ở đây và hầu hết chưa bị kết án. Hệ thống pháp lý Aán Độ rất là trì trệ: có những nghi can bị giam ở tù Tibar tới 6 năm chờ ra tòa, khi ra tòa thì lãnh án 1 năm. Kiểu như thế, của thế kỷ trứơc. Đó là nứơc Ấn Độ của hơn một thập niên trứơc.
Cho nên nhà tù Tibar đủ lọai tù, từ kể vô tội cho tới dân nghiện, cho tới tù bạo lực. Năm 1993, nữ thanh tra cải huấn Kiran Bedi về làm giám đốc nhà tù này, thấy tình trạng đau khổ, hỗn lọan, oan ức… của tù nhân. Bà mời thiền sư S.M. Goenka vào dạy Thiền Minh sát cho tù Tibar. Phim này là tài liệu ghi khóa thiền vị thầy này dạy đầu 1990s, trong đó 1,000 tù nhân lần đầu tập khóa 10 ngày. Kết quả cực kỳ kinh ngạc, với các hình ảnh và lời kể của các thiền sinh tù nhân.
Thiền, thiền, thiền… Có lẽ thiên niên kỷ này sẽ là của thiền định, nếu người ta múôn có một thế giới của hòa bình, thương yêu và tôn trọng lẫn nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.