Hôm nay,  

Ariel Sharon Và Gaza

25/08/200500:00:00(Xem: 5438)
- Tháng 12 năm 2003 thủ tướng Ariel Sharon cho biết sẽ rút quân đội và giải tỏa các khu định cư của người Do Thái trong giải đất Gaza và trả Gaza lại cho người Palestines. Quyết định của ông làm thế giới ngạc nhiên. Nếu Do Thái phải trả đất để tìm một giải pháp hòa bình lâu dài với người Palestines thì người đó phải là một chính khách của đảng Lao động (từng chủ trương trả đất đổi lấy hòa bình) chứ không phải do một chính khách của đảng Likuk (chống giải pháp trả đất), và lại càng không phải là ông Ariel Sharon.
Ông Ariel Sharon là tư lệnh của một sư đoàn thiết giáp tham gia trận đánh 6 ngày năm 1967 qua đó Do Thái đã chiếm giải đất Gaza và bán đảo Sinai của Ai Cập, chiếm vùng Tây Ngạn sông Jordan của Jordan và vùng đất cao Golan Heights của Syria. Năm 1977 sau khi đảng Likuk bảo thủ thắng đảng Lao Động ôn hòa và nắm chính quyền, ông Sharon ở chức vụ tổng trưởng Canh nông đã thiết lập những khu kỹ nghệ tại những vùng đất cao sát biên giới phía đông Do Thái trong vùng Tây Ngạn và một vòng cung gồm nhiều khu trù phú chung quanh mạn đông của thành phố Jezusalem. Và đầu năm 2001 khi ra tranh cử chức vụ thủ tướng ông đã thắng ông Amram Mitzna của đảng Lao động bằng khẩu hiệu “rút lui đơn phương không phải là một phương thuốc hòa bình mà là một kích thích tố của chiến tranh.”
Thế mà chính ông Sharon chủ trương trả đất, đơn phương trả đất chứ không phải là kết quả của một cuộc dàn xếp quốc tế hay thương thuyết (như việc trả bán đảo Sinai năm 1982 cho Ai Cập để ký hiệp ước bất tương xâm với nhau). Cho nên thế giới nghi ngờ, cho rằng đây chỉ là một trong những ảo thuật chính trị của ông Sharon để làm vui lòng Hoa Kỳ và mua chuộc thiện cảm quốc tế. Chính Hoa Kỳ cũng bỡ ngỡ và phải chờ mấy tháng tổng thống Bush mới công khai ủng hộ chính sách rút quân của ông Sharon.
Có nhiều cách giải thích hành động của ông Sharon. Trước hết là áp lực của “lộ trình hòa bình Trung đông” do Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Liên hiệp Âu châu và Liên hiệp quốc hậu thuẫn giữa năm 2003 qua đó thủ tướng Mahmoud Abbab cam kết ngưng các cuộc tấn công Do Thái, phần thủ tướng Ariel Sharon thừa nhận người Palestines quyền quản lý đất đai của mình và tổng thống Bush bảo đảm an ninh của Do Thái bên cạnh một nước Palestine tự do và có chủ quyền.
Nhưng lý do chính thúc đẩy ông Ariel Sharon triệt thoái có thể do một sự tính toán về một giải pháp lâu dài để Do Thái có thể tồn tại. Ngoài “lộ trình hòa bình Trung đông” trước mắt ông Sharon còn có nhiều yếu tố khác. Thứ nhất, với cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, đến một lúc nào đó Hoa Kỳ sẽ mệt mỏi để giữ lời cam kết bảo vệ Do Thái. Việc chiếm đóng Gaza và bảo vệ những khu định cư Do Thái ở đó dần dần trở thành một vấn đề nguyên tắc hơn là thực tế. Do Thái đã tiêu hao quá nhiều nhân vật lực chỉ để bảo vệ hơn 8.000 người định cư trong khi trong vùng Tây Ngạn có gần nửa triệu người định cư cần bảo vệ. Ngoài ra nếu sát nhập giải đất Gaza vào Do Thái thì 1 triệu 300 ngàn người Palestines ở đó sẽ làm cho Do Thái mất tính thuần nhất về tôn giáo và dân tộc, là yếu tố duy trì nước Do Thái từ ngàn xưa đến nay.
Trong tính toán đó, bỏ vùng Gaza là một giải pháp toàn bộ và lâu dài phù hợp với tình hình mới của thế giới. Giải pháp toàn bộ đó là dọn ra khỏi Gaza để có sức giữ vùng Tây ngạn sông Jordan và bảo vệ cái sườn của Do Thái. Một bức tường ngăn cách dọc theo biên giới phân chia Do Thái và vùng Tây ngạn và lấn sang đất của người Palestines khá nhiều đã được khởi công xây chắn. Công trình xây cất đang được ngưng lại trước sự phản đối của Liên hiệp quốc, nhưng đã được tổng thống Bush gián tiếp chấp nhận tính cách phân ly thực tế của nó.
Đối với thủ tướng Ariel Sharon việc đơn phương rút ra khỏi vùng Gaza là một tính toán trong tinh thần “liệu cơm gắp mắm” để trong mọi hoàn cảnh người Do Thái vẫn có thể tự lực bảo vệ an ninh cho chính mình. Ông Sharon thấy trước cuộc đấu tranh chưa chấm dứt và ông chuẩn bị thế của Do Thái bằng cách thu gọn phòng tuyến đón nhận những đón mới của người Palestines. Thủ tướng Mahmoud Abbas sẽ là đối thủ trên bàn cờ ngoại giao, nhưng các nhóm đấu tranh như Hamas và Islamic Jihad sẽ còn là những đối thủ trên chiến trường. Các nhóm này tuyên bố họ sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh cho đến khi giải phóng hoàn toàn vùng Tây Ngạn và thành phố Jerusalem. Và thế giới Arập mặc nhiên hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh này.

Nhưng sau khi Do Thái rút ra khỏi Gaza, dư luận quốc tế ghi nhận sự nhượng bộ của Do Thái và có thể nghiêng về hòa bình và cuộc đấu tranh của Hamas và Jihad có thể ít được dân chúng Palestines ủng hộ hơn trước. Nhất là nếu sau cuộc triệt thoái, Do Thái và Hoa Kỳ giúp chính quyền Palestine cải tiến kinh tế nâng cao mức sống của người dân Palestines.
Hơn 8.000 dân Do Thái định cư ở Gaza chiếm hơn 1/5 đất tốt nên sự triệt thoái giúp cho 1 triệu 500 ngàn người dân Palestines ở đó có thêm đất để sinh sống và canh tác. Ngoài ra dân Palestines còn qua lại làm việc bên đất Do Thái. Người Do Thái có thể tạo điều kiện cho người Palestines có thêm công ăn việc làm. Trong vùng Tây ngạn cũng vậy, quân đội Do Thái còn kiểm soát các trục giao thông chính, nên sự nới lỏng an ninh của Do Thái cũng là một cách giúp đỡ khác. Nhưng có ổn định hay không còn phụ thuộc vào sự cương quyết của tổng thống Bush đối với Do Thái.
Tổng thống Bush từng tuyên bố giúp Palestine thành lập một nước Palestine có chủ quyền sống hòa bình bên cạnh Do Thái. Thì đây là thời điểm tốt nhất để thực hiện ý định đó. Trước hết giúp thủ tướng Mahmoud Abbas thiết lập một chính quyền vững vàng tại giải Gaza, không để cho giải đất trở thành một nơi tranh chấp giữa các phe phái Palestines. Trong vùng Tây ngạn Hoa Kỳ cần áp lực để Do Thái chẳng những không lấn thêm đất mà còn giải tỏa dần các khu định cư nằm sâu trong đất của Palestine. Trong số gần nửa triệu người Do Thái định cư trong vùng Tây ngạn chỉ có khoảng 100.000 người ở trong những vùng sâu.
Ýếu tố khích lệ là cuộc rút quân đội và dân định cư ra khỏi giải Gaza đã tiến hành êm ái hơn người ta chờ đợi. Một tuần lễ sau ngày 15 tháng 8 cuộc triệt thoái kết thúc mà không gây đổ vỡ, đã giúp nâng uy tín của thủ tướng Sharon. Người dân Do Thái nếu còn cần một thủ tướng cứng rắn thuộc đảng Likuk có thể nghĩ rằng ông Ariel Sharon là người của thời cuộc và sẽ tín nhiệm ông trong cuộc bầu cử cuối năm 2006 thay vì chọn ông Binyamin Netanyahu, người vừa từ chức bộ trưởng tài chánh để phản đối việc rút ra khỏi giải Gaza tạo cơ hội nắm bắt chiếc ghế thủ tướng nếu tình hình rút quân tạo ra rối loạn. Sự thành công của ông Ariel Sharon đã làm hỏng chân ông Netanyahu. Và những người Do Thái định cư trong vùng Tây Ngạn thuộc khuynh hướng cực hữu chủ trương ở lì, cũng như những người Palestines chủ trương đấu tranh đến cùng sẽ có lý do để suy nghĩ khi đương đầu với ông Sharon.
Thế giới thường nhìn ông Ariel Sharon như một người cực đoan, nhưng qua chính sách và hành động triệt thoái của ông người ta thấy ông là một người biết tiến thoái và những gì ông làm là nhắm đến sự an toàn lâu dài của đất nước và người dân Do Thái chứ không phải cho cá nhân ông hay cho đảng Likuk của ông.
Nhưng có một yếu tố quan trọng khác chúng ta không thể bỏ qua. Ông Sharon thực hiện được cuộc triệt thoái nhờ nước Do Thái có một nền dân chủ vững chắc và người dân Do Thái thấm nhuần dân chủ. Ý kiến đơn phương triệt thoái đã gây ra sự bất đồng trầm trọng trong nội bộ nhưng khi quốc hội Do Thái đã biểu quyết thành chính sách thì nó được quân đội thi hành trong tinh thần dân chủ và tôn trọng tài sản của dân.
Một số dân định cư chống lại việc dùng lực lượng quân đội để xúc họ ra khỏi các khu định cư nhưng biết tự chế không dùng súng đạn chống lại quân đội, trong khi những người lính Do Thái thi hành nhiệm vụ giải tỏa cũng không mang vũ khí và có nhiều quân nhân vừa dỡ nhà của dân vừa khóc với dân.
Cuộc triệt thoái như thế giới chứng kiến trong tuần lễ từ ngày 15 tháng 8 khi quân đội Do Thái theo lệnh đã dùng sức mạnh để buộc những người Do Thái không chịu tuân lệnh triệt thoái của chính phủ phải ra khỏi vùng đất Gaza là một cảnh tượng gây nhiều xúc động và là một biến cố có tầm quan trọng không nhỏ trong lịch sử lập quốc của Palestine và sự ổn định của nước Do Thái cũng như trong toàn bộ sự ổn định trong vùng Trung đông.
Ông Ariel Sharon có kẻ thương người ghét. Nhưng dù thương hay ghét ai cũng phải ngả nón chào thua. Và điều này là yếu tố tâm lý giúp mang lại hòa bình tại Trung đông.
Trần Bình Nam
August 25, 2005
BinhNam@sbcglobal.net
http://www.tranbinhnam.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.