Hôm nay,  

Sổ Tay Thượng Dân Tưởng Năng Tiến: Rừng Rưng Rức Khóc

09/07/200400:00:00(Xem: 8013)
Tôi nghe kể là bà Phan Thúy Thanh, (cựu) phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao nuớc CHXHCNVN, có nuôi một con két tuyệt đẹp và nói rất sõi. Chả may, nó xổ lồng bay mất. Bà ấy nhờ báo đăng tin để tìm lại con vật qúi. Báo chưa in xong, đã thấy có người đến gõ cửa.
Hỏi: Sao anh biết là con vẹt này của tôi.
Đáp: Nó chối leo lẻo suốt ngày nên nhà cháu biết ngay là của bà chứ còn ai vào đây nữa.
Sau đó bà Phan Thúy Thanh rao bán con két để lấy tiền bù vào số lương hưu hơi thấp. Có người mua được, thích lắm, hí hửng mang về giao ngay cho vợ rồi tiếp tục đi làm. Chiều về, đương sự hấp tấp hỏi ngay:
- Con két mua ban sáng đâu rồi.
- Ở trong lò chứ đâu.
- Ối Giời, con két mua cả ngàn đô la mà đem nướng à.
- Vẹt gì mà giá cả ngàn đô"
- Nó nói sõi lắm, và nói được mấy thứ tiếng cơ đấy.
- Thế mà ban nẫy gạn hỏi mãi nó vẫn cứ chối đây đẩy nên ai mà biết!
Dù con con két đã lìa đời và bà Thanh đã hết thời nhưng truyền thống nói dối và chối thì vẫn được kế tục bởi người kế nhiệm và đương nhiệm. Khi bị chất vấn con số thương vong của người Thượng tại Tây Nguyên - sau cuộc nổi dậy, vào hôm Lễ Phục Sinh 10 tháng 4 năm 2004 - ông Lê Dũng, Phát Ngôn Viên của Bộ Ngoại Giao của nứơc CHXHCNVN đã nói rằng:"hoàn toàn không có ai bị đánh chết ở Buôn Ma Thuột như tin của Human Rights Watch. Chúng tôi cực lực bác bỏ tin này" (http://www.vnn.vn/chinhtri/doingoai/2004/04/59187/ ).
Theo lệ thường, cứ "cực lực bác bỏ" - nghĩa là "chối ngay, chối bay, chối biến, chối phăng, chối phắt, chối nằng nặc, chối bai bải, chối đây đẩy, chối quầy quậy, chối tuốt luốt - như thế là kể như … xong chuyện! Khỏi phải nói nhiều. Riêng chuyện đổ máu ở Tây Nguyên vừa qua (ngó bộ) khó xong.

Bởi vậy, mấy bữa sau, ngày 17 tháng 4 năm 2004, ông Phạm Thế Duyệt - Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc - đành phải nhận rằng:"Chỉ có hai người trong số những người cố ý gây rối trật tự công cộng bị chết do chính họ ném đá vào nhau. Ngoài ra, còn có vài chục người bị thương trong các cuộc ẩu đả lẫn nhau" (http://www.vnn.vn/chinhtri/doinoi/2004/04/59639/).

Ý, Yàng ơi! Sao khi khổng khi không cái hàng chục ngàn người Thượng,ï bỏ buôn làng, kéo vô thành phốõ, chia làm hai phe, dàn hàng ngang,ï "ném đá vào nhau" và " ẩu đả lẫn nhau" cho … tới chết luôn - như vậy cà" Nói (đại) như vậy mà nói được sao" Thằng chả, rõ ràng, nói láo!

Ngoài cái tật chuyên môn chối và nói dối, người cộng sản V.N. còn có cái thói hay nói loanh quanh. Cũng trong bài phỏng vấn vừa dẫn, khi được hỏi về nguyên nhân khiến người dân Tây Nguyên nổi dậy, ông Phạm Thế Duyệt nói lòng vòng (cả tiếng đồng hồ) như sau:
"Tôi phải khẳng định ngay là đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề Tây Nguyên là hoàn toàn đúng đắn. Trong nhiều năm qua, chúng ta đã có những chủ trương, chính sách như các chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình 135, Nghị quyết TƯ IX về 7 vấn đề dân tộc là hoàn toàn chính xác. Các Nghị quyết đó nhằm đưa Tây Nguyên trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Nhờ đó nhiều sản phẩm như cao su, cà phê, hạt tiêu... đã trở thành những mặt hàng xuất khẩu đem lại lợi nhuận lớn. Cơ sở hạ tầng, điện, công nghiệp, giao thông ngày càng được phát triển. …

Coi: người ta hỏi về "nguyên nhân" nhưng ông Duyệt lại nói đến những "đường lối, chủ trương, chính sách và những nghị quyết đứng đắn của Đảng và Nhà Nước … nhằm đưa Tây Nguyên thành những vùng kinh tế trọng điểm."
Muốn biết Đảng và Nhà Nước "nhằm đưa Tây Nguyên" tới đâu thì chỉ cần đọc một bài phóng sự ngắn, có tựa là "Nhật Ký Một Ba Năm", đăng trên báo Lao Động số ra ngày 17 tháng ba năm 2004, của ký giả Trần Đăng - viết về những "thành tích xoá đói giảm nghèo" của chương trình 135 như sau:
"Tôi là người cả tin, đặc biệt tin vào những điều tốt. Những điều tốt ấy lại được bảo chứng bằng các báo cáo đóng dấu đỏ, tôi lại càng tin. Ấy thế mà, trong sốt chặng đường rừng cả trăm cây số … tôi đã thấy lòng tin của mình là quá đỗi ngây thơ khi tận mắt thấy những công trình 'giúp đồng bào những xã đặc biệt khó khăn' gọi tắt là "Chương Trình 135".
"Trước mặt tôi là con đập dài chừng 200 mét. Tốn 1,3 tỉ đồng. Mới bước sang mùa khô mà lòng hồ đã cạn. Còn mưa thì còn nước, hết mưa thì hết nước ngay. Tôi nhìn khắp 'cánh đồng' chuẩn bị khai hoang từ 4 năm nay… Đá cục đá hòn phơi ngổn ngang. Những cây sắn thu mình trong hốc đá, còi cọc như chưa từng hưởng một chút dinh dưỡng nào từ đất.
Ông Hồ Ngọc Liên - cựu chiến binh của xã - chua chát:'Dẫu đập Nuớc Thìn đủ nước chăng nữa thì cũng chỉ có tưới cho đá mà thôi. Dân Trà bùi đã từng hy vọng vào cây cà phê nhưng bây giờ cây ấy chỉ còn trong các báo cáo cộng với một số nọ to đùng mà người dân không biết lấy gì để trả cho Nhà nước…"
"Một công trình "thuỷ hại" khác là Nước Châu, 600 triệu, kế hoạch tưới 4 ha ở thôn Đam. Con đập dài chừng 20 mét, không có lòng hồ mà chỉ nối một đường ống dài chừng 1.000 mét để về tưới …núi."
Tôi hỏi ông Hồ Ngọc Minh - chủ tịch xã tà Trung:'Tưới được bao nhiêu mà không thấy ruộng"' Ông Minh nói giọng Kinh lơ lớ:'Mình có biết đâu! Nhà nước nó xây cái đập nhưng dân nó không có ruộng thì tưới cái gì."

Ngoài "những công trình thủy lợi không có nước hay không có ruộng để tưới," hai ngày sau - cũng trên báo Lao Động, số ra ngày 19 tháng 3 năm 2004 - người ta còn được nghe ông Tráng A Pao (chủ tịch Hội Đồng Dân Tộc Quốc Hội) đề cập đến "những cái chợ xây xong không có ai họp, như chợ Bông K'rang, ở huyện Lắc, xây dựng từ năm 2000 nay vẫn bỏ không."
Ủa, như vậy thì xây ra làm chi cà" Câu trả lời dễ ợt. Không bầy ra những chuyện như thế lấy đâu ra cơ hội để "xà xẻo và rút ruột những công trình xây dựng". Ông Phạm Thế Duyệt là người biết rất rõ và rất nổi tiếng về những chuyện này mà.
Trong "Huyết Tâm Thư", viết ngày1 tháng 5 năm 98, mười một cựu đảng viên cộng sản Việt Nam đã nêu đích danh nhiều nhân vật - Phạm Thế Duyệt được coi là nhân vật chính - chuyên "lợi dụng quyền chức để tham nhũng, bè phái, chiếm đoạt của công".
Người đứng đầu danh sách đã ký tên trong bức thư chung này, ông Đoàn Nhân Đạo, khi được phỏng vấn, còn cho biết thêm chi tiết là "Duyệt dùng tiền nhà nước để mua mấy căn nhà ở Hà Nội cho chính mình và con cái, và để cho những cán bộ Thành ủy khác làm những việc tương tự "Duyet used state money to acquire homes in Hanoi for him self and his children, and let others in the capital's bureaucracy do the same (Faith Keenan, "Dishing The Dung Party Veterans Accuse Poweful Leader Of Graft," Far East Economic Review, August 13, 1998).
Ông Phạm Thế Duyệt, cũng như những ông bà cán bộ khác, và con cháu của họ đã dùng bao nhiêu "tiền của nhà nước" theo kiểu đó"

"Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư, chỉ tính riêng trong hai năm 2001- 2002, nợ xây dựng cơ bản trên toàn quốc đã lên tới 11 nghìn tỉ đồng, trong đó các bộ ngành trung ương nợ khoảng 3700 tỉ, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nợ 1400 tỉ đồng, nhiều tỉnh nghèo nhưng nợ hàng trăm tỉ như: Hà Giang nợ 251 tỉ, Bắc Kạn nợ 235 tỉ, Sơn La nợ 536 tỉ, Quảng Nam nợ 447 tỉ,v.v…" (http://www.geocities.com/hoangmaidat/opinion/0505tueminh.html).

Tuy vậy, sau khi "Huyết Tâm Thư" được gửi đi thì những người đứng tên bị "chụp mũ, đe doạ, truy ép và khủng bố tinh thần" (theo như nguyên văn lời kêu than của họ trong một bức thư chung viết sau đó, vào ngày 6 tháng 1 năm 1999) còn sự nghiệp cách mạng của đồng chí Phạm Thế Duyệt thì không ngừng thăng tiến. Ông ta trở thành Ủy Viên Thường Trực của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng và là nhân vật đứng hàng thứ năm của Bộ Chính Trị, với chức vụ mới là Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc.
Đây là một cái tát đau đớn vào mặt "mười một cụ đảng viên cán bộ lão thành" (nói riêng) và cả nước (nói chung). Qua vụ " Huyết Tâm Thư và Phạm Thế Duyệt", Đảng cũng đã gián tiếp gửi đến toàn dân một "thông điệp" ngắn, gọn, rõ ràng và (vô cùng) minh bạch: tham nhũng là quốc sách!
Bị bóc lột, chèn ép, bòn rút mãi thì người dân phải tỏ thái độ - như họ đã từng làm ở Thái Bình, Đông An, Nam Hà, Trà Cổ, Nghệ An … Và gần đây nhất, ngày 10 tháng 4 năm 2004 người dân Tây Nguyên đã đứng dậy. Ngay sau đó, họ đã bị đàn áp và giết hại một cách dã man.
Chưa hết, những kẻ sống sót và cố tìm đường chạy tháo thân thì đang bị săn đuổi như thú vật ở biên giới Việt - Miên, theo như tường thuật của đặc phái viên Nguyễn Khanh, thuộc đài tiếng nói Á Châu Tự Do, nghe được hôm 4 tháng 5 năm 2004:

"Hiện đang có một số người Thượng đang lẩn trốn trong rừng sâu ở tỉnh Mondulkiri nằm sát biên giới với Việt Nam. Những người này từ Tây Nguyên băng rừng sang đến Xứ Chùa Tháp hôm 16 tháng trước, tức sau cuộc biểu tình đòi tự do tôn giáo ở Dak Lak và Gia Lai. …"
"Ðiều không mấy ai biết là trước đó vài ngày, công an địa phương cũng đã bắt giữ một số người Thượng, cáo buộc họ hoạt động chính trị, âm mưu lật đổ nhà cầm quyền. Một vài người trong số này may mắn trốn ra khỏi tù và nhanh chân chạy được vào rừng sâu chạy sang Kampuchea. …"
"Ðiều này được chính các viên chức địa phương Cambodia xác nhận, đồng thời nói thêm là phía Hà Nội treo giải thưởng, cứ mỗi người Thượng trao trả lại cho Việt Nam sẽ được thưởng 125 đô la Mỹ. Với phần đông dân chúng Kampuchea thì đây là một số tiền lớn và khoản tiền thưởng này chính là động lực thúc đẩy binh sĩ, cảnh sát Mondulkiri truy lùng những người Thượng đang lẩn trốn trong địa phương của họ."

Nói tóm lại là những người dân Tây Nguyên không được để cho sống yên lành trên quê hương của chính họ và cũng không được quyền … bỏ chạy ra khỏi đó! Như thế là "chạy theo bọn xấu", là "vượt biên trái phép" và (chắc chắn) sẽ bị nhốt tù!
Điều này cũng đã từng xẩy ra trước đây cho hàng triệu người Việt khác, những thuyền nhân hoặc bộ nhân đã tìm cách đào thoát khỏi Việt Nam, cách đây chưa lâu (lắm). Những kẻ phải trốn chạy vào thời điểm đó, nếu may mắn không vùi thây dưới đại dương hay bỏ mạng giữa "cánh đồng mìn" ở biên giới Thái - Miên, đang được nhà đương cuộc Hà Nội ưu ái mô tả như là "khúc ruột xa ngàn dặm của tổ quốc" và "một bộ phận không thể tách rời của dân tộc" - theo như ngôn ngữ của Nghị Quyết TƯ 36. Trí nhớ của những người cộng sản Việt Nam, rõ ràng, rất ngắn.

Trí nhớ của những người Việt Nam tị nạn cộng sản ở hải ngoại, xem ra, cũng không dài gì cho lắm. Cứ nhìn thái độ ("sống chết mặc bay") của họ, trước cảnh những "đồng bào" đang bị săn đuổi ở Cao Miên sẽ thấy ngay điều đó.
K' Tien

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.