Hôm nay,  

30 Năm Quốc Hận 30 Năm Xây Dựng Cộng Đồng

12/08/200500:00:00(Xem: 5064)
LTS: Nhân dịp kỷ niệm 30 Năm Quốc Hận, Sàigòn Times đã lần lượt đăng các bài thơ văn về 4 chủ đề chính: Thứ nhất, tố cáo tội ác CS; thứ hai, tái tạo các bi kịch vượt biển, vượt biên của người Việt tỵ nạn; thứ ba, vinh danh các trận đánh, các anh hùng vị quốc vong thân cách đây 30 năm; và thứ tư, xiển dương tinh thần đấu tranh của người Việt hải ngoại trên con đường đấu tranh giành tự do, dân chủ và nhân quyền tại VN. Ngoài ra, để kỷ niệm 30 năm cộng đồng người Việt định cư thành công tại Úc, kể từ số báo ngày 26/5/2005, Sàigòn Times lần lượt đăng các bài phỏng vấn qúy vị lãnh đạo CĐNVTD, để qua đó, qúy độc giả có dịp thấy được lịch sử quá trình thành lập của cộng đồng người Việt tự do tại Úc trong suốt 3 thập niên qua, đồng thời có được một định hướng về hướng đi của cộng đồng trong tương lai. Nhìn chung, các bài phỏng vấn đều có 7 câu hỏi:

1. Xin qúy vị cho biết, trong thời gian nào và hoàn cảnh nào, qúy vị chấp nhận dấn thân, lãnh đạo cộng đồng" Bối cảnh của cộng đồng vào lúc đó có những thuận lợi gì, những khó khăn gì" Ban Chấp Hành của qúy vị gồm những ai" Qúy vị đã lãnh đạo CĐ qua mấy nhiệm kỳ" Tại sao"

2. Suốt thời gian lãnh đạo CĐ, trên phương diện đối nội và đối ngoại:
2.a. Đâu là những khó khăn nhất, những thuận lợi nhất"
2.b. Những thành công nhất, những tồn đọng nhất"
2.c. Những biến cố quan trọng có ý nghĩa nhất"
2.d. Những cá nhân, hội đoàn, đoàn thể tiêu biểu nhất"
2.e. Những bài học quan trọng nhất"

3. Cộng đồng người Việt tại Úc trong mỗi giai đoạn đều có những điều đặc biệt, mỗi vị lãnh đạo cũng có những điểm đặc biệt. Xin cho biết, những đặc biệt đó"

4. Nếu trở lại thời điểm đó với cùng cương vị lãnh đạo CĐ, điều gì qúy vị sẽ làm / hoặc không làm, để cộng đồng có thể thành công hơn"

5. Là những người dấn thân làm việc cộng đồng, xin qúy vị cho biết, sự dấn thân đó đã có những ảnh hưởng đến đời sống của qúy vị và gia đình như thế nào"

6. Xin qúy vị cho biết, viễn ảnh của Úc, của Việt Nam, của cộng đồng người Việt tại Úc, và của cộng đồng người Việt hải ngoại, trong thời gian 10 năm, 25 năm, và 50 năm sắp tới, sẽ như thế nào" Với viễn ảnh đó, mối quan hệ Úc, VN, cộng đồng người Việt tại Úc, và cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ phát triển ra sao" Và cộng đồng người Việt nên đóng vai trò chủ động gì, trong mối quan hệ hỗ tương này"

7. Cuối cùng, xin qúy vị chia sẻ những tâm sự đặc biệt với qúy đồng hương"

Sàigòn Times xin chân thành cảm tạ thì giờ qúy báu cùng công sức và tâm huyết của qúy vị lãnh đạo CĐNVTD tại Úc đã tận tình trả lời các câu hỏi của báo SGT, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả, những kinh nghiệm, tâm tư, cùng nguyện vọng của qúy vị lãnh đạo CĐNVTD tại Úc.

BÀI SỐ 6: PHỎNG VẤN CÔ TRẦN HƯƠNG THỦY – CHỦ TỊCH CĐNVTDUC- WOLLONGONG 3 NHIỆM KỲ (PHẦN HAI)

Tóm Tắt Tiểu Sử Cô Trần Hương Thuỷ

Là chị cả trong một gia đình gồm bốn chị em. Trước năm 1975, Ba của cô là một cựu quân nhân QLVNCH. Sau khi được ra tù, ông đã tìm cách đưa gia đình vượt biên, nhưng đã thất bại trong chuyến vượt thoát đầu tiên vào năm 1982.
Tháng 6/1983 vượt biên thành công trên một chiếc ghe gồm 118 người, được tàu Singapore vớt và được đưa vào trại tỵ nạn Singapore. Sau đó gia đình được định cư tại Pháp. Cô đã hoàn tất bậc trung học tại Pháp.

Năm 1991, cô lập gia đình tại Úc với anh Lê Hồng Phong, có một bé trai năm nay 12 tuổi, và sinh sống tại thành phố Wollongong từ đó đến nay.

Năm 1993, tốt nghiệp Cử Nhân Thương Mãi;

Năm 1995, tốt nghiệp Cao Học Thương Mại (hạng Danh Dự) tại Đại học Wollongong.

Hiện mở văn phòng khai thuế và kế toán tại thành phố Wollongong.

Từ năm 1999, giữ chức vụ Chủ Tịch CĐNVTD/Wollongong;

Từ năm 2000, Thủ Quỹ của CĐNVTD/Liên Bang Úc châu;

Thành viên của Ủy Ban Liên Lạc Cố Vấn Cộng Đồng từ năm 2000.

*

LTS: Wollongong là một thành phố công nghiệp nặng về kỹ nghệ sắt thép, với dân số khoảng 300,000 người, trong đó có hơn 65 sắc tộc khác nhau, di dân từ những nước không nói tiếng Anh sau Đệ I & Đệ II thế chiến. Tất cả đã định cư và lập nghiệp qua nhiều đời, hình thành nên những cộng đồng sắc tộc đặc thù trong tinh thần hội nhập và hoà đồng như Ý, Hy lạp, Đức, Thổ, Nam Tư, Bồ Đào Nha…. Với những lợi điểm thích nghi của một thành phố di dân, Cộng Đồng Người Việt nói riêng và Cộng Đồng Đông Dương nói chung được định cư tại đây từ tháng 6/1978. Mặc dù số lượng người Việt tại Wollong chỉ từ 2000 người khi đông nhất, đến 1000 người ở thời điểm hiện nay, nhưng trong suốt thời gian ngót ba thập niên qua, cộng đồng người Việt tại Wollongong luôn luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chính nghĩa và lập trường của người Việt tỵ nạn CS tại Úc, đồng thời bền bỉ và thuỷ chung góp phần đáng kể trong các cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ cho Việt Nam. Không những thế, trong suốt ba thập niên qua, cộng đồng người Việt tại Wollongong còn đặc biệt thành công trong việc bảo tồn, phát triển và đóng góp những tinh tuý của văn hoá Việt vào xã hội đa văn hoá tại Wollongong. Hiển nhiên, có được những thành công quan trọng đó là nhờ ở tinh thần đoàn kết, thương yêu đùm bọc nhau của đông đảo người Việt tại Wollongong, và tinh thần dấn thân vì việc chung của rất nhiều cá nhân, hội đoàn, đoàn thể tại Wollongong, trong đó cô Trần Hương Thuỷ. Sau đây, Sàigòn Times xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần cuối của bài phỏng vấn cô Trần Hương Thuỷ, Chủ tịch CĐNVTD Wollongong liên tục 3 nhiệm kỳ từ 1999 cho đến nay.
2.c. Những biến cố quan trọng có ý nghĩa nhất
Biến cố quan trọng và có ý nghĩa nhất của cộng đồng chúng tôi ở đây là ngày 26/06/1978, ngày nhóm người Việt tỵ nạn đầu tiên đã đến định cư tại vùng Illawarra này, mặc dù trước đó cũng đã có người Việt lập nghiệp ở đây bao gồm một ít du học sinh VN trong chương trình Columbo và một số nhỏ người tỵ nạn VN đến từ Brisbane. Ngoài ra, danh xưng Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Wollongong đã được chính thức xử dụng dưới thời bác Trần Văn Đổ làm Chủ Tịch vào đầu thập niên 80 cũng là một thời đáng nhớ của cộng đồng chúng tôi.

2.d. Những cá nhân, hội đoàn, đoàn thể tiêu biểu nhất
Nói chung, chúng tôi được sự hỗ trợ rất đắc lực của tất cả các hội đoàn và đoàn thể người Việt trong vùng. Tuy nhiên ở đây, chúng tôi xin được đặc biệt cảm ơn Hội Cao-Niên Đông-Dương, chị Trần Thị Lệ Quân (Chủ Tịch Hội Cao Niên Đông Dương) và các thầy cô giáo, phụ huynh cùng các em trường Việt ngữ Wollongong đã chung sức với chúng tôi trong tất cả mọi dự án và đã biến chúng thành những thành quả tốt đẹp trong suốt ba nhiệm kỳ vừa qua.
Để bình bầu một cá nhân tiêu biểu có lẽ phải được ý kiến từ mọi thành viên trong CĐ đóng góp. Tuy nhiên, anh đã hỏi thì tôi xin được bật mí với anh, lá phiếu của tôi nếu có một cuộc tuyển lựa này, đó là chị Đỗ Bình Quốc Việt, nhân viên điều hợp cộng đồng của chúng tôi trên hơn 10 năm nay. Chị làm việc rất năng nổ và là người có nhiều sáng kiến cho các ngày lễ hội Đa Văn Hóa tại thành phố Wollongong.

2.e. Nhưng bài học quan trong nhất
Nói theo kiểu Tam Quốc Chí, khi ra làm việc, tôi được giao cho cuốn “cẩm nang” phòng khi hữu sự, và tôi nghiệm thấy rằng nó đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong mọi tình huống. Cuốn sách này chỉ vỏn vẹn có vài điều tâm niệm, đó là, thứ nhất, luôn luôn để câu “I’m sorry” và “Thank You” trên môi của mình mỗi khi bị chỉ trích, chuyện đúng hay sai sẽ bàn sau. Thứ hai là phải tìm cách đối thoại trong mọi hoàn cảnh. Và cuối cùng là không nản chí, cứ tiếp tục làm việc vì thời gian và thành quả sẽ hóa giải mọi vấn đề.

CÂU BA

Ở những năm đầu tiên (1978-1979) người Việt tỵ nạn Wollongong sinh hoạt trong tinh thần tương trợ lẫn nhau. Ngoài sự giúp đỡ của chính phủ về các lãnh vực như nhà cửa, an sinh xã hội, giáo dục… Vấn đề ngôn ngữ, tập quán là một trở ngại, thường được giải quyết bằng sự giúp đỡ thiện nguyện của quý anh chị, ông bà hoặc các em học sinh có khả năng. Đặc biệt là nhóm thiện chí của một số anh chị có cơ may định cư tại đây trước đó.
Sang thời điểm 80-82, với sự khuyến khích và giúp đỡ của nhân viên di trú, quý thầy cô thuộc trung tâm giảng dạy Anh ngữ Fairy Meadow, sinh hoạt của cộng đồng người Việt chúng ta được phối hợp tổ chức tương đối quy củ với danh xưng CĐNV Tỵ Nạn Wollongong do bác Trần Văn Đỗ làm chủ tịch với một ban chấp hành thiện nguyện. Vào thời gian này, cộng đồng sinh hoạt như một hiệp hội bán chánh thức (non registered association). Sinh hoạt phục vụ lúc bây giờ còn giới hạn trong các mục tiêu nội bộ như thành lập trường Việt ngữ cho các em nhỏ, thành lập thêm các nhóm thiện nguyện chuẩn bị đón tiếp, giúp đỡ thêm cho các đồng hương sắp đến định cư.


Tiếp đến năm 82-83, nhờ vào những thành quả tuy khiêm nhường nhưng rất căn bản của thời gian khó khăn ban đầu -(xin cám ơn bác Đỗ và Ban Chấp Hành)- ý thức và niềm tự tin của cộng đồng được khẳng định dưới sự điều hành của chủ tịch Lê Quan Bô:
Cộng Đồng Người Việt Tự Do Wollongong được chính thức đăng ký và có tư cách pháp nhân trong mọi sinh họat (Registered Association).
Được hưởng sự trợ cấp tài chánh từ cơ quan tài trợ của chính phủ.
Cập nhật hóa nội quy và một ban chấp hành nới rộng được công khai bầu bán mỗi hai năm theo nội quy ấn định.
Tổ chức các lớp Việt ngữ cấp 1, 2 nhờ vào sự tình nguyện, mà quý thầy cô nguyên là giáo viên ở quê nhà.
Mở các lớp kèm Anh ngữ để giúp con em theo kịp chương trình ở các trường lớp Úc.
Sinh họat phát huy văn hóa truyền thống dân tộc được tổ chức định kỳ qua các dịp lễ Trung Thu, tết Nguyên Đán…
Những năm 84-92, sinh hoạt cộng đồng được sự điều hành của quý vị chủ tịch Nguyễn Ngọc Mỹ và Lê Thanh Long. Điểm son của giai đoạn này là sự phát triển tinh thần chống cộng cũng như sự gắn bó tinh thần thân hữu giữa cựu chiến binh Úc Việt tại địa phương.
Sang năm 93-98, dưới sự dấn thân của quý vị chủ tịch Nguyễn Xuân Hòa, Phạm Ngọc Ái, ban chấp hành đã được trẻ trung hóa để dễ dàng hòa nhập vào sinh hoạt với tập thể các cộng đồng sắc tộc bạn cũng như với cộng đồng cư dân chính mạch. Nhờ vào sự ý thức của các thành viên trong BCH, thiện chí và tinh thần phục vụ vô vị lợi của lớp người trẻ cũng như sự tham gia tích cực của đồng hương trong vùng, một luồng hứng khởi thổi vào sinh hoạt của cộng đồng chúng tôi. Các công tác được tiếp nối liên tục, phát huy và mở rộng ra ngoài ranh giới địa phương để góp phần vào các sinh hoạt chung của cộng đồng tỵ nạn Việt Nam trên toàn nước Úc. Trong giai đoạn này tờ đặc san Liên Hệ (mỗi ba tháng một số) như một thành công đáng ca ngợi, nó tạo nguồn cảm thông liên lạc, thông tin hữu ích nhằm gắn bó sự thân hữu cần thiết cho sinh hoạt cộng đồng.
Như anh đã thấy, được thừa hưởng một thành quả miệt mài của lớp đàn anh đi trước như thế, nên trong những nhiệm kỳ sau này do tôi đảm nhận mọi chuyện đều đã có nề nếp và sức sống, vì thế chúng tôi cứ noi theo đó mà làm cho toàn hảo hơn mà thôi.
Một biến cố quan trọng xảy ra trong giai đoạn này là cuộc chiến giữa chúng ta và Bạo quyền Cộng sản VN trong vụ VTV4 mà có lẽ tất cả chúng ta đều hãnh diện tham gia. CĐ Wollongong chúng tôi đã cùng làm việc với các Tiểu Bang & Lãnh thổ của CĐNVTD khắp nơi để đạt được kết quả tốt đẹp qua chiến thắng với SBS-TV vừa qua.
Anh hỏi điểm đặc biệt của BCH hiện tại, thì như trên tôi đã giới thiệu các thành viên, anh và quý đống hương chắc cũng nhận ra rằng vùng đất Wollongong này, nói theo địa lý á đông là… âm thịnh dương suy!"!

CÂU NĂM (Câu hỏi 4 Xin cho qua)

Với cá nhân tôi, tôi được may mắn ra làm việc với cộng đồng khi còn là sinh viên, những kinh nghiệm tích tụ được đã tạo cho tôi một sự tự tin khi ra trường đi tìm việc. Tôi quan niệm trên đường đời chúng ta không thể tránh được những gian nan thử thách, vì thế đừng nản chí, đừng tìm cách tránh né. Hãy bình tĩnh đối diện với thực tế và từ tốn tìm cách giải quyết. Tuy nhiên nếu nói công việc CĐ không có ảnh hưởng đến gia đình thì không đúng, vâng thưa anh, những ai ra gánh vác công việc cộng đồng đều là những người hy sinh vì công việc chung và không ít thì nhiều cũng có ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Có nhiều lúc cá nhân chúng tôi rất cảm thấy mặc cảm tội lỗi khi không có nhiều thời gian dành cho gia đình như mình mong ước, và là một người phụ nữ thì nhiều lúc cái mặc cảm ấy rất lớn và tôi rất áy náy, nhất là cháu trai của chúng tôi còn nhỏ. Tuy gia đình chúng tôi không có sống gió bão bùng nhưng đôi lúc cũng có mưa lâm râm anh ạ!!! Cũng may mắn là tôi được sự hỗ trợ của gia đình rất nhiều và trong các công tác cộng đồng thì lúc nào cũng có ông xã giúp ý kiến và luôn sát cánh hỗ trợ. Nếu không có sự cảm thông và hỗ trợ đó thì có lẽ tôi đã “đứt bóng” từ lâu, thưa anh.
Một câu nhật tụng mà chồng tôi vẫn phải hô to hằng ngày trong quân trường lúc đang thụ huấn và anh ấy rất lấy làm tâm đắc, anh cứ đọc hoài cho tôi nghe mỗi khi có chuyện khó xử: “Chúng tôi không ước mơ cuộc sống dể dàng êm ấm mà chỉ khao khát những khó khăn và mưa gió”. Nghe riết rồi tôi cũng đâm ra lạc quan với cuộc đời. Cũng cùng một chí hướng và lý tưởng nên chúng tôi dễ dàng chia sẻ gánh nặng những khó khăn, cùng nương tựa nhau khi cần thiết và việc này động viên tôi rất là nhiều.

CÂU SÁU

Để trả lời câu hỏi này, tôi thiết nghĩ phải là một chuyên gia chính trị mới có câu trả lời đầy đủ. Riêng tôi, có một điều tôi tin chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai rất gần, đó là sự sụp đổ của chế độ Cộng sản tàn bạo trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta. Và vì thế chúng ta phải chuẩn bị. Trong những buổi sinh hoạt với thanh thiếu niên VN địa phương, chúng tôi luôn đề cao tinh thần tự trọng, biết ơn và vị tha. Chính tinh thần này sẽ tạo cho lớp trẻ VN tương lai biết dấn thân phục vụ cho xã hội, biết hãnh diện mình là người có nguồn gốc Việt Nam và khi Đất Mẹ cần, các em sẽ góp một bàn tay cùng đồng bào ở quê nhà.

CÂU BẢY

Khi ra làm việc cộng đồng, tôi biết một số lớn anh chị em đã phải chịu áp lực nặng nề từ phía gia đình và xã hội. Ngay chính bản thân tôi, dù hai vợ chồng đều tham gia sinh hoạt, chúng tôi vẫn thường xuyên tranh cãi đến giận hờn. Nhưng đó là ưu điểm của dân chủ. Càng tranh luận nhiều càng tránh được nhiều vấp phạm. Lại có người nói rằng chúng tôi ra làm việc chỉ vì danh lợi và có mưu đồ dọn đường chính trị cho mình sau này . Tôi dám thưa rằng cái chức hữu danh vô thực ấy không xứng với thời gian và trí lực của chúng tôi bỏ ra đâu. Xin đừng làm cho thế hệ trẻ sau này nản chí. Dĩ nhiên, nhân vô thập toàn, vậy nếu chúng tôi có làm điều gì sai quấy, xin vì lòng bác ái, góp ý trong tinh thần tương kính và xây dựng. Chuyện gì rồi cũng không qua được công luận. Cái thắng cái thua không có chỗ trong ý nghĩa phục vụ. Được như vậy thật vạn phúc cho lớp trẻ chúng tôi rất nhiều. Nhìn trong truyền hình, thấy mấy ông dân biểu các đảng tranh cãi nhau như mổ bò, thiếu điều ăn tươi nuốt sống nhau. Ấy thế mà sau buổi họp vẫn có thể cặp kè nhau xuống câu lạc bộ quốc hội làm một ly cho thấm giọng …Thấy mà thèm!
Trả lời buổi phỏng vấn này, tôi chỉ xin nói lên những điều tôi học hỏi được về cộng đồng của chúng tôi tại Wollongong qua các anh chị chú bác đi trước, cũng như quan niệm sống và ước mơ của riêng tôi. Vì thế xin tha thứ cho tôi, nếu trong lúc hành xử công việc Cộng đồng có điều gì không đúng và thiếu sót.
Nhân đây, chúng tôi xin phép Quý Báo cho chúng tôi được mượn vài dòng ở đây để gởi lời tri ân đến các vị chủ tịch và các thành viên các ban chấp hành tiền nhiệm đã bỏ rất nhiều công sức để gây dựng nên cộng đồng VN tại đây từ bao năm qua, với một nền tảng vững chắc và quy củ như hiện nay. Vì vậy, chúng tôi, lớp hậu bối, cũng phải thay nhau tiếp nối đứng ra nhận lãnh trách nhiệm mà tiếp tục củng cố, xây dựng CĐ chúng ta cho ngày thêm khởi sắc và vững mạnh hơn mà thôi. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm tạ tất cả bà con cô bác tại Wollongong đã hỗ trợ chúng tôi trong các công tác để chúng tôi có thể hoàn thành các công tác ấy một cách tốt đẹp. Không có các anh chị em thiện nguyện giúp đỡ, cá nhân chúng tôi sẽ chẳng làm được việc chi. Chúng tôi cũng xin cám ơn anh chị Trần Mãnh đã cho chúng tôi tài liệu và giúp chúng tôi hiểu biết thêm về những ngày đầu định cư của người Việt tỵ nạn và sự hình thành của Cộng Đồng người Việt tại Wollongong.
Nhân đây, cho tôi và đồng hương tại Wollongong được gởi lời cám ơn đến Saigon Times đã luôn hỗ trợ và sốt sắng giúp đỡ chúng tôi suốt bao năm qua trong công việc truyền thông. Có những lúc các thông báo gởi đi không đọc được, quý báo đã đánh máy lại hoặc liên lạc với chúng tôi nếu có những chi tiết sai trong các thông báo chúng tôi gởi đi. Xin thành thật cám ơn và kính chúc quý báo luôn vững mạnh để tiếp tục lý tưởng của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.