Hôm nay,  

Bản Đồ Thời Sự

12/03/200500:00:00(Xem: 4927)
Những gì sẽ xảy ra, ở đâu, vì sao"
Lebanon
Các lực lượng đối lập Lebanon đang gặp một nan đề lớn là kết hợp đấu tranh, trong khi lực lượng Hezbollah cũng gặp một lựa chọn nan giải.
Sau khi nguyên Thủ tướng Hariri bị ám sát hôm 14 Tháng Hai, dân Lebanon xuống đường biểu tình tố giác Syria nhúng tay vào vụ ám sát và đòi Syria rút quân khỏi Lebanon. Các nước Tây phương, cả Mỹ và Pháp, cũng đả kích vụ này và đòi Syria lập tức triệt thoái. Các vụ biểu tình liên tục khiến Thủ tướng Omar Karami phải từ chức hôm 28 Tháng Hai, nhưng lực lượng Hezbollah cũng kêu gọi biểu tình tại Lebanon, và cả trăm ngàn người xuống đường hôm mùng tám Tháng Ba để bênh Syria và chống ngoại bang (Mỹ) can thiệp vào Lebanon. Hôm mùng chín, Quốc hội Lebanon, với đa số thân Syria, lại vừa tái chỉ định Karami làm Thủ tướng để duy trì ảnh hưởng của Syria, ít ra cho tới ngày bầu cử Quốc hội vào tháng Năm này.
Bài toán của đối lập tại Lebanon" Xứ này gồm nhiều sắc tộc và giáo phái và các lãnh tụ đã thành công trong việc kêu gọi biểu tình chống chính quyền Lenanon thân Syria, do Tổng thống Emile Lahoud lãnh đạo, khiến Karami phải từ chức. Nhưng, các lãnh tụ phe Sunni, Shiite và Maronite là những ai, họ có khả năng hợp tác và lãnh đạo một chính quyền liên hiệp và độc lập với Syria chăng"
Bài toán của Hezbollah" Trong chính trường Lebanon, Hezbollah có tổ chức và quần chúng, lại được cả Syria và Iran yểm trợ, và đấu tranh dưới chiêu bài chống Mỹ và Do Thái can thiệp vào Lebanon. Hezbollah là lực lượng võ trang - khủng bố - đã khiến Mỹ và Do Thái phải rút khỏi Lebanon hơn 20 năm trước, và đang thoát xác thành một phong trào chính trị với nhiều chương trình xã hội được lòng dân, nhưng chưa từ bỏ giải pháp khủng bố và không chịu đưa các nhóm võ trang vào quân đội Lebanon. Vì hoạt động khủng bố, Hezbollah từng bị Liên hiệp quốc lên án (Nghị quyết 1559, năm 2004) và gần đây còn bị tố cáo là gây ra vụ khủng bố tại Tel Aviv để phá vỡ kế hoạch hòa giải giữa Israel và Palestine.
Sau khi tổ chức thành công cuộc biểu tình hôm mùng tám, Hezbollah muốn tự xác định như thực thể chính trị đáng kể dù vẫn bị dư luận Lebanon và quốc tế coi là có liên hệ tới khủng bố và là công cụ của Iran và Syria nhằm gây rối tại Lebanon. Hezbollah phải chứng minh tính quốc gia - lo cho dân Lebanon - hơn quốc tế - chống Mỹ, Do Thái và ủng hộ Syria cùng Iran. Hoặc tệ hơn thế, trước sau chỉ là khủng bố.
Bài toán của Lebanon" Làm sao có đối thoại giữa các lực lượng đối lập với Hezbollah và phe thân Syria" Trên bàn cờ chính trị Lebanon, phe nào có nhiều quân hơn, phe nào được lòng dân hơn" Và dân Lebanon muốn hòa bình và dân chủ đến chừng nào để trở thành sức ép đáng kể nhất trên ngần ấy xu hướng đối nghịch"
Bài toán của Hoa Kỳ" Làm sao yểm trợ phong trào dân chủ mà không làm cho các lực lượng đối lập bị mang tiếng là "tay sai của Mỹ"" Bài toán của Syria" Làm sao phối hợp với Iran và Hezbollah để không hoàn toàn bị tuột tay khỏi Lebanon. Bài toán của các nước Hồi giáo trong khu vực" Làm sao giải quyết êm thắm một lúc hai vấn đề là Lebanon và Palestine mà không thổi bùng phong trào khủng bố khiến Hoa Kỳ sẽ can thiệp mạnh hơn"
Chechnya
Ngày tám tháng Ba, Lực lượng Đặc biệt Nga đã giết chết lãnh tụ Chechen ly khai là cựu Tổng thống Aslan Maskhadov trong một cuộc tảo thanh tại Tolstoy-Yurt.
Thắng lợi của Nga khiến các lực lượng Chechen phải tìm ra người thay thế và tất nhiên ảnh hưởng đến cuộc chiến tại Chechnya. Ai sẽ lên ngôi thủ lãnh, phong trào ly khai sẽ đi về đâu và quốc tế sẽ có phản ứng gì đối với chiến cuộc Chechnya của Liên bang Nga"
Hai nhân vật Chechen được nói tới là: 1) Shamil Basayev, lãnh tụ cực đoan nhất và có quan hệ với các nhóm Thánh chiến Hồi giáo quốc tế; 2) Abdul Khalim Sadulayev, nguyên Chủ tịch Tối cao Pháp viện Chechnya. Các nhóm ly khai sẽ chọn Basayev, Sadulayev hay một lãnh tụ của các lực lượng võ trang đang đòi độc lập"
Đến nay, Tây phương tỏ ra lúng túng về cuộc chiến Chechnya: một đằng kêu gọi Tổng thống Vladimir Putin phải tự chế và tìm giải pháp hòa bình với Chechnya; một đằng lại sợ sự kết hợp của phong trào "Thánh chiến Hồi giáo" - quân khủng bố - với các nhóm Chechen. Putin thì khẳng định rằng cuộc chiến tại Chechnya chỉ là một phần của trận tuyến toàn cầu chống khủng bố Hồi giáo.

Sau khi lãnh tụ gọi là ôn hòa Maskhadov bị giết, làm sao Putin có thể nói chuyện hòa giải với phong trào Chechen ly khai" Giữa nhu cầu diệt trừ khủng bố và nhu cầu kiềm chế Liên bang Nga - nhân danh quyền tự chủ của dân Chechen - Tây phương chọn ưu tiên nào" Hoa Kỳ sẽ nói gì" Putin sẽ trả lời sao" Liên hiệp Âu châu - trong đó có Đức là nước đang có hướng thân Nga vì quyền lợi kinh tế và chiến lược của mình - sẽ tính gì về Chechnya" Mâu thuẫn Mỹ-Âu-Nga có vì đó mà đào sâu"
Trục Đức-Nga"
Về thực chất, Thủ tướng Đức Schroeder chỉ chống Mỹ qua một mùa bầu cử, chứ không triệt để và gay gắt như Tổng thống Pháp Chirac: Đức không muốn chỉ là phụ diễn với Pháp trong màn chống Mỹ. Cũng về thực chất, Đức không muốn kém thế ngoại giao và quân sự mà lại là cường quốc lệ thuộc Liên bang Nga về năng lượng và kinh tế.
Quan hệ tay ba Âu-Mỹ-Nga vẫn thấp thoáng có màn "hai đánh một", trên từng vấn đề.
Pháp và Đức đứng cùng Nga để chặn Mỹ tại Iraq; Mỹ và Âu lại muốn bào mỏng Nga khi yểm trợ dân chủ tại Ukraine sau khi đã kéo Serbia và Georgia về Tây Âu; trong vụ Chechnya, vì mối nguy khủng bố, Mỹ lại thông cảm với Putin hơn là Âu châu.
Giữa ngần ấy tính toán, có một ẩn số chưa ai biết: Đức tính gì" Một đề tài thời sự dắng chú ý.
Không muốn là trái banh, hay quả cân đung đưa trên bàn cân Đông-Tây, Đức có thể nghĩ đến thế liên minh trường kỳ với Nga. Đây không là một giả thuyết mơ hồ.
Đức từng là "siêu cường Âu châu" từ năm 800, dưới tên Holy Roman Empire (Saint Empire Romain Germanique) cho đến khi bị phân thành nhiều mảnh vụn vào thế kỷ 16 khi Giáo hội vỡ đôi từ cuộc Cải cách Tôn giáo (thành Tin Lành và Công giáo). Từ khi tái thống nhất thành một quốc gia năm 1871, Đức từng là đại cường Âu châu đã ba lần cho Pháp bại trận, 1871 và hai Thế chiến và cũng đã hai lần liên kết với Nga: là cường quốc lục địa nằm giữa Âu châu, Đức bị giằng xé giữa hai hướng Đông Tây. Khi đối đầu với các nước Tây Âu thì phải bảo đảm an ninh ở mạn Đông và bắt tay với Nga.
Đức chỉ là thực thể không đáng kể từ 1945, khi bị chia đôi và bị chiếm đóng. Tình trạng đó kết thúc năm 1999 mà dư luận không chịu thấy vì còn ăn mừng chiến thắng. Giờ này dư luận vẫn chưa thấy, vì chỉ chú ý đến thế hợp tác Pháp-Đức để chống Mỹ.
Suốt nửa thế kỷ Chiến tranh lạnh, Pháp khai thác sự suy yếu của Đức để giữ thế mạnh tại Âu châu và hai lần chặn đường gia nhập Âu châu của Anh. Cái thế khống chế ấy nay đã hết.
Pháp kéo Đức đứng sau mình trên trận thế chống Mỹ, nhưng trục Pháp-Đức làm Liên hiệp Âu châu bị tê liệt: đa số hội viên Âu châu không đồng ý với Pháp. Dù sao, Đức chỉ chống Mỹ làm phép, chứ không thấy mối lợi chiến lược nhờ việc ấy. Trong ba lần bị Đức khuất phục, Pháp còn có hậu phương là các thuộc địa, cho nên giờ này vẫn duy trì quan điểm "thế giới thứ ba" để lấy lòng các nước nghèo làm lực đối trọng với Mỹ. Đức thì không, tương lai và quá khứ lẫn quyền lợi và thế lực hoàn toàn nằm tại Âu châu.
Nay Âu châu thống nhất tiền tệ, chánh sách kinh tế và tài chánh của Đức bị Bruxelles chi phối - cực bất tiện khi kinh tế bị suy trầm sau nỗ lực thống nhất. Ở bên ngoài, Mỹ triệt tiêu ảnh hưởng của Nga và tăng cường vai trò của Minh ước NATO để củng cố thế lực của mình. Nga lui đến đâu, các nước Đông Âu được giải phóng lại ngả theo Mỹ đến đấy - về cả lập trường ngoại giao lẫn chủ trương kinh tế: Đức mất ảnh hưởng trên vùng quỹ đạo cố hữu như Hung hay Ba Lan. Cái mà nước Nga mất, nước Đức lại không được!
Nước Đức, người dân, trí thức và lãnh đạo chính trị, có thể đang tìm đường khác. Họ đang thống nhất ý chí và cả ý thức văn hóa lẫn sắc tộc, để tìm một ngôi vị khác.
Trong quá khứ, Đức từng liên minh với Nga, xóa nợ cho Nga và mua năng lượng và giao dịch mua bán với quốc gia Âu-Á này. Trong quá khứ, Liên xô và Đức quốc xã đã từng hợp tác để chia vùng ảnh hưởng tại Trung Âu và Đông Âu. Tương lai không loại bỏ giả thuyết ấy, khi Đức đang là chủ nợ lớn của Nga, và cần nguyên vật liệu lẫn năng lượng của Nga, trong khi vẫn bị coi là cường quốc hạng nhì trong khối Tây phương.
Đức sẽ không trở lại xu hướng phát xít, nhưng sẽ chẳng là đồng minh của Mỹ, của Anh, càng không là đàn em của Pháp. Có lẽ chỉ một số người Pháp là chưa hiểu điều ấy, vì bị mờ mắt bởi 60 năm keo sơn với Đức, một thời khoảng ngắn trong lịch sử quan hệ Pháp-Đức.
(Còn tiếp… vì trái đất còn quay)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.