Hôm nay,  

Sóng Thần Giáp Thân Tràn Qua Ất Dậu

01/01/200500:00:00(Xem: 4915)
Trận sóng thần Giáng Sinh là biến cố quan trọng nhất trong năm 2005. Nó phá tan huyền thoại phát triển Châu Á và đánh dấu sự chuyển mình cần thiết của Á Châu.
Chúng ta sẽ không bao giờ biết được là bao nhiêu người đã thiệt mạng vì đợt sóng thần nối tiếp trận động đất Indonesia vào ngày 26 tháng 12. Nhiều đảo nhỏ đã chìm dưới đại dương cùng nhiều ngư thuyền, từng ngôi làng đã bị sóng biển quét sạch. Nhưng, hậu quả của cơn địa chấn này sẽ còn là những đợt hậu chấn chính trị trùm lên toàn lục địa Châu Á.
Về tổn thất nhân mạng, đây có thể là loại thiên tai nhất nhì thế giới, sánh được với trận động đất Đường Sơn năm 1976 tại Trung Quốc khiến nửa triệu người mất mạng (số chính thức chỉ là 250.000) hoặc tại Thiểm Tây năm 1556 khiến 800.000 người thiệt mạng.

Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn tổn thất nhân mạng, ta thấy trận động đất dưới biển và sóng thần ngoài khơi vào dịp Giáng Sinh lại không gây thiệt hại kinh tế lớn lao như nhiều người lo ngại.
Lý do chính là đa số các vùng bị nạn đều là những vùng nghèo đói, những làng đánh cá, không là những trung tâm kỹ nghệ quy mô hay các thành phố lớn của Indonesia, Sri Lanka hay Ấn Độ. Ngoại lệ ở đây là trung tâm du lịch Phuket của Thái Lan.
Hàng năm, du lịch đem lại chừng 6% của tổng sản lượng nội địa GDP cho Thái và nếu thiên tai mùa Giáng Sinh có thể đánh sụt từ 20 đến 25% kỹ nghệ du lịch xứ này – giả thuyết bi quan nhất – thì hậu quả cũng không kéo dài. Các cơ sở du lịch Thái không bị hại nặng nên sẽ phục hồi trong vài tháng, và nếu so sánh thì dịch bệnh viêm phổi cấp tính (SARS) năm 2003 và dịch cúm gà năm 2004 (và năm tới) mới di hại nhiều hơn trong trường kỳ.
Tuy nhiên, việc Thái được báo trước về nguy cơ sóng thần mà ém tin vì sợ làm du khách hốt hoảng mới gây hậu quả vô hình mà tai hại. Sau các vụ viêm phổi và cúm gà xuất phát từ Trung Quốc mà bị giấu nhẹm, việc Thái Lan chặn tin sóng thần làm du khách chết oan khiến thế giới tự hỏi về khả năng thông tin minh bạch của Châu Á. Hậu quả này chưa thể đo lường được bằng con số nhưng không thể là nhỏ.
Quốc gia bị ảnh hưởng trầm trọng nhất trong khu vực chính là Indonesia.
Tỉnh Aceh ở vùng cực Bắc của Sumatra bị tàn phá là nơi mà sắc dân Aceh đang đòi quyền tự trị. Nếu chính quyền Jakarta không khéo giải quyết việc cứu trợ, bất mãn sẽ bùng nổ và cả Indonesia lẫn Úc Đại Lợi đều gặp khó khăn. Sau vụ khủng hoảng kinh tế năm 1997-1998 khiến chính quyền Suharto bị lật đổ, Nam Dương Quần Đảo như tên chúng ta thường gọi quốc gia này thực sự trở thành một quần đảo, một quần thể bị nguy cơ phân hoá thành từng mảnh, mỗi lực lượng lại đòi làm chủ một đảo. Nguy cơ bất ổn đó khiến Úc phải can thiệp để tránh làn sóng thuyền nhân sẽ dạt vào các tỉnh miền Bắc. Lần này, thiên tai động đất và sóng thần khiến hai chính quyền Indonesia và Úc sát cánh cứu trợ. Úc là quốc gia xưa nay viện trợ nhiều nhất cho Indonesia, lần này cũng mau mắn viện trợ và gửi nhân lực qua cấp cứu. Bất ổn và phân hóa tại Indonesia là mối lo cho Úc.


Nhìn rộng hơn, toàn vùng Đông Nam Á và Hiệp hội ASEAN cũng đang đứng trước một thực tế là các quốc gia hội viên không thể chỉ hợp tác với nhau về kinh tế mà nhắm mắt bỏ qua các vấn đề nội bộ của xứ khác theo quy tắc đà điểu vùi đầu xuống cát của ASEAN là không xen lấn vào nội bộ của nhau. Trong thế giới toàn cầu hoá ngày nay, chẳng còn vấn đề gì là nội bộ, và chủ quyền không còn là cái quyền ỷ ngu làm bậy và ỷ dốt nói càn như người ta còn thấy tại Hà Nội.
Nói về Hà Nội, lãnh đạo Việt Nam ngày nay lại có một dịp may khác, khiến người ta tự hỏi là có Trời Phật hay Thượng Đế gì không.
Việt Nam không bị hề hấn về trận động đất và sóng thần, cũng như không bị khủng bố đe dọa, nên có thể là một trung tâm du lịch hấp dẫn hơn Thái Lan, Indonesia, hay Mã Lai Á, Phi Luật Tân. Nhưng, có lợi thế là một chuyện, biết khai thác lại là chuyện khác.
Cho đến nay, lãnh đạo Việt Nam chỉ biết khai thác loại du lịch hạ cấp, và rành nghề móc túi vặt như xuất khẩu mãi dâm và lao nô. Còn văn hoá và lịch sử thì chỉ kẻ vạch làm khẩu hiệu tô vẽ cho đảng. Gần 90% du khách Mỹ từng qua Việt Nam đều quyết định không trở lại vì chả có gì đáng coi, chẳng có gì đáng mua và không có đáng nhớ. Loay hoay thì chỉ còn trông chờ người Mỹ... gốc Việt, vốn hay mủi lòng vì tình tự quê hương và thân quyến.
Nhưng, trong một viễn ảnh trường kỳ, cơn sóng thần Giáng Sinh có quét sạch một huyền thoại khác, huyền thoại về sự trưởng thành và lớn mạnh của Á Châu.
Khu vực này đã có tốc độ tăng trưởng cao nhất, những cao ốc cao nhất, những xe hơi tốt nhất. Khu vực này cũng có ba nước đã có võ khí nguyên tử là Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hòa Hồi giáo Hồi quốc Pakistan và ba nước có thể có võ khí tuyệt đối ấy là Nhật Bản, Bắc Hàn và Nam Hàn. Nhưng, ngoài Nhật Bản, toàn thể lục địa tiên tiến này chưa có khả năng cứu trợ khẩn cấp và nhất là chưa có khả năng dự đoán và thông tin về thiên tai. Á Châu Thái Bình Dương còn được hệ thống kiểm báo của Hoa Kỳ, Á Châu Ấn Độ Dương thì chưa, nên sóng thần mới khiến cả chục vạn người chết oan.
Nói cho gọn, Á Châu mới chỉ Tây phương hoá hoặc hiện đại hóa ở cái vỏ, ở lối tráng men bên ngoài, chứ những việc dân sinh thiết thực thì chưa là mối quan tâm của chính quyền. Á Châu lao vào tiến trình học đòi và hãnh diện vì mấy chục năm tăng trưởng vượt bậc rồi bị khủng hoảng kinh tế năm 97 mà không biết tại sao và chưa biết cải cách. Á Châu đã cống hiến cho thế giới dịch SARS và dịch cúm gia cầm. Á Châu bó tay nhìn Trung Quốc hung hăng vươn ra ngoài chụp lấy các quần đảo ngoài Đông Hải mà không có một diễn đàn hay kế sách đối phó. Á Châu chỉ biết cúi đầu sản xuất và phó mặc an ninh của mình cho ai khác....
Trong cõi Á Châu ấy, có Việt Nam đứng ở vị trí chói lọi với ngọn đèn đỏ về nền lạc hậu. Y hệt như cách ứng phó với dịch SARS và cúm gà, vụ cháy cao ốc Crystal Palace ở Saigòn năm xưa hay lũ lụt hàng năm tại châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long là những chứng cớ khó chối cãi.
Qua năm Ất Dậu, toàn lục địa này sẽ bị lay động và phải đối diện với sự thật bi đát: Á Châu vẫn còn là một vùng lạc hậu và lạc hậu nhất là cách đánh giá sinh mạng của người dân. Những cơn hậu chấn chính trị nối tiếp địa chấn và sóng thần Giáng Sinh sẽ là đặc điểm của Á Châu trong năm tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.