Hôm nay,  

Trong Căn Phòng Rưỡi (2)

17/12/200400:00:00(Xem: 4598)
Gửi L. K.
Joseph Brodsky

3

Ông cụ tôi thọ hơn bà cụ mười ba tháng. Bà cụ 78 tuổi trời, còn ông cụ tám mươi. Tôi chỉ được sống chung với cả hai, ba mươi hai năm. Tôi gần như chẳng biết một tí gì, về chuyện hai ông bà đã làm quen với nhau trong dịp nào, ra làm sao; tôi còn chẳng biết hai người lấy nhau vào năm nào. Chẳng biết cách họ sống, cách họ xoay xở, trong mười một hoặc mười hai năm sau cùng của cuộc đời của họ, những năm không có tôi. Kể từ khi chẳng hề biết như vậy, tôi đành nhủ thầm rằng mọi chuyện thì cũng theo thường lệ, và, biết đâu, hai cụ còn cảm thấy dễ xoay sở hơn, khi không có tôi ở kế bên, cả về mặt tiền bạc chi dụng hàng ngày, lẫn việc, hết còn phải thấp thỏm, về chuyện tụi nó bắt bớ giam cầm thằng con.

Ngoại trừ chuyện, tôi đã không được phụng dưỡng bố mẹ khi ông bà đã già đã yếu, ngoại trừ chuyện, hai cụ mất không có tôi ở kế bên. Tuy nhiên, tôi nói như vậy không hoàn toàn là do mặc cảm tội lỗi. Ao ước, làm sao đi đúng con đường của bố mẹ, theo tôi, có thể là một ao ước có tính ích kỷ, bởi vì, mọi đứa trẻ, cách này hay cách khác, đều lập lại thành công của bố mẹ chúng. Tôi chỉ có thể nói như thế này, nói cho cùng, con người muốn học, từ bố mẹ của mình, về tương lai của chính mình, của riêng mình, về tuổi già của riêng mình; con người muốn học, từ bố mẹ của chính nó, bài học tối hậu này: làm sao chết, chết thế nào, how to die. Ngay cả khi chẳng muốn bất cứ một điều gì vừa nêu trên, thì con người vẫn hiểu ra điều này, tuy không cố tình muốn hiểu, rằng, khi mình già, liệu có khác ông via mình chút nào không, hay cũng rứa" Liệu những gì gì, giọt máu đào hơn ao nước lã, là như vậy, liệu cái bệnh đau tim này, là di truyền"”

Như vậy là tôi không, và sẽ chẳng bao giờ biết, ông cụ bà cụ cảm thấy thế nào, những năm cuối cùng của cuộc đời của họ. Họ đã phải sợ hãi bao nhiêu lần" Bao nhiêu lần họ đã cảm thấy mình đã được sửa soạn, để chết, và sau đó, sau khi đã hoàn hồn, liệu có khi nào họ mong ước, cả ba chúng tôi sẽ có cơ hội lại đoàn tụ" “Con trai của mẹ,” bà cụ sẽ gọi điện thoại cho tôi, và nói, “điều độc nhất mà mẹ muốn từ cuộc đời này, là, lại được nhìn thấy con. Đó là điều khiến mẹ còn níu kéo cuộc đời này". Và một phút sau, “Con đang làm gì đó, mẹ muốn nói, năm phút, trước khi con gọi cho mẹ"” “Con đang rửa chén dĩa.” “Ô, vậy thì tốt quá. Đó là điều thật tốt để mà làm. Đôi khi nó còn làm cho con khoẻ mạnh, một cách trị bịnh tuyệt vời đấy, con trai của mẹ.”

Căn Phòng Rưỡi của chúng tôi đó, thuộc một dẫy phòng, chiếm một phần ba một khu nhà nếu tính theo bề dài, ở phía bắc một tòa building gồm sáu tầng lầu, nhìn ra ba con phố, và một quảng trường. Tòa building là một trong những phúc lợi kỳ diệu nhất, được xây dựng theo kiểu của người Moor, kiểu nhà đánh dấu bước ngoặt của thế kỷ tại vùng Đông Âu. Được dựng lên vào năm 1903, năm sinh của ông già tôi, nó là một trong những nguồn cảm hứng về kiến trúc, đối với thành phố St. Petersburg vào thời kỳ đó, và Anna Akhmatova có lần đã kể cho tôi nghe, là ông cụ bà cụ của bà đã đẩy một chiếc xe trẻ con, trên có cô con gái của hai cụ, tức là nữ thi sĩ lớn lao của nước Nga sau này, tới viếng thăm kỳ quan kiến trúc, là tòa building nói trên. Về phía Tây của tòa nhà, nó nhìn ra một trong những đại lộ nổi tiếng nhất của văn học Nga, đại lộ Liteiny Prospect, nhà thơ lớn Alexxander Blok có thời gian có một căn phòng tại đây. Riêng về dẫy nhà của chúng tôi, một trong nó đã từng được một cặp văn nhân tài tử cư ngụ. Cặp này đã có thờ ngự trị sàn diễn văn học thời tiền Cách Mạng Nga, và cả sau này, thời kỳ lưu vong tại Paris, vào thập niên 1920, và 1930, đó là Dmitry Merezhkovsky và Zimaida Gippius. Và cũng chính từ bao lơn căn phòng rưỡi của chúng tôi mà Zinka, khi còn ngây thơ, trứng nước, đã buông lời lăng nhục đám thuỷ thủ cách mạng.

Sau Cách Mạng, với chính sách “cài răng lược” đám trưởng giả, dẫy nhà trên đã được xẻ banh ra, mỗi gia đình một mẩu. Tường cứ thế thi nhau dựng lên, ngăn những phòng lớn ra. Lúc đầu thì còn là tường gỗ lớp, plywood. Rồi thì là, theo năm tháng, đủ thứ loại tường, ván, gạch… cũng góp phần làm nên tiêu chuẩn, mẫu mã kiến trúc. Không gian không triển nở mãi ra, nhưng mà là cứ thế co rúm lại. Do co rúm lại như thế, lạ lùng thay, không gian lại trở nên hài hòa hơn. Cấu trúc có vẻ đẹp ra, và, có nhiều tên gọi: một gian [cell], một góc [closet], một cái mả, cái huyệt [a grave]. Như những cánh tay, những cái vòi, chúng cứ thế vươn ra, ôm trọn lấy những khoảng trời.

Trong Liên Bang Xô Viết, tiêu chuẩn chỗ ăn chỗ nằm, là 9 mét vuông cho một người.
[còn tiếp]

NQT dịch

tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.