Hôm nay,  

Chấm Phá Thời Sự: Gân Gà Chirac

30/06/200400:00:00(Xem: 5155)
Jacques Chirac từng là Thứ trưởng Tài chánh trẻ nhất của Pháp. Nhưng, đó là chuyện 40 năm về trước, thời Charles de Gaulle làm Tổng thống. Nay ông là ông già gân.
Thời đó, de Gaulle tin rằng Anh là "con ngựa thành Troie" của Mỹ. Vật mai phục của Mỹ để giảm bớt ảnh hưởng Pháp tại Âu châu. De Gaulle cần Mỹ và NATO phòng ngừa cả Liên xô lẫn Đức, là nước đã cho Pháp hít đất ba lần trong có 70 năm. Nhưng ông rút quân đội Pháp khỏi hệ thống chỉ huy của NATO, khiến NATO phải dời trụ sở từ Versailles cạnh Paris qua Bruxelles của Bỉ. Lý do: nền độc lập và quyền uy của Pháp muôn năm.
Chirac là đệ tử của chính đảng do de Gaulle thành lập, nay đổi thành "Liên hiệp cho Phong trào Quốc dân", đảng UMP đang cầm quyền. Và Chirac là truyền nhân của de Gaulle với khuynh hướng bảo vệ uy thế Pháp trên trường quốc tế.
Khốn nỗi, Pháp lụn bại nên uy thế co cụm, chỉ lanh quanh trong Liên hiệp Âu châu EU. Và đấy là đầu mối tỵ hiềm với Mỹ. Mối hờn thâm căn cố đế, càng già càng cay.
Tại Thượng đỉnh NATO ở Istanbul thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 27, Tổng thống Bush nói cho đẹp lòng người Thổ: "Thổ Nhĩ Kỳ phải có ngày được nhận vào EU". Dân Thổ đẹp lòng nhưng Chirac tím mặt. Chuyện EU thì mắc mớ gì tới Mỹ"
Hôm sau, được tin Iraq đã nhận lại chủ quyền từ Liên quân do Mỹ lãnh đạo, trước vẻ hý hửng của Tổng thống Bush và Thủ tướng Tony Blair của Anh ("con ngựa thành Troie của My"õ, như de Gaulle đã dạy), Chirac xối nước lạnh: "Tôi mừng là hôm nay chính quyền liên quân đã bị giải tán". Chứ không mừng là Iraq đang giành lại chủ quyền!

Đã vậy, giận quá hóa dại, ông phang Bush với ngôn ngữ thiếu ngoại giao: "về vụ Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Mỹ lạng quạng đi vào lãnh vực vô thẩm quyền, cũng vô lý như khi tôi dạy Mỹ về chánh sách ngoại giao với Mễ." Các lãnh tụ NATO đều lúng túng vì đang muốn hàn gắn rạn nứt với nước chủ chi và tăng viện cho Mỹ tại Afghanistan và Iraq. Chỉ có Bush là cười.
Ông ta không nói ẩu và ngớ ngẩn vô tâm đâu.
Thổ Nhĩ Kỳ có dân số đông hơn Pháp đến 10 triệu, và gia tăng gấp ba mỗi năm. Trong cơ chế EU, các nước đều bình đẳng, dân số mới đáng kể. Và Thổ muốn vào Âu, Mỹ cũng muốn vậy, làm Chirac sốt tiết. Trong Liên hiệp Âu châu, Pháp muốn giữ thế mạnh của nước sáng lập, nhưng mất dần ảnh hưởng. Một phần vì có Anh là đồng minh của Mỹ, phần nữa là có bảy hội viên mới, từ Đông Âu trở về sau khi thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Liên xô. Và còn các hội viên Bắc Âu nữa. Trong vụ Iraq, ngoài Anh, Ý và Tây Ban Nha, đa số hội viên Đông Âu và Đan Mạch ở Bắc Âu lại đồng ý với Mỹ hơn là với ba hội viên sáng lập kỳ cựu là Pháp, Đức và Bỉ.
Và đa số cũng không đồng ý với việc Chirac dùng EU làm chiến mã của Pháp. Họ không sợ Mỹ xen lấn vào chuyện Âu châu, mà ghét thái độ kẻ cả của Pháp. Ăn to nói lớn mà không chịu rộng chi vì kinh tế lụn bại. Chirac càng đòi dạy dỗ Bush, họ càng thấy khó chịu, Pháp càng bị cô lập. Và dân Mỹ càng thấy Chirac hỗn.
Vì vậy, Bush vẫn cười nghĩ đền vẻ nhăn nhó của Kerry ở nhà. Với loại đồng minh đó, John "Francois" Kerry sẽ làm được gì với chủ trương "kết hợp đa phương"" Ông già gân Chirac dọn món gân gà cho thực đơn Kerry. Không vui sao được! Vive la France!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Ngấp nghé bước lên hàng năm, mắt nhiều vết chân chim, da cổ chùng, da bụng nhão… Mỗ cảm nhận cái già đã hiện tướng, cái vô thường đã lãng đãng… nên phát tâm tu học đặng kiếm chút phước huệ về sau.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Thứ Bảy ngày 16/11/2019 tại Toà Thị Chính, thành phố Asolo, một buổi lễ kỷ niệm 40 năm người Việt tỵ nạn tại Ý được diễn ra do hội đoàn (Pro Loco) và chính quyền địạ phương tổ chức, cùng với sự hợp tác của hội Đông Sơn - Cộng Đồng Người Việt tại Ý.
Westminster (CA) - Hội Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật PSCVN sẽ tổ chức triển lãm nhiếp ảnh nghệ thuật học viên vừa mãn khóa năm 2019 trong 2 ngày cuối tuần tuần này, Thứ Bẩy và Chủ Nhật ngày 23 và 24 tháng 11, 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt 14771 đường Moran, Westminster, California.
Việc đàn hặc tại Hoa Kỳ cũng như trong các nước dân chủ là tiến trình dân chủ bảo vệ quyền của người dân trong việc quản trị đất nước. Quyền này được ghi trong hiến pháp Hoa kỳ và được tôn trọng do sự hiện diện của hai đảng tạo sự quân bình quyền lực mà không đưa đến độc tài, độc quyền.
Miền Nam trước đây gọi nhạc vàng là tân nhạc để phân biệt với cổ nhạc. Sau chiến tranh, bên thắng cuộc mở “mặt trận” tấn công vào nền văn hóa miền Nam, cả tân nhạc lẫn cổ nhạc đều bị nghiêm cấm và bị hủy diệt.
Hình ảnh cảnh sát Hong Kong tràn vào đại học đàn áp đánh đập sinh viên Hong Kong ngày 19-11-2019 lan truyền khắp thế giới gây xúc động nhiều người. Nhạc sĩ Trần Chí Phúc vừa viết xong ca khúc mới nhất Cám Ơn Hong Kong, đàn hát, quay video bằng Iphone và đưa lên Youtube.
California là vùng đất của giấc mơ vàng đã trở thành cơn ác mộng nhà cửa tồi tệ nhất của nước Mỹ. Những trận cháy rừng gần đây chỉ nâng cao giá nhà đối với một tiểu bang có vẻ không thể xây cất đủ nhà mới.
RIO DE JANEIRO - Dữ liệu mới do “National Institute for Space Research – INPE” cung cấp cho hay mức độ phá rừng nhiệt đới tại Brazil là rộng lớn nhất từ 2008, có ảnh hưởng từ chính quyền phái hữu của TT Bolsonaro.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.