Hôm nay,  

Quần Chúng Thầm Lặng, Và Cử Tri Lưng Chừng

6/30/200400:00:00(View: 4867)
Trong cuộc tranh cử, hai ứng cử viên Bush và Kerry dùng đề tài ý thức hệ, quan điểm, lập trường Bảo Thủ và Cấp Tiến để tranh số phiếu bình dân của quần chúng thầm lặïng và lôi kéo về mình những cử tri còn do dự, chưa quyết định, lưng chừng.
Thực vậy, chỉ huy trửơng chiến dịch tranh cử của TT Bush, Ô. Ken Mehlam cho biết kỳ tái ứng cử này TT Bush là ứng cử viên đầu tiên, kể từ thời đại Reagan, quyết tâm phân định rõ lằn ranh Cấp Tiến (còn gọi là phe tả) và Bảo Thủ (còn gọi là phe hữu) cũng như quyết tâm đi sâu sát vào giới bình dân Mỹ. Theo người chịu trách nhiệm lớn nhứt này trong chiến dịch tranh cử cho TT Bush, từ lâu, "Những người có lập trường Bảo Thủ khao khát có một cuộc bầu cử trong đó có sự chọn lựa rõ trong các vấn đề và chú mục vào người dân thường. Cuộc tranh cử này sẽ nói lên sự chọn lựa rõ ràng đó, một sự chọn lựa có tính ý thức hệ trong các vấn đề. Và cuộc tranh cử này hoàn toàn liên quan đến người bình dân. Nếu bạn là một người Cộng hoà Bảo Thủ, chiến dịch này đang làm những gì bạn muốn."
Một chút lịch sử bầu cử cận đại để ôn cố tri tân. Theo đánh giá của tạp chí National Journal không đảng phái, giữa hai ứng cử viên Bush và Kerry , thì TNS Kerry trong năm nay, là một thượng nghị sĩ cấp tiến nhứt ở Thượng viện Mỹ và biểu lộ càng rõ hơn trong suốt thời gian vận động ứng cử tổng thống. Năm 2000, Phó TT Al Gore tỏ ra là một người Dân Chủ ở giữa (còn gọi là trung dung, không quá tả) và Oâng Bush đóng vai trò một ứng cử viên thuần thành Bảo Thủ. Năm 1992 và 1996 Bill Clinton cùng đóng vai trò người Dân Chủ ở giữa để đối đầu với TT Geoge H.W. Bush. Và TNS Bob Dole tỏ ra ít Bảo Thủ hơn TT Bush hiện thời. Dù ứng cử viên tổng thống Dân Chủ năm 1988 là một người Dân chủ cấp tiến thuần thành, ứng cử TT Bush Cha lúc bấy giờ cũng bị những người Cộng hoà Bảo thủ kiểu Reagan chê bai.
Nhưng trong kỳ bầu cử nam 2004 này, TT Bush nỗ lực vạch một lằn ranh rõ rệt Bảo Thủ và Cấp tiến giữa Oâng và đối thủTNS Kerry, đặc biệt nhứt là sau khi TT Bush, qua thăm dò, cảm thấy chỉ số vừa lòng dân của Oâng bị sút giảm trong vấn đề Chiến tranh Iraq. Nhưng TNS Kerry cũng không vì thế và cũng không có khả năng vọt qua TT Bush được, theo các cuộc thăm dò.
Những nhà vận động nói, TT Bush còn có một con ách trong tay-đó là khối quân chúng bình dân thầm lặng. Trong kỳ bầu cử năm 2000, chính khối quân chúng này đã làm kết quả bầu cử khác đi, khi Dân Chủ an tâm với lợi thế lịch sử Dân Chủ là đảng của dân nghèo, dân thiểu số được các cuộc thâm dò ru ngủ. Sát ngày bầu cử, Cộng hoà mở một chiến dịch toàn quốc đầy tham vọng, đi sâu đi sát vào khối quần chúng hạ tầng cơ sở, thầm lặng, bình dân và sắc tộc thiểu số. Chiến dịch Bush tung ra cả binh đoàn người tình nguyện để vận động từng nhà. Và kỳ bầu cử 2004 này, rút kinh nghiệm kết quả sát nút giữa Gore và Bush trong năm 2000, Bộ Tham mưu tranh cử của Bush đã huy động cả binh đoàn và đã phát động cuộc vận động nhiều tháng trước TNS Kerry. Và chính Bộ tham mưu vận động cho Kerry cũng thú thật chiến dịch của Kerry có chậm hơn, chậm thấy rõ trong việc đặt các văn phòng bầu cử địa phương trong những tiểu bang xôi đậu nhiều tranh chấp như Ohio. Và DC đang tìm cách khắc phục khuyết điểm ấy cho xong trước ngày bầu cử 2 tháng 11. Và như báo đã đăng tại đơn vị bầu cử Thượng Viện của Kerry, nghiệp đoàn đã tổ chức cho cán bộ đi gõ cửa từ nhà vận động cho TNS Kerry.

Và đối với số phiếu nghiêng ngửa của cử tri lưng chừng, các nhà phân tích bầu cử lấy làm lạ, ký bầu cử tổng thống 2004 này, tỷ lệ số người chưa có quyết định rất nhỏ. Thăm dò vào hạ tuần tháng 5, tỷ lệ cử tri lưng chừng trên kếùt quả của ABC News/ Washington Post, là 3%;của CBS là 2%; của CNN/ USAToday, Gallup là 3%; của Trung tâm Nghiên cứu cho Nhân dân và Truyền thông, PEW, phi đảng phái, là 5%. Không có thăm dò nào tỷ lệ này có hai hàng số. Tỷ lệ số người lưng chứng này càng xuống thấp trong các tuần lễ gần đây qua Internet. Tức là cử tri càng gần ngày bầu cử càng tỏ rõ quyết tâm và có một chọn lựa rõ rệt đầu phiếu cho một ứng cử viên đã chọn. Tỷ lệ cử tri lưng chừng sẽ giảm nhiều hơn nữa khi TNS Kerry chọn người đi chung liên danh, ứng cử Phó Tổng Thống. Chớ nỗ lực của TNS Kerry tấn công TT Bush trong việc điều hành chiến tranh chống khủng bố, chiến tranh Iraq, việc giảm thuế, việc làm chảy máu việc làm ra nước ngoài không phải là yếu tố chánh lôi kéo được số 2 triệu cử tri lưng chừng tại các tiểu bang bản lề, và xôi đậu mà hai ứng cử viên nỗ lực lấy lòng trong suốt hạ tuần tháng 5 và thượng tuần tháng 6. Theo Ô. Clay Richards, Phụ tá Giám đốc Viện Thăm dò Quinnipac ở Hamden, Conn, tỷ lệ cử tri còn lưng chứng trong cuộc bầu cử 2004, vào thời điểm tháng 6 và 7 này, là tỷ lệ thấp nhứt trong 40 năm Oâng làm công việc thăm dò bầu cử tổng thống ở Mỹ này. Nên bộ tham mưu tranh cử đang nỗ lực tung vận động viên ra lôi kéo hơn nữa số cử tri lưng chừng này. Số cử tri này là số cử tri nguy hiểm có thể hạ một ứng cử viên dễ dàng.
Giới quan sát bầu cử cho thấy, dù hai ứng cử viên Bush và Kerry đi như con thoi vận động cử tri các tiểu bang bản lề, nhiều cử tri xôi đậu, dù hai bên tung gần một trăm triệu quảng cáo bầu cử, hàng binh đoàn vận động viên tình nguyện, số cử tri lưng chừng vẩn còn từ 5 đến 3%. TT Bush bị TNS Kerry và Dân Chủ phê bình chỉ trích tơi tả, nhưng TNS Kerry không đủ khả năng vọt lên, số cử tri lưng chừng tuy nhỏ nhứt trong các cuộc bầu cử 40 năm trở lại đây. Tuy nhiên số phiếu đó là số phiếu nguy hiểm nên ứng cử viên nào cũng tăng cường nỗ lực để lôi kéo.
Trong số cử tri chưa quyết định đó có người Mỹ gốc Việt không phân biệt Dân Chủ hay Cộng hoà vì chánh nghĩa dân chủ, tự do, nhân quyền VN mạnh hơn tính đảng. Thái độ số cử tri này đang chờ và xem ứng cử viên nào, đảng nào sẽ thiết tha với tự do, dân chủ, nhân quyền VN hơn và hứa hẹn, cam kết ra sao. Lá phiếu người Mỹ gốc Việt tuy thiểu số, ít hơn người Mỹ gốc Hispanics, Phi châu, nhưng là lá phiếu hy vọng có kỷ luật nhờ chất keo gắn bó với cuộc đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN và có kỹ thuật độc đáo bầu khiếm diện của thế hệ thứ 1, cũng có thể là lá phiếu sanh tử cho ứng cử viên trong cuộc bầu cử ngày 2 tháng 11 tới.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100.
Trong khi cuộc chiến vì tự do dân chủ tại Hồng Kông ngày một suy yếu, hai chính phủ Trung Quốc và Nam Hàn bắt tay nhau về quốc phòng, gây lo ngại TQ sẽ dễ dàng hơn trong việc ức hiếp Việt Nam và Đài Loan.
ROME - Giáo hoàng Francis đã đến Thái Lan, trên đường Á du. Cuộc tông du tại Thái Lan và Nhật bắt đầu ngày Thứ Tư 20-11.
CAIRO - Liên đoàn Arap định họp khẩn cấp về chuyển hướng chính sách của chính quyền Trump để ủng hộ chương trình định cư của Israel, sau 40 năm không công nhận.
TEHRAN - Hàng chục người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình bị đàn áp từ hôm Thứ Sáu 15/11.
GENEVA - Bất đồng mậu dịch giữa 2 nước đông Á chưa thể san bằng sau vòng đàm phán thứ nhì tại bản doanh Geneva của “tổ chức mậu dịch thế giới - WTO” trong ngày 19/11.
Heliogen tận dụng phần mềm để điều khiển gương phản chiếu ánh nắng Mặt trời nhắm đến mục tiêu, tạo nguồn nhiệt gấp 3 lần các hệ thống pin Mặt trời thương mại trước đây.
CHICAGO - Giám thị cảnh sát loan báo 1 cậu 15 tuổi tập đàn piano và 1 nhân viên cảnh sát trúng đạn, khi cướp ngân hàng dẫn đầu 1 cuộc rượt đuổi gay cấn trên công lộ.
SAN FRANCISCO - Mặc cho thời tiết đã vào đến giai đoạn cuối thu trong tháng 11, vì nhu cầu phòng ngừa cháy rừng, công ty điện PG&E vẫn phải thực hiện 1 kế hoạch cắt điện tại các khu vực dễ cháy tại các quận trồng nho làm rượu phía bắc Vịnh San Francisco là Sonoma và Napa từ 7 giờ sáng Thứ Tư 20/11.
CHATAM COUNTY - Tượng người lính Nam quân (là phe Confederate thời nội chiến Nam-Bắc Mỹ) đã bị di chuyển khỏi pháp đình là di tích lịch sử tại quận Chatam (North Carolina).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.