Hôm nay,  

Bài Dự Thi "người Việt Trên Đất Úc" - Chồng Tôi

29/07/200000:00:00(Xem: 5081)
Xuất phát từ những dị biệt về chủng tộc, phong tục, tập quán và văn hóa giữa các quốc gia, nên các dân tộc thường có cái nhìn không thiện cảm đối với một cuộc hôn nhân dị chủng. Đặc biệt Việt Nam, trong hoàn cảnh của một thuộc địa thời Pháp, cùng cuộc chiến tranh Việt Nam suốt nửa thế kỷ kéo theo sự hiện diện của binh lính, thương nhân ngoại quốc... đã khiến thành kiến của người Việt đối với những cuộc hôn phối dị chủng càng thêm sâu nặng. Chính những thành kiến này đã làm một số gia đình Việt Nam có cái nhìn hời hợt, nông cạn, và có tính vơ đũa cá nắm, trước bất cứ cuộc tình lứa đôi nào giữa người ngoại quốc với người Việt, nhất là với phụ nữ Việt Nam. Những thành kiến hẹp hòi này đã làm cho chúng ta quên mất, giống như những cuộc tình đồng chủng, trong những cuộc tình dị chủng cũng có nhiều cuộc tình chân thành, đáng qúy và vô cùng cảm động. Bài dự thi của chị Minh Lan, với ngôn ngữ giản dị, văn phong duyên dáng, và tâm sự chân thành, sẽ cho qúy độc giả thấy được những đường nét hạnh phúc, thủy chung tình nghĩa của một gia đình chồng Úc vợ Việt. Chắc chắn qua bài viết của chị Minh Lan, qúy độc giả sẽ thấy, hạnh phúc của Barry và tác giả có được đã thực sự xuất phát từ lòng vị tha và sự dấn thân, hội nhập của cả hai. Và như vậy, chúng ta có thể rút ra một bài học: Một người muốn yêu người và được người yêu, phải chấp nhận thoát khỏi vỏ sò thành kiến để có thể giao tiếp chân thành với những người chung quanh, chấp nhận những dị biệt của người khác, bất kể người đó là người đồng chủng hay dị chủng. Chân thành cảm ơn chị Minh Lan đã nhiệt tình tham dự cuộc thi "Người Việt Trên Đất Úc", và sau đây, Sàigòn Times trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả bài viết của chị.


"How are you to day"". Đó là câu nói mở đầu mỗi sáng mà tôi nghe được từ người đàn ông ngoại quốc, cao lớn, có đôi mắt thật xanh và mái tóc nâu vàng. Người đàn ông tôi yêu khi chỉ mới đặt chân lên đất Úc có 6 tháng.

Đó là một định mệnh mà tôi không cưỡng lại được và cũng không bao giờ nghĩ tới, dù trước kia trong tuổi vị thành niên tôi đã ưa thích những chàng tài tử da trắng như mây, tóc vàng như bông lúa và đôi mắt xanh sâu thẳm như đại dương của nền điện ảnh xi nê ma lộp cộp.

Ngày đầu tiên gặp gỡ, anh ấy đã đề nghị đưa tôi đến trường Anh văn và rồi sau đó nghiễm nhiên thay thế ông tài xế xe bus một cách tự nguyện cũng như đã tình nguyện làm thày giáo Anh văn cho một trường Anh ngữ miễn phí dành cho di dân ở Brisbane này. Rồi cũng từ đó, ngoài thày dạy ở trường, tôi còn có thêm ông thày dạy ngoài giờ không lương và điều tôi thích thú nhất là được đàm thoại và tập nghe giọng Úc chính gốc. Anh ngữ của tôi tiến bộ hơn lên dù khi tôi bước chân vào lớp Anh văn lần đầu tiên với 2 cái máy nghe dành cho người điếc! Ngày đó bạn cùng lớp không ai biết rằng tôi bị nghễnh ngãng và đang đi dần vào tình trạng điếc nặng. Vì các bạn ấy cũng như tôi, có điếc và câm mới phải vào lớp thấp nhất này. Sau này khi lên Cao Đẳng tôi mới biết rằng những ai tật nguyền đều có quyền có được sự trợ giúp của một trợ giáo trong việc ghi chép bài giảng cũng như được giúp đỡ đặc biệt trong việc học vi tính. Tôi không biết rằng tại Hoa Kỳ và các quốc gia Âu châu khác có những sự đối đãi đặc biệt như Úc Đại Lợi đã dành cho dân chúng của họ hay không, nhưng tôi chỉ biết rằng tôi vô cùng biết ơn tấm lòng bao la rộng rãi của chính phủ và dân chúng Úc. Và sự quảng đại này đã thể hiện tính chân như, trường tồn bất diệt của nhân loại.

Mặc dù có máy nghe trợ giúp nhưng trong suốt thời gian đầu học AV, tôi vô cùng khổ sở và căng thẳng thần kinh, vì không hiểu nên không trả lời được câu hỏi. Đã vậy cái máy nghe đôi khi trục trặc lại ré lên như còi tu huýt trong tai làm tôi rất hốt hoảng. Tôi đối diện thường trực với sự bất an của sự thiếu tự tin vì Anh văn kém cỏi. Một lần tại thư viện nhà trường, tôi đã òa lên khóc trong giờ tập đàm thoại làm cho ông trợ giáo và cô giáo của tôi hoảng hốt tưởng có chuyện gì. Khi vỡ lẽ ra, tôi có được một bà trợ giáo lớn tuổi giúp đàm thoại mỗi tuần một lần. Và giữa hai chúng tôi một tình thầy trò khắng khít đã phát triển. Ngày nay, nhớ lại những thầy cô cũ, tôi không có điều gì phàn nàn, chỉ có một lòng biết ơn sâu xa mà thôi.

Song song với sự tiến bộ trong việc học Anh văn là sự phát triển tình cảm với Barry. Ngoài giờ đi học, Barry đã đưa tôi đi khắp các trung tâm thương mại lớn để ngắm hàng. Là người sanh trưởng ở Brisbane nên ông ấy rất rành đường xá, do đó tôi đã được đi khắp nơi để thăm thú. Đây cũng là điều tôi hằng mong ước vì bây giờ tôi như chim sẻ xổ lồng sau 20 năm bị giam hãm dưới chế độ CS.

Dĩ nhiên chuyện tình cảm của tôi không được gia đình tán thành vì lý lẽ: con gái Việt lấy chồng ngoại quốc là hư đốn, chỉ có me Tây, me Mỹ mới lấy ngoại nhân. Nhưng tôi đã bất chấp tất cả, vì cả một thời thanh xuân của tôi đã bị bỏ phí trong gông cùm CS. Hai mươi năm trôi qua trên đất Việt sầu thảm cũng như mối thảm sầu của tôi sau lần kết hôn thứ nhất vào năm 1975 và chỉ ở có 5 ngày với người chồng đầu tiên rồi vĩnh viễn xa nhau. Ngày tôi gặp Barry thì tôi không còn trẻ nữa, đã 45 tuổi rồi. Lúc còn ở VN đọc thư các em viết rằng: "Người Úc cũng kỳ thị dân Á châu lắm", tôi không thể tưởng tượng được nó như thế nào mà chỉ mơ hồ nghĩ đến hội Klux Klux Klan của Mỹ đã thù ghét dân da đen. Đến khi chính bản thân tôi đụng vào cái thành trì kiên cố: một con mắt ác cảm đối với đàn ông ngoại quốc, trong tôi mới lóe lên tia sáng của chân lý nhân quả. Thì ra thế: mình ghét người thì làm sao người thương mình được" Từ đó tôi như một kẻ tử vì đạo. Tôi theo Barry đi khắp mọi nơi, gặp mọi người Úc để làm quen, để được bắt tay thân thiện, được hưởng tình yêu mến, bao dung và bình dị mà họ dành cho tôi. Lúc ấy, dù tôi không nói được bao nhiêu và cũng chẳng hiểu gì nhiều nhưng qua ánh mắt họ, tôi hiểu họ dành cho tôi ít nhiều thiện cảm. Đặc biệt là những người trong hội Alcoholic Anonymous(*).

Thấy tôi gặp khó khăn trong việc nghe và nói, Barry đã tìm được lớp đàm thoại miễn phí của nhà thờ rồi đưa tôi đến đó mỗi tuần một lần. Nơi đây, tôi cũng gặp được nhiều bạn di dân khác và tôi khám phá ra rằng Anh văn của tôi không đến nỗi bết bát như tôi tưởng. Té ra tại tôi lúc nào cũng có mặc cảm điếc nên không nhìn thấy những tiến triển của chính mình. Cũng tại đây tôi đã học được cách vẽ hoa lá, chim cò lên thủy tinh và cũng miễn phí luôn. Để đáp lại, tôi làm chả giò mang tới để cùng chung vui với bạn hữu.

Đồng thời với những hoạt động Anh ngữ, Barry còn cất công đưa tôi dự Câu lạc bộ khiêu vũ dân dã mà tên chính thức của nó là Colonial Dancing hay tên thông dụng là Bush Dancing. Tại nơi đây, tôi là người Á châu duy nhất. Tuy nhiên, sự đơn độc, lẻ loi này không đáng kể vì mọi người đều yêu mến tôi và chỉ dẫn giúp đỡ tận tình khi thấy tôi bộc lộ cá tính chăm chỉ, miệt mài của dân Việt. Tôi ham mê học Anh văn cũng như đi khiêu vũ, và Barry dành rất nhiều thì giờ cho tôi. Ông ấy thường nói rằng ông ta nghèo tiền nhưng giàu thời giờ và luôn luôn mong giúp tôi có được niềm vui để bù lại những gì tôi đã mất mát và phải chịu đựng sau khi miền Nam rơi vào tay CS. Barry thường khuyến khích tôi đi học bất cứ cái gì tôi thích để lấy đó làm niềm vui và duy trì đầu óc minh mẫn. Ông đã không quản ngại đưa tôi đi học dù xa đến mấy trước khi tôi lấy được bằng lái xe để tự lập.

Thời gian đầu tôi không nói nhiều được về VN nhưng dần dần khi thu thập ngữ vựng khá hơn, tôi đã kể cho Barry nghe những gì đã xảy ra cho đất nước tôi, gia đình tôi sau khi Cộng quân chiếm được miền Nam. Barry đã tỏ ra rất thích thú với câu nói: "Khẩu phần thì cho chuột mà việc làm thì cho voi" của các tù nhân cải tạo. Lúc đó, ông ấy cũng thú nhận rằng đã có một thời là thành viên của đảng Xã Hội Úc. Tôi liền nói: "Người Mỹ, người Úc, cũng như toàn dân miền Nam chỉ thực sự biết thế nào là 'thiên đường' xã hội chủ nghĩa khi nào họ thực sự sống dưới chế độ đó".

Barry tỏ ra rất chú ý tới những thiên phóng sự về cách mạng của Trung Hoa, về chiến tranh VN trên đài SBS, hay hình ảnh về VN trong chương trình Foreign Correspondent của đài số 2. Ông ấy cũng đưa tôi xem những chương trình quảng cáo du lịch VN trên báo chí và mới đây nhất là những bức hình về lũ lụt miền Trung. Hàng tuần, Barry theo tôi đến trường dạy tiếng Việt mỗi sáng thứ bảy để tiếp xúc và làm quen với mọi người trong cộng đồng chúng ta, từ thầy cô đến phụ huynh và cả học sinh nữa, trong suốt thời gian tôi còn dạy tiếng Việt. Tôi hiểu là qua tôi, Barry đã yêu mến nước Việt một cách vô vụ lợi và thường vui buồn với tôi những gì đã và đang xảy ra cho cộng đồng chúng ta tại Úc Đại Lợi và cho đồng bào mình tại VN. Đôi khi tôi nghĩ Barry đã hội nhập vào cộng đồng VN hơn tôi hội nhập vào cộng đồng Úc, vì ông ta rất thân với gia đình VN, đến nhà họ bất kể giờ giấc, ăn cơm, xem TV hay chia sẻ vui buồn trong việc mua nhà, mua xe, con cái học hành, làm lụng; cứ như tình chòm xóm của người Việt miền quê. Dĩ nhiên ông ấy cũng theo tôi đi hội chợ tết Nguyên Đán, dự tất niên ở nhà bạn tôi và cũng vui thú khi có mặt trong đám cưới VN. Barry rất ưa thích món ăn VN, nhất là phở, bánh cuốn, chả giò, cơm chiên và rất dễ nuôi! Từ khi biết ăn thức ăn VN, Barry chỉ trực chỉ nhà hàng Việt Nam, vì vừa rẻ vừa ngon. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng đi nhà hàng Tàu ăn nhẩm xà, nhưng tôi chưa hề vào nhà hàng Úc bao giờ vì không hợp khẩu vị.

Khi gặp chúng tôi sánh đôi bên nhau, nhiều người mình đã nghĩ rằng Barry đi du lịch Việt Nam và "mua" tôi đem qua như người Úc mua phụ nữ Thái, Phi. Có người đã hỏi thẳng ông ấy và cũng đã nhận lời phủ nhận thẳng thừng.

Là một người Úc bình thường, trực tính, bình dân và không có một nền học vấn cao, nhưng Barry đã dành cho tôi một tình yêu rất dạt dào như đồng lúa dạt dào miền Nam đã nuôi sống người dân Việt. Ông thường gọi tôi là cọp giấy mỗi khi tôi đau ốm, và những lúc như vậy ổng dễ chỉ huy tôi hơn là lúc tôi khỏe mạnh bướng bỉnh, hay cãi. Khi biết tôi quyết định đi giải phẫu tai để được trở lại bình thường khỏi lệ thuộc vào máy móc, Barry lo lắng vì cũng như mọi người bình thường khác chưa hề chịu giải phẫu bao giờ, ông sợ nếu bất trắc xảy ra thì tôi bị điếc luôn. Tuy nhiên tôi đã an ủi rằng cho dù có thất bại thì vẫn còn một tai để nghe. Ngày tôi vào nhà thương, Barry không thể ở lâu trong đó vì ông ta dễ bị suy nhược khi lo lắng thái quá. Lúc vào thăm khi tôi đã tỉnh lại, Barry đã nhắn nhủ rằng đừng có chết mà bỏ ông ấy bơ vơ. Cho tới bây giờ - dù có vài bất hòa không thể tránh cho bất cứ cặp vợ chồng nào - mỗi lần tôi ê mình, Barry đều nhắc lại câu nói trên và muốn rằng nếu có chết thì cả hai chết cùng một lúc.

Chúng tôi rất tôn trọng lẫn nhau về cả tiền bạc lẫn tinh thần. Biết tôi rất kính trọng Dalai Lama và yêu mến văn hóa cũng như dân tộc Tây Tạng, Barry đã mua tặng cuốn tự thuật của Dalai Lama "Tự Do Trong Lưu Đày", cũng như đã đưa tôi đi xem cuốn phim Kundun (*). Ông ấy cũng từng theo tôi đến Chùa lễ Phật và ăn cơm chay trong dịp lễ Phật Đản. Ngược lại, tôi cũng quý trọng tôn giáo của ông. Trong ngày lễ nhập tịch, tôi đã chọn đứng vào phía những người tuyên thệ với câu "Under God" khiến ba tôi rất ngạc nhiên. Và tôi cũng đã khóc nức nở khi xem cuốn phim diễn lại cảnh Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá trong lễ Phục Sinh vừa qua.

Tôi vẫn thường nghe ông bà mình nói "Người chồng nên hay hư, thành công hay thất bại, phần lớn là do người vợ". Sau gần 5 năm chung sống bên nhau Barry đã tự biến đổi anh ấy từ một kẻ nợ nần với 4-5 lá thư đòi nợ mỗi tháng, để trở thành một người hoàn toàn tự do không vướng bận lo âu về bill nọ, bill kia. Tôi cũng mừng thầm rằng do ông ấy biết suy nghĩ khi thấy tôi quanh năm suốt tháng chẳng bao giờ bị ai gởi thơ đòi tiền, nên đã đua chen với tôi để có được sự thảnh thơi quý giá nhất ấy trên đời. Tôi đã không sống chung với một người đàn ông hoàn hảo và nhất lại không phải là một vị thánh. Phàm mà sống với thánh thì một trong hai phải thăng ra khỏi thế giới của kẻ kia mà thôi. Do đó chồng tôi cũng có những khiếm khuyết như mọi người khác, nhưng qua ông tôi cũng học được nhiều bài học giá trị để suy gẫm. Ông ấy thường bảo tôi rằng: "Không nên phán xét người khác vì họ có thể phán xét lại mình" hoặc "đừng nên xa lánh mà hãy cho người cơ hội sửa đổi để hội nhập trở lại với cộng đồng bằng sự tha thứ, thân thiện và cởi mở".

Khi viết bài này, tôi không mong làm thay đổi thành kiến của cộng đồng chúng ta về hôn nhân dị chủng, cũng như hòa giải Barry với gia đình tôi, mà chỉ mong nói lên một vài kinh nghiệm riêng tư và ghi nhận lòng chân thành yêu thương của anh ấy cùng những cố gắng xóa đi bao dị biệt, ngăn cách giữa hai cộng đồng nói chung và hai cá nhân chúng tôi nói riêng.

Xin cảm ơn chồng tôi, người đã cho tôi những giây phút ấm áp, ngọt ngào và cả những giọt nước mắt đắng cay bất hòa, dị biệt. Và tôi cũng xin cảm ơn cuộc sống thăng trầm đã cho tôi có cơ hội đào luyện, hướng thượng chính mình. Cuối cùng xin cảm ơn quý báo đã vô cùng khích lệ tôi viết lên những điều mình nghĩ là sẽ giữ kín mãi mãi.

Minh Lan

(*)Alcoholic Anonymous: Hội giúp cai nghiện rượu, có chi nhánh trên toàn thế
giới, trừ VN

(*)Kundun: cuốn phim nói về cuộc đời đức Dalai Lama từ nhỏ đến lớn lồng trong
bối cảnh Tây Tạng bị Trung Cộng thôn tính.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.