Còn vài ngày nữa, chính quyền sẽ được chuyển giao tại Iraq. Dịp này, Thủ tướng Chính phủ Lâm thời Iraq trình bày quan điểm qua bài viết cho tờ Independent của Anh, hôm 27.
Bài viết ngàn chữ cho thấy bản lãnh của Bác sĩ Iyad Allawi.
Chính quyền Allawi phải có quyền tự trị dù lãnh thổ còn quân đội ngoại quốc do Mỹ lãnh đạo. Vì vậy, chính quyền chỉ có thể là lâm thời và gây liên tưởng đến hoàn cảnh của chính phủ Trần Trọng Kim. Điều chính là nó làm gì cho quyền tự trị trong buổi giao thời. Allawi vạch ra bốn nhiệm vụ: vãn hồi an ninh, chấn hưng kinh tế, phát triển bộ máy tư pháp, và xây dựng nền móng dân chủ.
Trước hết, ông nhắc lại quá khứ 30 năm bị ách độc tài, nạn đàn áp, chiến tranh và cấm vận. Sau đó, ông nói tới lẽ chính danh của chính quyền lâm thời, là nghị quyết Liên hiệp quốc, được toàn thể Hội đồng Bảo an ủng hộ. Với Liên quân và Hoa Kỳ, ông ngỏ lời cảm tạ về những hy sinh cho dân Iraq. Cho trọn lễ nghĩa.
Nhưng sau đó, ông nói tới điểm chính, bằng ngôn từ khéo léo. Muốn tự trị, trước nhất phải có tự trọng. Allawi điểm trúng huyệt khi kín đáo đòi lại quyền tự trọng cho người dân và nhấn mạnh là Iraq không thiết lập nền dân chủ theo kiểu Anh, Mỹ, hoặc của bất cứ quốc gia nào khác. Allawi có hậu ý khi chọn diễn đàn Anh để nói ra quan điểm của mình. Chính phủ Lâm thời và bản thân ông không là sản phẩm của Mỹ.
Chẳng ai muốn xứ sở bị ngoại quốc chiếm đóng, dù để bảo vệ an ninh từ loạn sang trị. Dân Iraq tất nhiên cảm thấy bị nhục vì sự chiếm đóng ấy. Nhưng thực tế là quân khủng bố đang dùng lãnh thổ mình làm căn cứ tấn công vào nền tảng pháp quyền và sinh hoạt kinh tế Iraq. Và sát hại thường dân.
Vì vậy, Allawi phân biệt trong hàng ngũ chống phá chính quyền hai thành phần. Bọn khủng bố Hồi giáo cực đoan và những kẻ tiếp tay cho chúng là một. Thành phần kia là những người có tinh thần dân tộc và bất mãn với quân chiếm đóng. Ông kêu gọi hòa giải với thành phần ấy, để xây dựng đoàn kết, cho người dân nhận lãnh trách nhiệm tái thiết Iraq, theo sở nguyện của mình.
Truyền thông quốc tế chú ý đến đề nghị ân xá và "chiêu hồi", chúng ta chú ý đến cố gắng phục hồi danh dự và niềm kiêu hãnh của Iraq. Một biểu hiện cần thiết cho điều đó là quyền được xét xử Saddam Hussein.
Iyad Allawi không nói đến, nhưng chính quyền Mỹ cần nghĩ ra. Và sớm thi hành.
Bài viết ngàn chữ cho thấy bản lãnh của Bác sĩ Iyad Allawi.
Chính quyền Allawi phải có quyền tự trị dù lãnh thổ còn quân đội ngoại quốc do Mỹ lãnh đạo. Vì vậy, chính quyền chỉ có thể là lâm thời và gây liên tưởng đến hoàn cảnh của chính phủ Trần Trọng Kim. Điều chính là nó làm gì cho quyền tự trị trong buổi giao thời. Allawi vạch ra bốn nhiệm vụ: vãn hồi an ninh, chấn hưng kinh tế, phát triển bộ máy tư pháp, và xây dựng nền móng dân chủ.
Trước hết, ông nhắc lại quá khứ 30 năm bị ách độc tài, nạn đàn áp, chiến tranh và cấm vận. Sau đó, ông nói tới lẽ chính danh của chính quyền lâm thời, là nghị quyết Liên hiệp quốc, được toàn thể Hội đồng Bảo an ủng hộ. Với Liên quân và Hoa Kỳ, ông ngỏ lời cảm tạ về những hy sinh cho dân Iraq. Cho trọn lễ nghĩa.
Nhưng sau đó, ông nói tới điểm chính, bằng ngôn từ khéo léo. Muốn tự trị, trước nhất phải có tự trọng. Allawi điểm trúng huyệt khi kín đáo đòi lại quyền tự trọng cho người dân và nhấn mạnh là Iraq không thiết lập nền dân chủ theo kiểu Anh, Mỹ, hoặc của bất cứ quốc gia nào khác. Allawi có hậu ý khi chọn diễn đàn Anh để nói ra quan điểm của mình. Chính phủ Lâm thời và bản thân ông không là sản phẩm của Mỹ.
Chẳng ai muốn xứ sở bị ngoại quốc chiếm đóng, dù để bảo vệ an ninh từ loạn sang trị. Dân Iraq tất nhiên cảm thấy bị nhục vì sự chiếm đóng ấy. Nhưng thực tế là quân khủng bố đang dùng lãnh thổ mình làm căn cứ tấn công vào nền tảng pháp quyền và sinh hoạt kinh tế Iraq. Và sát hại thường dân.
Vì vậy, Allawi phân biệt trong hàng ngũ chống phá chính quyền hai thành phần. Bọn khủng bố Hồi giáo cực đoan và những kẻ tiếp tay cho chúng là một. Thành phần kia là những người có tinh thần dân tộc và bất mãn với quân chiếm đóng. Ông kêu gọi hòa giải với thành phần ấy, để xây dựng đoàn kết, cho người dân nhận lãnh trách nhiệm tái thiết Iraq, theo sở nguyện của mình.
Truyền thông quốc tế chú ý đến đề nghị ân xá và "chiêu hồi", chúng ta chú ý đến cố gắng phục hồi danh dự và niềm kiêu hãnh của Iraq. Một biểu hiện cần thiết cho điều đó là quyền được xét xử Saddam Hussein.
Iyad Allawi không nói đến, nhưng chính quyền Mỹ cần nghĩ ra. Và sớm thi hành.
Send comment