Hôm nay,  

Thầy Trí Lực Được Đi Tị Nạn; Csvn Tự Khen

6/25/200400:00:00(View: 4982)
NEW YORK/HANOI -- Theo bản tin của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền, cựu tăng sĩ Thích Trí Lực, một Phật Tử VN nguyên bị bắt cóc từ Cam Bốt và bị đưa về VN năm 2002, đã được phép rời VN sang Thụy Điển.
Cựu tăng sĩ Trí Lực có thế danh là Phạm Văn Tưởng, là 1 tị nạn được LHQ công nhận khi thầy bị bắt cóc bởi các điệp viên CSVN và Cam Bốt ở Cam Bốt và đưa về VN, nơi thầy bị giam gần 2 năm.
“Khi một Phật Tử thuần thành bị buộc lưu vong để giữ tín ngưỡng một cách an toàn, hiển nhiên VN không muốn bao dung bất kỳ suy nghĩ hay định chế độc lập nào,” theo lời Sam Zarifi, phó giám đốc Phân Bộ về Á Châu của Hội Quan Sát Nhân Quyếàn. “Ít nhất thì thầy an toàn và xa lìa hiểm họa bị bắt giam vì tín ngưỡng.”
Các giới chức Liên Hiệp Quốc cho biết cựu tăng sĩ Thích Trí Lực đã rời Việt Nam hôm thứ ba và đang ở Thụy Điển với vợ và con nhỏ. Thầy nhiều năm bị bức bách, và đã trở về đời sống thế tục từ nhiều năm, nên đã lập gia đình trước khi tị nạn.
Cựu tăng sĩ Thích Trí Lực, 50 tuổi, đã bị giam từ 1992 tới 1993 mà không ra tòa trong 10 tháng tại VN vì kêu gọi tự do tôn giáo. Thầy bị bắt lần nữa vào tháng 11-1994 với nhiều vị sư và cư sĩ vì tham gia cứu lụt Miền Tây không giấy phép. Tháng 8-1995, thầy bị án 2 năm rưỡi cộng thêm 5 năm quản chế vì “lợi dụng các quyền dân chủ và tự do để làm thiệt hại cho nhà nước, xã hội và các công dân.” Giữa các thời kỳ bị tù, thầy bị quản chế tại gia, bị hạch sách, bị giam ngắn hạn và bị tước các quyền căn bản và còn bị đuổi ra khỏi chùa.
Sau khi trốn sang Cam Bốt, thầy được quy chế tị nạn từ Cao Ủy LHQ từ tháng 6-2002. Vào ngày 25-7-2002, thầy bị bắt cóc bở công an CSVN và Cam Bốt và bị đưa về VN.

Việc Hà Nội cho thầy ra hải ngoại cũng là một nhượng bộ trước áp lực quốc tế.
Điều bi hài là ngay ngày hôm sau, trên một trang báo của nhà nước, chính phủ Hà Nội nói rằng chế độ lúc nào cũng tôn trọng tự do tôn giáo. Nguyên văn bản tin này viết như sau:
"Pháp luật VN tạo điều kiện cho tôn giáo hành đạo"
(VietNamNet)- "Việc ban hành Pháp lệnh về tôn giáo tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tôn giáo hành đạo và cũng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói.
Trả lời hãng tin Reuters về việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua Pháp lệnh về tôn giáo hôm 18/8, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết: "Hiện nay các thủ tục hành chính đang được hoàn thiện để sớm ban hành Pháp lệnh. Theo tôi được biết Pháp lệnh này bao gồm 6 chương 41 điều và là văn bản tôn giáo có giá trị cao nhất quy định cụ thể các hoạt động tôn giáo của giáo dân Việt Nam phù hợp với đường lối, chính sách của Nhà nước".
Ông Lê Dũng cũng khẳng định lại Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của mọi công dân Việt Nam. Mọi tôn giáo và tổ chức giáo hội có tôn chỉ mục đích và và đường lối hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với Luật pháp Việt Nam thì đều được phép hoạt động.“
Các quan sát viên nhắc rằng, mới vài hôm trước, trong bản tin ngày 19-6 về Pháp Lệnh Tôn Giáo có ghi rằng chính phủ CSVN đã quyết định “cấm truyền đạo qua Internet, cấm truyền đạo tại nhà...”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Từ Berlin, Hiếu Bá Linh vừa trân trọng cho hay một tin vui … đã cũ: “40 năm trước, tổng thống Ý cử 3 tàu chiến đến Biển Đông cứu vớt thuyền nhân tị nạn Việt Nam … Hoạt động gần 1 tháng, 907 thuyền nhân đã được cứu sống và đưa về Ý. Ngày 21/8/1979, tại lối vào cảng Venice, thủy thủ đoàn và các thuyền nhân được dân chúng hân hoan chào đón.”
VENUS GINSENG đang được phái đẹp trong và ngoài nước tìm đến và truyền tay nhau bởi công dụng tuyệt vời trắng sáng, làn da, chăm sóc sức khỏe tòan diện và cải thiện một đời sống chăn gối viên mãn.
Tin tức trên mạng đang sôi nổi về một lời phát biểu mới đây của Trần Long Ẩn rằng “Toàn bộ nền văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975 là độc hại, cần phải xóa bỏ hết”.
Dòng sông Lan Thương–Mekong đang bị tàn phá bởi hàng trăm dự án thủy điện trên dòng chính và các phụ lưu của nó từ cao nguyên Tây Tạng ở Trung Quốc tới hạ lưu sông Sê san ở Campuchia. Riêng trên dòng chính Mekong, Chính phủ Lào đóng vai trò chính trong việc xây dựng những dự án này và thậm chí đang có kế hoạch xây thêm
Những trận bạo động kéo dài qua cả sau những ngày cuối tuần… Hồng Kông như thế là liênt ục ba ngày gián đoạn giao thông công cộng. Bạo lực xô xát giữa người biểu tình và cảnh sát tới cả sáng hôm Thứ Tư 13/11/2019.
Khoảng đầu tháng 11/2019, Hongjin Tan, người Trung Quốc, thừa nhận đánh cắp những bí mật thương mại của công ty dầu khí Phillips 66, bang Oklahoma, Mỹ, khi làm việc tại đây.
VENICE - Thành phố du lịch nổi tiếng tại châu Âu chứng kiến nước ngập gần kỷ lục.
SEOUL - Vào ngày 13/11 Ủy Ban nhà nước Bắc Hàn phát tuyên cáo phản đối cuộc tập trận Mỹ- Hàn đã dự liệu, và cảnh báo: Mỹ sẽ phải chịu tổn thương nghiêm trọng nếu bỏ qua kỳ hạn đối thoại phi nguyên tử do lãnh tụ Kim đề ra.
BEIJING - Trong lúc bạo động tiếp tục và leo thang tại đặc khu Hong Kong, phát ngôn viên Geng Shuang của Bộ ngoại giao Trung Cộng khuyến cáo Hoa Kỳ “thẩm định tình hình và lui lại trươc khi quá muộn”.
RIO DE JANEIRO - Vào ngày 13/11, tại Brazil, sứ quán của chế độ Maduro bị dân Venezuela ủng hộ lãnh tụ đối luận Juan Guaido lập đại sứ mới cho Venezuela.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.