Hôm nay,  

Tư Và Công Trong Thế Giới Xã Hội Chủ Nghĩa (2)

21/01/200300:00:00(Xem: 4146)
Nhật ký trong tù của một tử tội.
Trong bài đọc vào cuối tháng Giêng năm 1979, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 40 của Edouard Kouznetsov, một người bị kết án tử hình bởi nhà nước Xô viết, nhà phê bình văn học người Pháp, Marthe Robert đã nhắc tới một nhận xét, trong Nhật ký của một tử tội (Journal d'un comdamné à mort), của Kouznetsov, theo đó, những người phạm khinh tội thường không cảm thấy trại tù khác với đời thường. Và nếu họ viết - một điều chẳng bao giờ họ nghĩ tới nếu đang tự do ở ngoài đời - nhằm tố cáo thế giới trại cải tạo, thì thường là để đưa ra những giải thích có tính cách cá nhân, như những quan sát viên, những chứng nhân có đặc quyền, ở trên cao ngó xuống mớ hỗn tạp không thể có họ ở trong, hoặc đưa một kinh nghiệm chỉ có họ mới có thể có được. Kouznetsov không thuộc vào loại đó. Bởi vì ông đã nằm ấp 7 năm trước khi được ra tòa, và nhận thêm 14 niên nữa. Đối với ông, tù là nhà, bởi vì, như mọi tù cải tạo, ông chẳng bao giờ biết ngày ra, và liệu có cái ngày "ấy" không, tức cái ngày được ban quản giáo nhận xét, "học tập tốt, lao động tốt". Nhưng đặc biệt tù là nhà đối với ông, ở điểm này: tù làm ông nhận ra một điều, dưới dạng cơ bản nhất, chính xác nhất, và dễ nhận ra nhất của nó: điều làm đau con người khi sống dưới mọi xã hội mang tính công an trị, nghĩa là mọi xã hội công an hóa (dans toute société policiée). Thành thử những gì ông viết ra, trước hết và trên hết, là những chứng cớ về những trại tù ở xứ sở của ông, và được nhân rộng lên, ở trong nhiều xứ sở khác.

Theo ông, một chứng nhân như vậy, sẽ chẳng có một tí giá trị, nếu người đó cứ nghĩ rằng cái đầu của mình trắng nõn, tay lúc nào cũng khư khư cầm bông hồng, khi vào tù, thí dụ vậy. Hoặc vẫn còn cố giữ dịt, một tí ti, cái gọi là tín ngưỡng về quyền lực (la religion du pouvoir), ở trong đầu, theo kiểu một kẻ ở trên ngó xuống, như ở trên đã nói. Ông viết nhật ký, là tự ban cho mình một phương tiện chiến đấu, ở ngay trong mình, và với bên ngoài, chống lại sự lẫn lộn (confusion) giữa [điều được coi là] tâm linh và nhất thời, giữa chính trị, và tâm lý, hay là, mượn một công thức cay chua của Kafka trong Toà Lâu Đài - lẽ tất nhiên là ông chưa từng đọc tác phẩm này - chống lại sự lẫn lộn giữa "tư" (privé) và "công" (administratif), vốn luôn luôn ở bất cứ nơi đâu, là cội nguồn của chuyên chế, bạo lực, và một khi cả xã hội bị không chế, nó trở thành chết chóc.
Ông tố cáo, không chỉ sự coi công lý như pha, lạm dụng quyền lực, những hành động tàn nhẫn mà ông vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân, nhưng luôn cả những đồng lõa, toa rập âm u tăm tối, mà cái gọi là quyền lực toàn trị đã biết cách sử dụng, làm sao đụng tới tận cõi sâu đen thăm thẳm, ở trong mỗi con người, trong cuộc sống rất ư riêng tư, thầm kín của họ. Điều ông căm hận nhất, ở nơi ông, và ở nơi người khác, là một tí dung tha, cho cái gọi là ý thức hệ. Nhà phê bình Marthe Robert cho rằng, trong số những nhà văn Xô viết mà người ta xếp vào nhóm "ly khai", ông là thứ ly khai uyên nguyên nhất, thuộc loại "ròng".
Trong cõi hoàn toàn cách biệt thế giới, từng tí từng tí, ông tháo gỡ từng mẩu này, tới mẩu khác, cái gọi là con người cá nhân mà Nhà nước Xô viết đã biến ông trở thành như vậy. Bởi vì, hãy nhớ một điều, ông sinh năm 1939, tức ông là cái thành phẩm hoàn toàn do nhà nước cấu tạo ra, theo phương pháp "một trăm năm trồng người", qua đó, phải làm sao cho không còn một kẽ hở, giữa tư và công, khiến không một cái gì gọi là khác thường có thể có cơ hội chui vô.
(còn tiếp)
Jennifer Tran

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
WASHINGTON - Nghị quyết luận tội lãnh đạo hành pháp là đề tài thảo luận trong tuần này tại 3 ủy ban Hạ Viện.
Cộng Sản Việt Nam hôm 25 tháng 11 đã công bố Bạch Thư Quốc Phòng không những giữ lập trường 3 không mà còn thêm một không nữa, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 25 tháng 11.
Xác của 39 nạn nhân chết trong thùng lạnh của xe tải tại Anh vào tháng trước sắp được đưa về Việt Nam, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 25 tháng 11.
Kính gởi: Quí Thiện Nam Tín Nữ Phật tử Đồng hương, Chùa Quang Thiện, một chặng đường đi qua từ ngày thành lập đến nay, 1999 – 2019 biết bao sự gia hộ của chư Tôn đức và hộ trì của chư Thiện Tín.
Westminster (Bình Sa)- - Chùa Phổ Linh tọa lạc tại số 11612 Dale St, Garden Grove CA 92841, do Ni Sư Thích Nữ Thiền Tuệ làm Viện Chủ đã long trọng tổ chức tiệc chay nhân ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) Lần thứ 7-2019 tại nhà hàng Diamond 3 Thành phố Westminster vào lúc 6 giờ tối Chủ Nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2019.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Mấy ngày qua bọn con trẻ chạy rong ruổi khắp kẻ chợ nghêu ngao hát rằng:
Nưóc Việt trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, ban đầu chỉ là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, dần dần tiến về Nam sáp nhập nhiều phần lãnh thổ khác để có được diện mạo như hôm nay.
(Viết theo lời kể của người bạn tù cải tao vượt biên) Chưa có một dân tộc nào khi đất nước vãn hồi hòa bình thống nhất đất nước lại có nhiều người bỏ nước ra đi tìm tự do nhiều như dân tộc VN.
“Làm phim võ thuật Trung Hoa nói tiếng Anh đối với tôi cũng tựa như vua cao bồi John Wayne nói tiếng Hoa trong phim về miền viễn Tây.” – Lý An
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.