Hôm nay,  

Y Án Bà Vũ Thị Dung và Nguyễn Thị Ngọc Sương

9/24/201900:00:00(View: 1983)

Tòa án CSVN vẫn giữ nguyên các bản án trước đây đối với 2 nhà bất đồng chính kiến Vũ Thị Dung và Nguyễn Thị Ngọc Sương, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Hai.

Bản tin RFA cho biết chi tiết như sau.

Hôm 23/9, tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân cấp cao TP.HCM tuyên y án 6 năm tù đối với bà Vũ Thị Dung, 54 tuổi, và 5 năm tù đối với bà Nguyễn Thị Ngọc Sương, 51 tuổi, về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 và 2017.

Trước đó, bản án nêu trên được tuyên tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra tại Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai hôm 10/5/2019.

Cáo trạng của Viện kiểm sát được truyền thông trong nước trích đăng cho biết, từ tháng 8 năm 2018 đến ngày 10/10/2018, hai bị cáo đã sử dụng mạng xã hội Facebook với các tên Salem Trần, Hoa Hong Ha Ngoc, Ma Ma Ma Ma để tương tác với các tài khoản Facebook có tên Tân Thái và Benny Trương để xem, nghe nội dung các video, bài viết có nội dung chống phá nhà nước. Sau đó cả hai đã kích động, kêu gọi biểu tình chống luật đặc khu, an ninh mạng, phản đối Trung Quốc, kích động người dân xuống đường biểu tình vào ngày 13/10/2018.

Cáo trạng cũng cho biết bà Dung đã làm các tờ truyền đơn có nội dung chống phá nhà nước và rủ bà Sương đi rải truyền đơn tại 4 điểm ở thị trấn Định Quán, tỉnh Đồng Nai trước khi bị bắt giữ.

Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong những luật sư nhận bào chữa cho hai bị cáo, hôm 23/9 đã viết một số phân tích trên facebook cá nhân, xác định có những oan sai trong bản án phúc thẩm. Theo luật sư Đặng Đình Mạnh, tội danh theo điều 117 quy định rõ hành vi chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam, tuy nhiên “tìm trong suốt 103 tài liệu của bà Dung tự tay viết, thì lại không hề có 1 tờ nào có nội dung đề cập đến nhà nước cả?!”

Liên quan đến cáo buộc kích động biểu tình bất hợp pháp, luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định trên Facebook:

“Thực tế thì biểu tình là một quyền hiến định, được quy định tại điều 25 của hiến pháp. Muốn biết một cuộc biểu tình bất hợp pháp hay không thì phải có Luật biểu tình để đánh giá. Vì Luật biểu tình sẽ quy định những thể thức để công dân thực hiện quyền biểu tình, nếu không thực hiện đúng theo thể thức quy định, thì cuộc biểu tình đó mới bị xem là bất hợp pháp.

Hiện nay quốc hội chưa ban hành luật biểu tình, thì không có cơ sở pháp lý để giám định viên đánh giá biểu tình bất hợp pháp. Nếu cho rằng, cứ biểu tình là bất hợp pháp thì thực tế giám định viên đang chà đạp hiến pháp khi phủ nhận quyền biểu tình của công dân. Nội dung này vị đại diện VKS lờ, không tranh luận.”

Luật An ninh mạng và dự luật Đặc khu là hai luật vấp phải nhiều phản đối của người dân trong và ngoài nước, dẫn đến những cuộc biểu tình của hàng ngàn người ở nhiều thành phố của Việt Nam hồi năm 2018.

Luật An ninh mạng của Việt Nam đã bắt đầu đi vào hiệu lực từ đầu năm nay. Đây là bộ luật gặp nhiều chỉ trích của quốc tế vì bị cho là có những điều khoản thắt chặt kiểm soát tự do Internet.

Dự luật Đặc khu có điều khoản cho người nước ngoài thuê đất lên đến 99 năm làm nhiều người lo ngại sẽ tạo điều kiện cho người Trung Quốc vào chiếm đất của Việt Nam. Quốc hội Việt Nam đã phải hoãn việc thông qua dự luật này vì những phản đối gay gắt của người dân.

Từ năm 2018 trở lại đây, Việt Nam cũng gia tăng bắt giữ những người dám lên tiếng chỉ trích chính phủ. Từ đầu năm 2019 đến nay, RFA ước tính có ít nhất 10 tiếng nói chỉ trích chính quyền Việt Nam bị bắt giữ đã được truyền thông trong nước xác nhận. Theo Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế, Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 133 người vì thực hiện những quyền cơ bản của mình.

Trong hình, Bà Vũ Thị Dung và Nguyễn Thị Ngọc Sương tại Tòa án Nhân dân cấp cao thành phố Hồ Chí Minh hôm 23/9/2019.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Những ai đă từng thao thức về tiền đồ tổ quốc, ở trong nước hay đang lưu vong ở hải ngoại, cũng phải đặt lại câu hỏi: Sau 33 năm Đổi Mới kể từ năm 1986 cho đến nay Viêt Nam về cơ chế lãnh đạo chính trị kinh tế đã làm nên được những gì?
Bộ Nội An đã công bố quy tắc mới về Public Charge (công phí hay Gánh nặng xã hội). Quy tắc này sẽ có hiệu lực trong vòng 60 ngày. Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến (PIVOT) chống lại chính sách này vì sẽ đe dọa sức khỏe, sự an toàn, kinh tế
NEW YORKL - Biểu tình lớn hô hào nỗ lực kiểm soát biến đổi khí hậu phát sinh khắp thế giới cùng ngày Thứ Sáu 20-9.
HAVANA - Bệnh lạ ảnh hưởng các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và Auastralia làm việc tại thủ đô của đảo quốc Cuba có thể gây ra bởi tiếp xúc thuốc sát trùng.
PARIS - Ngọai trưởng Pháp LeDrian xác nhận hôm 19/09: không có lý do xét lại quyết định năm 2015 từ chối yêu cầu tị nạn của Edward Snowden
BRUSSELS - Sau buổi hội đàm với nhà thương thuyết của EU, bộ trưởng Brexit của vương quốc UK Stephen Barclay tuyên bố : 2 bên theo đuổi mục tiêu chung trong việc tìm kiếm thỏa thuận mới.
ISLAMABAD - Lân bang Pakistan từ chối cấp phép cho phi cơ chở Thủ Tướng Ấn Độ bay qua không phận trên đường bay đi Đức và trở về.
NEW DEHLI - Sau khi từ chối đơn xin nhập tịch của 2 triệu cư dân tỉnh bang Assam (từ Tháng 8), nhà cầm quyền Ấn Độ bắt đầu dựng trai tạm giam để cầm giữ thành phần gọi là vô tổ quốc, đa số là tín đồ Hồi Giáo.
COLOMBO - Cử tri Sri Lanka (tên cũ Tích Lan) bên ngoài mũi cực nam tiểu lục địa Ấn Độ sẽ đi bầu TT ngày 16-11, theo loan báo của ủy hội tuyển cử bản xứ.
JAKARTA - Đoàn ứng phó khẩn cấp được giao nhiệm vụ cấy mưa trong mây để hạn chế khói độc gây ra do tệ nạn đốt rừng làm rẫy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.