Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

07/04/200100:00:00(Xem: 4029)
Hỏi (ông Lê Hữu Th): Con tôi bị bắt và bị cáo buộc về tội cung cấp bạch phiến. Sau khi đóng tiền để được tại ngoại, chúng tôi đã được cháu kể cho biết rằng việc cháu bị bắt là vì cháu đã bị cảnh sát gài bẩy. Câu chuyện có thể được tóm gọn như sau:

Hôm đó là chiều Thứ Sáu, sau khi tan học cháu đã lên xe lửa để về nhà. Sau khi xuống xe tại trạm Cabramatta, một thanh niên người Uùc đã theo cháu và hỏi cháu là có biết ở đâu bán bạch phiến không" cháu nói là cháu không biết, nhưng thanh niên đó đã nài nỉ cháu giúp hộ vì bạn của anh ta đang vị vật vả nghiêm trọng tại nhà vì thiếu thuốc. Tuy thế con tôi vẫn cho thanh niên người Úc nọ biết là không hề biết bạch phiến bán ở đâu.

Thanh niên nọ vẫn nài nỉ yêu cầu cháu giúp đở vì đương sự giải thích là không biết tiếng Việt nên không thể mua được, hơn nữa vì ông ta hoàn toàn xa lạ với khu vực này nên không biết ai là người bán bạch phiến, và các người bán có thể sợ ông ta là cảnh sát chìm nên rất khó khăn cho ông ta trong việc mua giùm cho người bạn.

Sau khi ông ta đã hết lời năn nỉ, con tôi bèn yêu cầu ông ta đợi trong quán rượu tại góc đường, và đưa tiền để con tôi ra tìm mua giúp cho ông ta. Sau khi mua hộ 2 gói nhỏ bạch phiến và mang trở lại cho ông ta thì bị ông ta cùng một người khác xuất trình giấy tờ cho biết họ là cảnh sát và đã điệu cháu về đồn, thẩm vấn và cuối cùng cáo buộc cháu về tội trạng vừa nêu.

Xin LS cho biết là việc cảnh sát cố tình gài bẩy để lấy bằng chứng hầu buộc tội một người như trong trường hợp nầy của con tôi có được xem là một việc làm hợp pháp hay không" Hiện tại cháu đang được tại ngoại chờ tòa xét xử, chúng tôi cần phải làm gì để minh oan cho cháu trong trường hợp này"

Trả lời: Để có thể trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta hãy xét xem quan điểm của tòa án và luật pháp đã quy định như thế nào về những bằng chứng đã thâu đạt được một cách bất hợp pháp để buộc tội một người.

Trong vụ “Chính Quyền truy tố Ireland” [The Queen v Ireland (1970)], tòa đã tuyên phán rằng: khi bằng chứng được gom nhặt một cách bất hợp pháp hoặc bất công thì vị thẩm phán tọa xử có thể hành xử “quyền tùy tiện” (discretionary power) để loại bỏ bằng chứng đó. Vị thẩm phán tọa xử cần phải cân nhắc giữa một bên là quyền tự do của cá nhân cần phải được bảo vệ và bên kia là công chúng muốn kết tội những cá nhân đã vi phạm hình sự.

Trong vụ Cleland v The Queen (1982) tòa đã tuyên phán rằng: khi đạt được sự thú tội của bị cáo bằng những hành vi bất hợp pháp thì bằng chứng đó cần phải được loại bỏ. Làm như thế sẽ tạo được khuynh hướng duy trì “sự tôn trọng luật pháp” (observance of law) cũng như các quy tắc trong việc quản trị luật pháp. Việcï thú tội hoặc nhận tội qua cuộc hỏi cung trong lúc bị bắt giữ một cách bất hợp pháp thường bị tòa loại bỏ vì các lý do liên hệ đến chính sách công cộng.
Cũng trong vụ kiện này tòa đã nhấn mạnh thêm rằng: Vị thẩm phán tọa xử có toàn quyền loại bỏ những bằng chứng hoặc sự kiện thâu nhặt được bằng các phương thức bất hợp pháp hoặc không thích đáng bởi các nhân viên thi hành luật pháp.

Trong vụ Pollard v The Queen (1992). Vụ kiện này được xét xử bởi “Tối Cao Pháp Viện liên Bang” (the High Court), liên hệ đến “Đạo Luật Hình Sự” (the Crimes Act) 1958 Vic. Điều 464H(1)(d) của Đạo Luật quy định rằng: bằng chứng về sự thú tội của “nghi can” (suspected person) sẽ không được chấp nhận ngoại trừ viên chức thẩm vấn tuân theo những thủ tục quy định.

Thẩm Phán Mason đã cho rằng sự vi phạm “nghĩa vụ pháp lý” (statutory duty) quy định theo điều 464C(1) đã xảy ra vì nhân viên cảnh sát điều tra có nhiệm vụ phải báo cho nghi can biết rằng đương sự đã bị bắt giữ vì những sự việc nào đó và phải triển hoãn việc hỏi cung trong một thời gian được xem là hợp lý tùy theo tình huống để nghi can có đủ thời giờ vấn ý với LS của đương sự theo sự quy định của đạo luật. Vì sự vi phạm điều khoản này của Đạo Luật nên các bằng chứng liên hệ đến lời thú tội của nghi can đã bị loại bỏ trong lúc xét xử.

Trong vụ Stephen Edward Foster v The Queen (1993), trong vụ này bị cáo đã được tha bổng khi tòa đã bác bỏ lời thú tội đưa ra trong cuộc thẩm vấn, vì cho rằng bị cáo đã bị cảnh sát bắt giữ chỉ nhằm mục đích thẩm cung và theo đó đương sự đã bị cảnh sát bắt giữ một cách bất hợp pháp vào lúc bị cáo ký vào lời cung khai nhận tội. Tòa đã đưa ra phán quyết rằng: Vấn đề liệu bằng chứng nhận tội của bị cáo nên được loại bỏ hay không . . . phải được trả lời bằng cách xem xét đến hành vi của cảnh sát và tình huống của vụ tranh tụng.

Điều 138 of the Uniform Evidence Act (1995) (Commonwealth) quy định về sự hành xử thẩm quyền tùy ý của vị thẩm phán tọa xử trong việc loại bỏ các bằng chứng đạt được một cách bất hợp pháp hoặc không thích đáng. Điều 138 quy định rằng: Bằng chứng đạt được (a) “không hợp cách hoặc trái với luật pháp của Uùc” (improperly or in contravention of an Australian law) hoặc (b) “do bởi sự bất hợp cách hoặc do bởi sự vi phạm luật pháp của Uùc” (in consequence of an improperty or of a contravention of an Australian law) sẽ không được chấp nhận ngoại trừ sự mong ước về việc chấp nhận bằng chứng đó vượt trội hơn phương cách mà bằng chứng đó được thâu đạt.

Điều 138 của Đạo Luật về Bằng chứng (the Evidence Act NSW) cũng đã quy định với nội dung tương tự như Đạo Luật của Liên Bang vừa nêu.

Trong vụ The Queen v. John Truong (1996). Trong vụ đó, nhân viên công lực đã bí mật ghi âm cuộc đối thoại giữa đương sự và bị cáo mà không xin án lệnh theo sự quy định của “Đạo Luật về Cảnh Sát Liên Bang Uùc” (the Australian Federal Police Act 1979). Cảnh sát viên này đã tin rằng đương sự có quyền làm việc này, vì đã dựa vào lá thư cố vấn do viên chức làm việc tại Công Tố Viện gởi cho đương sự. Đây là lời cố vấn sai lầm. Tuy nhiên, bằng chứng đó đã được chấp nhận theo “Điều 138 của Đạo Luật về Bằng Chứng” vì nhân viên công lực này đã không có ý định làm trái với luật pháp của Uùc, hơn nữa, đương sự đã tin tưởng vào cố vấn luật pháp mặc dầu sự cố vấn đó là sai lầm, vì thế hành động của đương sự không được xem là trái với luật pháp của Úc.

Trong vụ The Queen v Salem (1997). Trong vụ đó bằng chứng để truy tố bị cáo đã được thâu đạt bởi “nhân viên cảnh sát chìm” (undercover police agent), nhân viên này đã tham dự vào việc sắp xếp để cung cấp bạch phiến. Hành vi này bi tòa xem là bất hợp pháp. Tòa đã cho rằng viên chức này đã hành động một cách bất hợp pháp vì thế bằng chứng thâu nhặt được là bất hợp pháp. Tuy nhiên, tòa đã chấp nhận bằng chứng theo điều 138 vì lợi ích công cộng.

Dựa vào luật pháp cũng như các phán quyết vừa trưng dẫn, ông có thể thấy được rằng bằng chứng dùng để cáo buộc con ông là bằng chứng đã thâu đạt được hoàn toàn không hợp cách.

Tuy nhiên, việc kết tội con ông còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nếu cháu là một học sinh ngoan, được trường và các thầy giáo chứng nhận về tánh hạnh cũng như học lực, đặc biệt là cháu chưa hề trốn học và bị tiền án, thì tòa sẽ có khuynh hướng loại bỏ bằng chứng thâu đạt được theo phương cách này và sẽ tha bổng cho cháu. Ngược lại, cháu có thể gặp rắc rối trong vụ này.

Tôi đề nghị ông nên đưa cháu đến gặp LS để được cố vấn tường tận hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.