Hôm nay,  

VN Hưởng Lợi Trăm Đường

14/02/201900:00:00(Xem: 3880)
Trần Khải

Có nhiều dấu hiệu cho thấy Bắc Hàn muốn đổi mới kinh tế theo công thức Việt Nam, tuy rằng  có vẻ như tham vọng vũ khí nguyên tử sẽ không từ bỏ sớm...

Báo ASEAN Today có bài viết, nhan đề là một câu hỏi: “Can North Korea use Vietnam as a model for its future progress?” (Bắc Hàn có thể dùng Việt Nam như mô hình mẫu cho hướng tiến tương lai?) -- bài viết của bình luận gia John Pennington.

Bài viết nêu lên nhiều dấu hiệu khả thể cho bước chuyển biến mới. Nghĩa là, kinh tế mở cửa, nhưng vẫn độc đảng toàn trị.

Điểm đặc biệt của tình hình mới: Bắc Hàn sẽ được yểm trợ đổi mới từ Hoa Kỳ, Nam Hàn, Việt Nam và có thể nhiều nước khác.

Nghĩa là, Kim Jong Un được mong đợi sẽ ngồi trên ghế toàn trị vài thập niên nữa... nếu không có chuyển biến lạ.

Trong khi đó, một bản tin KBS cho thấy tư bản Hoa Kỳ đang bước vào Bắc Hàn: Nhà đầu tư người Mỹ Jim Rogers sẽ thăm Bắc Hàn vào tháng 3/2019.

Một quan chức Chính phủ Nam Hàn hôm 12/2 cho biết Chủ tịch Jim Rogers của Quỹ đầu tư Rogers Holdings của Mỹ, sẽ tới thăm Bắc Hàn vào tháng 3 tới. Được biết, ông Rogers đã nhận được lời mời từ Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Bắc Hàn Kim Jong-un.

Động thái mời một nhà đầu tư lừng danh thế giới như ông Rogers vào thời điểm này, tức ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai (27/2 đến 28/2), được phân tích là Bình Nhưỡng muốn thể hiện quyết tâm mở cửa kinh tế. Ngoài ra, nước này cũng muốn truyền đi một thông điệp gián tiếp khác là đề nghị Washington nới lỏng các cấm vận kinh tế với mình.

Cùng với Warren Buffett và George Soros, Jim Rogers là một trong ba nhà đầu tư lớn thế giới hiện nay. Trong thời gian qua, ông đã bày tỏ hết sức quan tâm đến đầu tư vào Bắc Hàn. Xuất hiện trong một chương trình của Đài phát thanh và truyền hình Nam Hàn (KBS) vào tháng trước, ông cũng đã nhấn mạnh lại sự quan tâm đối với thị trường này.

Một dấu hiệu cũng cho thấy họ Kim thực tâm muốn gặp TT Trump...  trước khi TT Trump cho ý kiến là muốn gặp hay không. Và chính Kim đã đề nghị gặp ở Hà Nội.

Bản tin KBS viết: Chuyên cơ của Chủ tịch Bắc Hàn đã bay thử từ Bình Nhưỡng đến Hà Nội vào cuối năm ngoái.

Một nguồn tin về Bắc Hàn hôm thứ Ba (12/2) cho biết chuyên cơ Chammae-1 của Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Bắc Hàn Kim Jong-un đã có chuyến bay thử từ Bình Nhưỡng đến thủ đô Hà Nội của Việt Nam vào cuối tháng 12 năm 2018.

Trước đó, vào đầu tháng 12 cùng năm, Ngoại trưởng Ri Yong-ho của nước này cũng đã có chuyến thăm Việt Nam. Điều này cho thấy Hà Nội đã được Bình Nhưỡng cân nhắc là địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai từ năm ngoái.

   Quãng đường từ Bình Nhưỡng tới Hà Nội dài 2.400 km, bằng một nửa quãng đường từ Bình Nhưỡng tới Singapore, nên nhiều khả năng Chủ tịch Kim Jong-un sẽ tới Việt Nam bằng chuyên cơ Chammae-1. Như vậy, nhà lãnh đạo miền Bắc sẽ "đường hoàng" thăm Việt Nam trên chuyên cơ treo quốc kỳ Bắc Hàn như bất cứ nhà lãnh đạo nào trên thế giới.

Trong Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ nhất vào tháng 6 năm ngoái, chuyên cơ Chammae-1 cũng đã bay tới Singapore nhưng chỉ chở quan chức của miền Bắc. Trong khi đó, ông Kim Jong-un lại bay đến đây bằng máy bay mượn từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, vẫn còn khả năng ông Kim sẽ tiếp tục mượn máy bay của Trung Quốc, hoặc đi tàu hỏa tới Hà Nội như thời cố Chủ tịch Kim Nhật Thành thăm Hà Nội vào những năm 1950-1960 vì lý do an toàn.

Mặt khác, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã lên đường thăm chính thức Bắc Hàn trong ba ngày, từ ngày 12/2, dự kiến hội đàm với người đồng cấp miền Bắc Ri Yong-ho, trao đổi về các nghi thức và hình thức chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Kim Jong-un.

Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận về Thượng Đỉnh Mỹ-Bắc Hàn ở Việt Nam: Cả ba bên cùng có lợi.

Hôm 05/02/2019, trong Thông Điệp Liên Bang, tổng thống Donald Trump đã chính thức thông báo Việt Nam là nơi sẽ diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Bắc Hàn trong hai ngày 27 và 28/02.

Trong nhãn quan của cả Washington lẫn Bình Nhưỡng, việc chọn Việt Nam vừa "thuận tiện" vừa "an toàn". Theo giới quan sát, sự kiện ngoại giao này mang lại mối lợi cho cả ba bên.

Chỉ vài thập niên sau chiến tranh Việt Nam, Washington đã trở thành một trong những đối tác thân thiết của Hà Nội. Về phương diện kinh tế, Việt Nam đã nhanh chóng thoát khỏi nghèo khó để trở thành một trong những nền kinh tế năng động của Đông Nam Á, một đối tác thương mại đáng tin cậy của Hoa Kỳ trong khu vực.

Bắc Hàn chấp nhận chọn Việt Nam vì cả hai nước cùng đi theo mô hình xã hội chủ nghĩa.

Nhưng câu hỏi giờ đây là việc chọn Việt Nam làm điểm hẹn thứ nhì của hai nguyên thủ Mỹ và Bắc Hàn, Hà Nội có lợi gì?

Câu hỏi là: Ngay khi có những đồn thổi, dự báo, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố là Việt Nam sẵn sàng tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim lần hai. Vậy, Việt Nam sẽ được hưởng lợi gì?

RFI ghi rằng Giới chuyên gia nêu ra nhiều "mối lợi". Thứ nhất là trong quan hệ với nước láng giềng sát cạnh là Trung Quốc. Hãng tin Mỹ AP trích lời chuyên gia Murey Hiebert, thuộc khoa Đông Nam Á tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS, trụ sở tại Washington cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đang có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với Trung Quốc, tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Bắc Hàn tạo điều kiện cho chính quyền Hà Nội "củng cố vai trò của Việt Nam trên sân khấu quốc tế". Việt Nam đang muốn tìm kiếm thêm những điểm tựa để làm đối trọng với Bắc Kinh.

Thứ hai là đối với Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi để hai ông Trump và Kim gặp nhau trên đất Việt giúp Hà Nội "ghi điểm" với Washington. Đây là cơ hội giúp Việt Nam thắt chặt thêm quan hệ với Mỹ, nhất là trong bối cảnh, hai quốc gia này cần có nhau, cả về mặt kinh tế lẫn chiến lược để làm đối trọng với Trung Quốc.

Sau cùng, dù muốn hay không, thượng đỉnh Donald Trump - Kim Jong Un vào cuối tháng này thu hút sự chú ý của toàn thế giới vào Việt Nam. Đây sẽ là một cơ hội bằng vàng để quảng bá cho hình ảnh của Việt Nam trên các phương tiện truyền thông quốc tế.

Và hiển nhiên là Mỹ và Bắc Hàn cùng có lợi.

Bản tin VOA trả lời câu hỏi “Việt Nam hưởng lợi ra sao khi làm Chủ nhà thượng đỉnh Mỹ-Triều?” rằng:

“Khi Singapore đóng vai trò chủ nhà của cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un hồi tháng 6/2018, các doanh nhân ở đất nước nhỏ bằng một thành phố đã kiếm tiền từ hàng lưu niệm theo chủ đề thượng đỉnh và các sự kiện bên lề. Khoảng 2.500 nhà báo đã tới Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long được dẫn lời nói rằng cuộc gặp thượng đỉnh sẽ củng cố hình ảnh của đất nước ông ở nước ngoài.

Giờ đây, Việt Nam, với tư cách chủ nhà của cuộc gặp thượng đỉnh Kim-Trump lần thứ hai dự kiến diễn ra trong hai ngày 27-28/2, có thể sẽ còn được hưởng nhiều hơn nữa, theo các chuyên gia am hiểu Việt Nam.

Cuộc gặp thượng đỉnh ở Hà Nội sẽ tạo uy tín, giúp cho Việt Nam tạo được sự tôn trọng của cả các nước dân chủ lẫn các nước cộng sản, và điều này sẽ có lợi cho chính sách đối ngoại đa phương cũng như uy tín của Việt Nam trong tư cách một quốc gia đáng được chọn để kinh doanh, kể cả tổ chức các sự kiện quốc tế lớn....

Theo các nhà phân tích, cuộc gặp thượng đỉnh sẽ bổ sung vào danh sách các sự kiện quốc tế lớn diễn ra tại Việt Nam.”

Nghĩa là, VN hưởng lợi trăm đường. Nguyễn Phú Trọng đứng kề vai, bắt tay TT Trump... và nhận lời cảm ơn đã tổ chức hội nghị, bất kể rằng hai bàn tay Trọng vấy máu đàn áp nhân quyền.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.