Hôm nay,  

Báo Động: Học Phí Tăng 28% SV Cơ Nguy Bỏ Học

12/2/201800:00:00(View: 1824)
SAIGON -- Học phí tăng... sinh viên đại học sẽ bị đẩy ra khỏi giảng đường ào ạt...

Báo Tiền Phong đưa ra viễn ảnh: 28% sinh viên có nguy cơ bỏ học vì học phí tăng.

Bản tin TP ghi rằng theo kết quả điều tra của PGS.TS Đặng Thị Lệ Xuân (ĐH Kinh tế Quốc dân, về tác động chính sách học phí với sinh viên, có khoảng 28% sinh viên có nguy cơ phải bỏ học khi học phí tăng.

Cuộc khảo sát này được PGS. TS Đặng Thị Lệ Xuân thực hiện năm 2017 với hơn 1.000 hộ dân ở 11 tỉnh thành.

Kết quả điều tra cho thấy trên một nửa số hộ gia đình được hỏi cho biết họ phải cho con đi làm thêm do học phí cao. Hiện nay có khoảng 51% sinh viên đang phải đi làm thêm chỉ vì học phí cao (không tính các lý do như muốn có thêm kinh nghiệm...).

Một con số bi thảm, theo cuộc khảo sát, Báo Tiền Phong ghi lại: Trong khi đó, nhóm nghèo nhất phải đi làm thêm nhiều nhất (79%). Điều tra thực tế sinh viên đang học thì kết quả khá tương đồng với dự kiến của các bậc phụ huynh sắp có con theo học ĐH. Việc phải đi làm thêm ảnh hưởng tới sinh viên ở cả bốn khía cạnh: lên lớp, tiếp thu bài giảng, kết quả học tập và khả năng hoàn thành khóa học.

Báo cáo của PGS Đặng Thị Lệ Xuân cho thấy có 33 - 41% sinh viên đang đi làm thêm nói việc này ảnh hưởng tới họ nhiều và rất nhiều ở cả bốn khía cạnh nêu trên. Chỉ 15% - 21% cho rằng không bị ảnh hưởng.

PGS Đặng Thị Lệ Xuân cho biết khi được hỏi về mức học phí mới (13-17 triệu đồng/năm/sinh viên), 85%  sinh viên nhóm I (nhóm nghèo nhất) cho rằng đây là mức cao/rất cao. Với mức học phí này, gần 40% số phụ huynh nhóm I và trên một nửa số người nhóm II cho rằng không thể đảm bảo cho con theo học. Nếu tính tổng cho cả 5 nhóm thì có 37% số hộ gia đình không thể đảm bảo kinh phí cho con theo học đại học. Và giải pháp của họ là chọn trường có mức học phí thấp hơn hoặc đi vay tiền, hoặc cho con đi làm thêm khi đi học.

“Như vậy, theo như kết quả điều tra, học sinh của các gia đình ở tất cả các nhóm thu nhập đều có thể bị tước đoạt quyền được theo học trường mà mình mong muốn vì lý do học phí. Trong đó, vẫn theo xu hướng chung, 50% số lựa chọn của nhóm I là chọn trường khác có mức học phí thấp hơn và vẫn có đến 23% số câu trả lời của nhóm giàu nhất là phải chọn trường khác có mức học phí thấp hơn. Tính tổng các nhóm, có tới 32% số học  sinh sẽ không được học trường mà mình mong muốn vì lý do học phí”- PGS Đặng Thị Lệ Xuân nói.

Báo Tiền Phong ghi thêm:

“Mức học phí mới khiến 100% hộ gia đình thuộc nhóm I, 77% hộ gia đình thuộc nhóm II có nguy cơ phải đi vay tiền cho con theo học đại học. Như vậy, nếu các hộ gia đình không thể vay tiền cho con theo học thì có tới 58% số học sinh không thể đi học đại học vì lý do tài chính.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một nghiên cứu mới vừa được công bố vào đầu tháng 11: bệnh sởi nguy hiểm hơn ta thường nghĩ, bởi vì nó phá hủy hệ thống miễn dịch, khiến cho người ta có thể mắc thêm những chứng bệnh khác.
Thức ăn nhanh là thích hợp cho cuộc sống bận rộn kiểu Mỹ. Tuy nhiên, nếu ăn thức ăn chế biến sẵn quá nhiều, bạn có thể sẽ vướng vào một thứ không hay ho gì: bệnh tim.
Sau nước lọc, trà là thức uống phổ thông nhất của loại người. Điều này không phải là tình cờ: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà có liên hệ đến việc giảm một số rủi ro bị bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer…
Tháng 11 là Tháng Cảnh Giác Ung Thư Tuyến Tụy. Năm nay, Alex Trebek-người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng “Jeopardy!”- đã tham gia cùng World Pancreatic Cancer Coalition xuất hiện trước công chúng để khuyến khích mọi người hãy chú ý đến căn bệnh chết người này.
Theo một nghiên cứu mới công bố ở Mỹ, nhiều người đã trải qua chứng trầm cảm nặng trong những năm tháng cuối đời. Phụ nữ, người nghèo là một trong những giới dễ bị ảnh hưởng.
Kể từ khi mới bước vào Tòa Bạch Ốc để nhậm chức tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Tổng Thống Trump đã phải đối phó với sự tấn công liên tục từ phe Dân Chủ đi tìm dấu vết liên hệ của ông với người Nga qua cuộc bầu cử tổng thống cuối năm 2016.
Không biết đã bao lần tôi suýt đầu hàng sức quyến rũ muốn trở thành người “da trắng” để hòa nhập vào xã hội chung quanh tôi. .. Mùa Tết, tôi không chịu mặc chiếc áo dài ưng ý nhất đi học vì sợ bị chê cười.
Năm đó, khi chỉ còn hai tuần là bắt đầu vào năm học cuối của chương-trình tiểu học của tôi thì cha mẹ tôi chuyển nhà. Nhà cha mẹ tôi ở thuộc vùng Nam thành-phố Paris, nay cha mẹ tôi phải dọn nhà về vùng Bắc Paris.
Một thất bại của TC thấy rõ xuyên qua hội nghị thượng đỉnh ASEAN thứ 35 tại Bangkok Thái Lan. Lần này không có mặt TT Trump của Mỹ, TC một mình một chợ với các nước Đông Nam Á [DNA] nhưng đa số không tin, không ưa TC.
Nền kinh tế Nhật Bản gần như tê liệt trong Quý 3 2019, do tác động tiêu cực của thương chiến Mỹ-Trung và nhu cầu suy giảm trên thị trường toàn cầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.