Hôm nay,  

Trẻ Em Không Bị đòn, Lớn Lên Ít Bạo Lực

10/22/201800:00:00(View: 2818)
Những quốc gia chính thức cấm đánh trẻ em như là hình thức trừng phạt thì có vẻ như là trẻ vị thành niên ít có bạo lực hơn, theo một nghiên cứu mới cho thấy.

Trong những nước cấm hoàn toàn hình phạt về thể xác (đánh đòn và tát), thì tỉ lệ đánh lộn trong giới vị thành niên thấp hơn 69% tại những nước không có lệnh cấm như vậy, theo nghiên cứu cho thấy.

Điều chưa rõ từ nghiên cứu này là phải hay không việc cấm đánh đòn trực tiếp gây nên sự sút giảm trong thói quen bạo lực.

Tác giả nghiên cứu Frank Elgar, phó giáo sư về tâm phân học tại Đại Học McGill University ở Montreal, Canada, nói rằng có nhiều khả năng về mối tương quan bên sau việc cấm đánh đón và tỉ lệ bạo lực thấp hơn trong giới trẻ.

“Có thể có vài ảnh hưởng nào đó về những lệnh cấm chính thức này tạo ra những thay đổi trong văn hóa. Trẻ em trưởng thành trong kinh nghiệm này – không bị tát tay hay đánh đòn – là điều có khả về mối tương quan,” theo ông cho biết thêm.

Elgar nói thêm rằng một khả năng khác nữa là có thể có vài điều gì đó về văn hóa của quốc gia không khuyến khích bạo lực là điều trước nhất, và đó là lý do tại sao họ chọn thực hiện việc cấm đánh đòn.

Nhưng ông cho biết có sự đa dạng rất nhiều trong các quốc gia đã cấm việc đánh đòn và tát tay.

Trừng phạt về thể xác được định nghĩa là việc người lớn sử dụng sức mạnh thể xác để sửa sai hay kiểm soát hành vi không thích đáng của trẻ em. Sự trừng phạt là phương tiện gây đau đớn, nhưng không gây thương tích thể xác cho đứa bé. Khoảng 17% vị thành niên báo cáo từng trải sự trừng phạt về thể xác tại trường học hay tại nhà trong tháng trước, theo nhóm nghiên cứu phúc trình.

Các nhà nghiên cứu tìm sự tham gia của 88 quốc gia trong cuộc nghiên cứu dài hạn về bạo lực trong giới trẻ. Vị thành niên trong những quốc gia này chiếm một nửa số thanh thiếu niên trên thế giới.

30 quốc gia đã cấm hẳn việc đánh đòn và tát tay trẻ em trong trường học hay tại nhà. Một số các nước cấm gồm Estonia, Phần Lan, Honduras, Kenya, Tân Tây Lan, và Bồ Đào Nha.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong những năm gần đây Trung Quốc đẩy mạnh việc xâm chiếm Biển Đông qua nhiều hành động như tự tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông qua ‘đường lưỡi bò’, tự bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa ít nhất 7 đảo nhân tạo trên Biển Đông, lấn áp và đe dọa các nước có tranh chấp chủ quyền Biển Đông như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Đài Loan.
LONDON - 1 cư dân 23 tuổi từ North Ireland bị bắt ngày 22-11 có liên quan với 39 tử thi chở trong container.
MOSCOW - TT Putin hứa hoàn thiện hỏa tiễn nguyên tử được tin là trung tâm của vụ nổ động cơ ngày 8-8 gây thiệt mạng 5 kỹ sư và 2 công nhân.
GENEVA - Phúc trình Landmine Monitor 2019 của “chiến dịch quốc tế vận động cấm mìn - ICBL” xác nhận: tuy các nỗ lực ban hành luật cấm mìn chống người (landmine - địa lôi) thành công và tăng quỹ hỗ trợ nạn nhân, tổn thất nhân mạng vẫn là cao.
LONDON - Ông Nigel Farage, lãnh tụ đảng Brexit, vừa công bố các chính sách về tổng tuyển cử với hứa hẹn “cách mạng chính trị” đặt quyền lợi dân thường lên trên hết.
ANKARA - Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ loan báo: hơn 200 người tị nạn Syria đã tự nguyện hồi cư sau chiến dịch đánh đuổi dân quân YPG của phe thiểu số Kurd tại vùng đông bắc Syria –họ đã trở về an toàn.
BAGHDAD - Biểu tình chống chính quyền tiếp diễn tại thủ đô Iraq – lực lượng an ninh đàn áp bằng đạn cao su và đạn thật, ít nhất 7 người chết và gần 80 người bị thương hôm Thứ Năm.
HONG KONG - Cảnh sát dồn sức bảo vệ phòng phiếu để bầu cử địa phương được xúc tiến như đã định vào cuối tuần này.
KIEV - Văn phòng của TT Zelenski từ chối cung cấp ghi âm cuộc điện đàm Trump-Zelenski ngày 25-7 theo yêu cầu của đối thủ chính trị.
BEIJING - Giới chức Trung Cộng xác nhận: thương lượng mậu dịch “giai đoạn 1” tiếp tục đúng hướng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.