Hôm nay,  

Các Hãng Than Trời: VN Cấm Nhập Lúa Mì

15/10/201800:00:00(Xem: 2432)
SAIGON -- Cấm nhập cảng lúa mì... vì sao? Chuyện lạ.

Nghĩa là, tập trung ăn cơm thay vì bánh mì?

Báo Doanh Nghiệp VN nêu câu hỏi đang làm nhiều công ty nhức nhối, kể cả những người đang bán ở các xe bánh mì ngoài hè phố.

Bản tin nêu câu hỏi: Doanh nghiệp lao đao với lệnh cấm nhập khẩu lúa mỳ vì lý do...chưa ai biết?

Trước quyết định của Cục Bảo vệ thực vật không cho phép doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì vì có chứa cây ké đồng. Hội Lương thực Thực phẩm TP.SG đã có hội thảo để lấy ý kiến về vấn đề này.

Lý do vì cỏ độc...

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì trong 7 tháng vừa qua, khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì của nước ta gần 3,13 triệu tấn, với kim ngạch khoảng 750 triệu USD, tăng 2,2% về khối lượng và tăng 16,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.Những nguồn cung cấp lúa mì lớn của nước ta làNga, Mỹ, Úc, Canada...Ngoài việc nhập khẩu lúa mì để tiêu thụ trong thị trường nội địa thì chúng ta còn xuất bột mì trở lại thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, gần đây nhiều doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì Việt Nam đã gặp không ít khó khăn do có thông tin Cục Bảo vệ thực vật phát hiệntrong lúa mì nhập khẩu từ Nga, Mỹ, Canada, Úc… có chứa cây ké đồng (tên khoa học là cirsium arvense)và Cục phát công văn số 99-5/9/2018 với quyết định cấm nhập khẩu lúa mì từ ngày 01/11/2018, đồng thời, sẽ tái xuất lại những lô lúa mì đã nhập theo diện kiểm dịch thực vật. Trước quyết định này của Cục Bảo vệ thực vật, nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

Theo TS Trần Duy Khanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân APECcho biết, trong quy trình kiểm dịch thực vật thì có hai loại cấm, một là sinh vật gây hại (các loại sâu bệnh); hai là sinh vật cạnh tranh (như cây ké đồng) và trên thực tế thì cây ké đồng chỉ phù hợp với những cánh đồng lúa mì, chỉ cạnh trạnh về mặt dinh dưỡng và hoàn toàn không có độc tố gây hại cho người, còn nó có gây hại cho cây lúa nước hay các cây trồng khác ở Việt Nam hay không thì chưa ai biết.


“Chúng ta nên nhận ra rằng, Việt Nam không sản xuất được lúa mì, nếu có trồng được thì không có năng suất và lệnh cấm nhập khẩu lúa mì sẽ làm đảo lộn nền kinh tế. Vì thế, cần phải có một cách xử lý linh hoạt, nhập về làm giống thì cấm, còn nếu phục vụ dân sinh mà cấm không chỉ ảnh hưởng đến mấy trăm doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến nhiều thứ”, TS Trần Duy Khanh bày tỏ quan điểm.

Còn chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng lại cho rằng: “Trước hết chúng ta nên xác định được cây ké đồng độc ở mức độ nào? Và việc tái xuất ngược trở lại là không khả thi, thay vì tái xuất ngược lại thì có thể dùng để làm thức ăn cho gia súc. Hơn nữa nếu không nhập lúa mì của họ thì việc xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng sẽ gặp rào cản tương tự”.

Ở góc độ quản lý bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố SG đồng tình với các doanh nghiệp cho rằng: tỷ lệ hạt ké đồng trong hạt lúa mì không phải là nhiều và với một lượng này thì về mặt an toàn thực chưa đủ để gây hại. Trước khi đưa ra một quyết định cấm nhập hay cấm xuất thì cần phải có quá trình nghiên cứu định lượng, định tính và khi nghiên cứu xong thì mới đưa ra một văn bản hay một chính sách áp để áp dụng, chứ chưa rõ gì về độ độc hại mà cấm thì nó mông lung và gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Báo Doanh Nghiệp VN ghi nhận:

“Trước quyết định như vậy của Cục bảo vệ thực vật, nhiều doanh nghiệptỏ ra lo lắng vì sẽ không thể tìm được nguồn nguyên liệu đểkịp thời thay thế, vì nhu cầu bột mì đang rất cao nên việc thực hiện lệnh cấm ngay chắc chắn sẽ dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu.”

Phải chăng nhà nước Trung Quốc áp lực VN ngưng nhập lúa mì Hoa Kỳ để tiếp tay TQ gây khó dễ nông dân Mỹ?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
ANKARA - Bộ trưởng quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar loan báo trong ngày 21/11: đang thảo luận với Nga cách giải quyết sự hiện diện của YPG là dân quân của phe thiểu số Kurd tại Syria theo thỏa thuận với Nga.
JERUSALEM - Bộ trưởng tư pháp Israel chính thức loan báo truy tố Thủ Tướng Netanyahu tội tham nhũng.
BEIRUT - TT Michael Aoun loan báo hôm 21/11: công điện của TT Trump cho hay Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đáp ứng các nhu cầu của công dân.
BEIJING - Giới chức thương mại Trung Cộng bác bỏ các tin đồn, và khẳng định thương lượng mậu dịch với Hoa Kỳ vẫn tiếp diễn để cùng tìm giải pháp.
Bangkok - Đức Giáo Hoàng Francis dẫn đầu đoàn người hàng chục ngàn tín hữu đầy cảm xúc ngồi chật cứng tại sân vận động ở thủ đô Bangkok, Thái Lan hôm Thứ Năm, kêu gọi tôn trọng gái mại dâm và nạn nhân buôn người tại một phần của thế giới, nơi mại dâm tràn lan.
DETROIT - Đến nơi theo tin mật báo về kẻ trộm xâm nhập tư gia, 2 cảnh sát của thành phố Detroit đã bị trúng đạn, 1 chết 1 bị thương trong ngày Thứ Tư 20/11.
WASHINGTON - Một chiếc xe Mercedes tình nghi đang tìm cách đi vào khu vực cấm của Bạch Ốc đã bị Mật Vụ nghênh cản lúc 6 giờ sáng Thứ Năm 21/11.
WASHINGTON - Bà Nikkei Haley làm việc cho nội các Trump 2 năm, ở vai trò đại diện thường trực tại LHQ, từng tỏ ra nghiêm khắc với Nga hơn cả thượng cấp.
WASHINGTON - Trong nỗ lực củng cố lực lượng hậu thuẫn chống lại cuộc điều tra luận tội đang tiếp diễn gay cấn, TT Trump mời 10 nghị sĩ cùng đảng CH ăn trưa tại Bạch Ốc ngày 21-11, gồm các nghị sĩ Mitt Romey và Susan Collins.
WASHINGTON - Nữ TNS Elizabeth Warren - dự ứng viên tổng thống Dân Chủ đã lên tiếng phê bình hôm 21/11: chủ nhân Facebook Mark Zuckerberg có hẹn mật để ăn trưa với TT Trump trong tháng qua là mưu định làm thân với chủ nhân Bạch Ốc đơn giản vì “ý định hư hỏng”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.