Hôm nay,  

Thời Sự Úc: Nhân Viên Ngoại Giao Úc Làm Chỉ Điểm Cho Vc?

16/01/200600:00:00(Xem: 6092)
LGT (của người dịch): Trong suốt thời gian hơn 30 năm qua, người Việt tÿ nạn cộng sản tại khắp nơi trên thế giới đã có cơ hội tìm hiểu và khám phá được nhiều bí mật động trời của cuộc chiến tranh Việt Nam, qua sử liệu, qua các hồ sơ mật được bạch hóa cũng như qua hồi ký của những người từng nắm giữ các chức vụ quan trọng trong guồng máy quân đội và chính phủ Mỹ cũng như Việt Nam Cộng Hòa thuở xưa. Qua những tài liệu này, người đọc thấy rõ, CSVN rất gian ngoan xảo quyệt, sử dụng đủ mưu ma chước quỷ, để gài gián điệp nằm vùng vào guồng máy hành chánh, chính trị và quân sự của VNCH. Sau đó, để tạo uy tín cho những tên VC nằm vùng này, CS sẵn sàng mở những cuộc tấn công tự sát, để những tên VC nằm vùng được CS giật dây, giành được những "chiến công to lớn", chiếm được lòng tin của những yếu nhân trong chính phủ VNCH. Ngoài ra, CS còn thông qua mạng lưới nằm vùng và mạng lưới thân cộng ở những quốc gia tây phương, thực hiện những kế hoạch "cách sơn đả ngưu", khiến những tên VC nằm vùng càng có điều kiện chui sâu, lặn kỹ trong chính phủ VNCH. Kết quả, những tên VC nằm vùng được VC tạo điều kiện để chúng lần lượt leo lên những vị trí quan trọng, thậm chí lọt vào ngay cả phủ tổng thống - để rồi lũng đoạn miền Nam Việt Nam từ trung ương. Trong 30 năm qua, cộng đồng người Việt tÿ nạn cộng sản ở hải ngoại nói chung, ở Úc nói riêng, đã kiên trì, bền bỉ, giữ vững sức mạnh và lòng tin để hậu thuẫn tích cực cho công cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ cho đất nước của những người dân quốc nội. Vì thế, chắc chắn cộng đồng chúng ta là cái đinh nhọn trong mắt nhà nước CSVN. Và vì thế, chắc chắn là ngoài những chiến dịch tuyên truyền văn hóa vận công khai nhằm lũng đoạn cộng đồng người Việt tÿ nạn cộng sản tại Úc - chẳng hạn như vụ VTV-4, vụ "Dơ Dáy VC".v.v. - CS cũng có nhiều chiến dịch khác, âm thầm trong bóng tối, để tấn công cộng đồng chúng ta. Một trong những âm mưu đó đã bị hé lộ qua hai bài báo được đăng tải trên nhật báo The Australian tuần qua. Bài thứ nhất, tựa đề Australia “Dobs” On Refugees To Keep Vietnam On Side" của nữ ký giả Caroline Overington được đăng tải ngày 5/1/06. Bài thứ nhì Vietnam “Leaker” Identified As A Risk của ký giả Padraic Murphy, được đăng tải ngày 7/1/06. Xin mời quý độc giả theo dõi bài tóm dịch dưới đây để qua đó, có thể nghiên cứu, suy gẫm - và đặc biệt là để có một cái nhìn thấu đáo hơn trước những biểu hiện có vẻ mâu thuẫn (*) xảy ra trong cộng đồng chúng ta trong thời gian trên dưới một năm trở lại đây.

*

Một nhóm thuyền nhân Việt Nam vốn đã được chấp nhận cho tÿ nạn sau khi đến Úc hai năm trước đây vừa lên tiếng tố giác rằng gia đình họ ở quê nhà Việt Nam đang bị chế độ cộng sản tại đấy trù dập vì một số giới chức thẩm quyền thuộc chính phủ liên bang Úc đã giao cho CSVN những tài liệu mật về họ (confidential information on their cases).
Nhiều tổ chức Việt Nam tại Úc đã lên tiếng tố cáo chính phủ liên bang quÿ lụy (toadying) bọn cai trị độc tài ở Hà nội để có thể giữ vững mối quan hệ song phương. Theo một số tài liệu được CĐNVTD/UC sử dụng luật Tự Do Thông Tin (Freedom of Information laws) để thu thập thì chính phủ liên bang đã từng bày tỏ sự lo ngại về hậu quả của chuyện làm phật lòng nhà nước CSVN.
Nhiều viên chức chính phủ lo ngại rằng việc 54 người tầm tỵ từ Việt Nam đến Úc trên chiếc Hào Kiệt vào năm 2003 và bị giam cầm trên đảo Christmas sẽ “ảnh hưởng đến mối quan hệ với CS Việt Nam”.
Một tài liệu do một viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao và Ngoại Thương (Department of Foreign Affairs & Trade - DFAT) soạn thảo cho rằng các đơn xin tÿ nạn của những thuyền nhân này có thể “làm tổn thương quan hệ song phương và phương hại đến khả năng hoạt động của các cơ quan đại diện của chúng ta tại Việt Nam”.(*)
Một công hàm khác từ một viên chức của Bộ Di Trú yêu cầu nhân viên bộ ngoại giao “báo cáo với giới thẩm quyền Việt Nam về những tiến triển của vụ việc này”.(*)
Các vị đại diện của cộng đồng Việt Nam cho rằng những công hàm này là bằng chứng cho thấy chính phủ Úc đã “mách lẻo” về những người muốn trốn thoát khỏi Việt Nam.
Ô. Đoàn Việt Trung, Phát ngôn nhân của CĐNVTD/UC, nói: “Chính phủ Úc đã đặt các quan hệ ngoại giao và kinh tế với Việt Nam lên trên những nỗi khổ cá nhân (của những người tÿ nạn). Rõ ràng là Úc xem trọng vấn đề thương mãi với Việt Nam hơn là (tính mạng của) những người muốn đào tÿ”. (*)
Trong một lá đơn đề ngày 8/8/05 đệ nộp cho một cuộc điều tra của Thượng Viện, CĐNVTD/UC đã tố giác ông Ian Lincoln, cựu đại sứ của Úc ở Hà Nội, trong lúc là thành viên của ủy Ban Tái Duyệt Đơn Xin Tÿ Nạn (Refugee Review Tribunal - RRT), đã chuyển giao cho nhà nước CSVN các tài liệu mật về những người trên thuyền Hào Kiệt. Tuy nhiên, ông Lincoln phủ nhận những lời tố giác này.
Được biết, Ian Lincoln là đại sứ Úc tại Hà Nội từ 1986 đến 1988. Trước đó, ông đã từng nắm giữ nhiều chức vụ khác nhau trong bộ Ngoại Giao và đã từng nhận lãnh công tác ở Tân Gia Ba, Ghana và Pháp trước khi được cử làm Tổng Lãnh Sự ở Tân Đảo (New Caledonia) vào năm 82-83. Ông cũng nắm giữ nhiều chức vụ khác có trách nhiệm hoạch định chính sách (policy position) tại bộ Ngoại Giao ở Canberra. Ông được bổ nhiệm làm thành viên toàn thời của RRT từ tháng 1/7/2002 đến 30/6/2004.
Theo ký giả Padraic Murphy thì cách đây 15 năm, ông Lincoln đã bị cho là một mối nguy cơ về an ninh tình báo (security risk) sau khi ông bắt đầu mối quan hệ với một thiếu niên Việt Nam trong lúc làm đại sứ tại Hà Nội.
Những mối quan ngại về vấn đề an ninh này đã được nhân viên bộ Ngoại Giao nêu lên từ năm 1991, và được công khai hóa qua cuộc điều tra của quốc hội về những lời tố cáo rằng trong bộ Ngoại Giao Úc có những tên ấu dâm. Bản báo cáo được nữ luật sư Pam O’Neill soạn thảo và được đệ trình trước quốc hội vào tháng 5/1997.
Tuy bản báo cáo không nêu đích danh ông Lincoln mà chỉ cho ông một bí danh là “H”, nhưng nó phân tích thật tỉ mỉ phương cách mà bộ Ngoại Giao đối phó với mối quan hệ giữa ông Lincoln và một thiếu niên 16 tuổi mà ông gặp tại một công viên gần tư gia của ông ở Hà nội năm 1987. Bản báo cáo cho biết ông đã bảo lãnh cậu thiếu niên đó sang Úc vào năm 1990, thời điểm mà cả hai người đều thừa nhận rằng mối quan hệ của họ trở thành mối quan hệ tình dục.
Bản báo cáo đã nặng nề chỉ trích bộ Ngoại Giao vì bộ Ngoại Giao có vẻ chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa ông Lincoln và cậu thiếu niên này về những hậu quả ảnh hưởng đến an ninh tình báo (security implications) mà thôi. Bản báo cáo cho biết nếu vào thời điểm ấy (1990-91) bộ Ngoại Giao tổ chức “một cuộc điều tra chi tiết hơn về những vấn đề liên quan đến hạnh kiểm chức nghiệp” xuất phát từ mối quan hệ này thì có lẽ “tốt hơn”.


Trong một biên bản được bản báo cáo phân tích kỹ lưỡng thì một chuyên viên đặc trách thẩm định thẩm quyền được đọc tài liệu (security clearances) đã trình bày những mối quan ngại của mình lên với thượng cấp. Ông viết: “Theo quan điểm của tôi thì qua hành động của chính ông ta (H) đã tạo nhiều mối nghi ngờ về sự thích hợp của ông để nắm giữa chức vụ có quyền đọc tài liệu Tối Mật. Tôi đưa ra sự xét đoán này dựa vào sự thật là (trong lúc làm đại sứ tại Việt Nam) ông ta (ông Lincoln) có vẻ như đã bắt đầu một quan hệ tình dục đồng tính luyến ái với một thiếu niên địa phương 16 tuổi. Đây là một điều trái ngược hoàn toàn với những chỉ thị về bảo an, và là một thái độ không thể nào chấp nhận được từ một người Chỉ Huy Trưởng Cơ Sở (Head of Mission)”.
Khi được bà O’Neill thẩm vấn thì viên chức cao cấp của bộ Ngoại Giao đặc trách an ninh cho biết ông ta chỉ để tâm lưu ý đến những thẩm định về bảo an của ông Linoln hơn là về sự đúng đắn thích hợp (propriety) của mối quan hệ ấy. Ông nói: “Vấn đề then chốt để xét đoán về sự quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia của vụ việc này là: Liệu mối quan hệ ấy có làm phương hại đến viên chức có thẩm quyền đọc tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia hay không" Liệu nó có dẫn đến việc (ông ta bị) làm áp lực đe dọa (blackmail) hay những việc tương tự hay không"”
Viên chức này cũng nói thêm: “Không có vấn đề an ninh quốc gia nào dính líu vào (vụ việc này) ngoại trừ vấn đề ông ta (ông Lincoln) lẽ ra phải thông báo cho chúng tôi vào thời điểm mà mối quan hệ như thế hiện hữu”.
Vào ngày 8/9/1995 thì hồ sơ về mối quan hệ này đã được chuyển giao cho cảnh sát liên bang điều tra. Tuy nhiên, giới thẩm quyền không thể truy tố được bởi vì chính người thiếu niên ấy nói rằng mối quan hệ của họ không biến thành quan hệ dục tính cho đến khi cậu lên 18 tuổi và đã định cư tại Úc.
Khi được phóng viên của The Australian liên lạc để phỏng vấn về vụ việc này thì ông Lincoln chỉ nói rằng những lời cáo buộc được nêu lên trong bản báo cáo hoàn toàn không đúng sự thực. Sau đó, ông yêu cầu phóng viên gởi fax cho ông những câu hỏi mà họ muốn hỏi về những vấn đề được nêu lên trong bản báo cáo cũng như những lời tố giác về việc tiết lộ tin mật, nhưng sau đó, luật sư của ông cho biết ông sẽ không trả lời những câu hỏi này.
Một viên chức của bộ ngoại giao cũng từ chối không bình luận về ông Lincoln với cớ rằng đạo luật bảo vệ riêng tư cá nhân (Privacy Act) không cho phép bô Ngoại Giao lên tiếng về ông Lincoln.
Trong khi đó thì rất nhiều người tÿ nạn trên chiếc Hào Kiệt - tất cả đều được cấp chiếu khán tÿ nạn (Temporary Protection Visa) mặc dù lúc đầu bị bộ Di Trú bác đơn - cho biết họ rất lo ngại về sự an nguy của người thân còn kẹt lại Việt Nam.
Kể từ khi cô Phan Thị Lý Lan, 18 tuổi, cùng mẹ vượt biên thì cha cô và bà nội cô ở Sàigòn bị thẩm vấn nhiều lần. Cô thuật lại với phóng viên của The Australian: “Họ bị nhiều rắc rối lắm. Tụi nó (viên chức nhà nước CSVN) tra vấn về mẹ tôi, vì sao bà bỏ đi, hiện giờ bà ở đâu" Gia đình tôi cho biết đời sống họ kém an toàn hơn xưa. Họ không thể đi làm và họ phải trả lời các câu hỏi trong một thời gian rất dài”.
Một người khác, anh Nguyễn Phú, hiện đang sống tại Sydney, cho biết anh không bao giờ có thể trở về Việt Nam được. Anh nói: “Nhà nước đã đến “viếng” cha mẹ tôi. Họ hỏi “thằng Phú đâu rồi"”. Họ biết rằng tôi không ưa cộng sản và tôi muốn dân chủ tự do.
Cựu thủ tướng Malcolm Fraser, người đã mở rộng vòng tay đón nhận hơn 20,000 người tÿ nạn từ năm 1975-1977 nói: “Tôi sẽ cảm thấy tởm gớm cùng cực nếu tôi nghĩ rằng công chức (Úc) đã thông báo chi tiết về người tÿ nạn cho nhà cầm quyền Việt Nam, thế nhưng, chính phủ (Howard) hiện nay thực sự tạo thật nhiều khó khăn, nếu không nói là tạo sự bất khả, để người ta có thể xin tÿ nạn tại Úc”.
Một phát ngôn nhân của Bộ Di Trú nói: “Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những luận điệu cho rằng nhân viên Bộ Di Trú đã vi phạm luật lệ về giữ bí mật (confidentiality)”.
Chú thích (SGT):
(*) Nhìn bề ngoài, Bộ ngoại giao Úc có hai khuynh hướng có vẻ trái ngược:
Một, những biểu hiện có vẻ hậu thuẫn chế độ CSVN của Bộ Ngoại Giao Úc: 1. Bộ Ngoại Giao Úc có văn thư phản đối việc Hội Đồng Thành Phố Fairfield chấp thuận cho CĐNVTD/NSW treo Cờ Vàng tại CabraVale Park. 2. Một tài liệu do một viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao và Ngoại Thương (Department of Foreign Affairs & Trade - DFAT) soạn thảo cho rằng các đơn xin tÿ nạn của những thuyền nhân Hào Kiệt có thể “làm tổn thương quan hệ song phương và phương hại đến khả năng hoạt động của các cơ quan đại diện của chúng ta tại Việt Nam”. 3. Một công hàm khác từ một viên chức của Bộ Di Trú yêu cầu nhân viên bộ ngoại giao “báo cáo với giới thẩm quyền Việt Nam về những tiến triển của vụ việc [thuyền Hào Kiệt] này”. 4. Trong khi chính phủ Mỹ, chính phủ các quốc gia Âu Châu thi nhau lên tiếng phản đối CSVN đàn áp tôn giáo, chà đạp nhân quyền, thì trái lại, Bộ Ngoại Giao Úc im lặng.
Hai, những biểu hiện có vẻ hậu thuẫn CĐNVTD, chống lại chế độ CSVN, của Bộ Ngoại Giao Úc: 1. Một nhân viên người Việt làm việc cho Bộ Ngoại Giao Úc, thường xuyên ra vô VN, lại có vẻ có thái độ, lập trường và hành động công khai chống chế độ VC và hậu thuẫn CĐNVTD. 2. Chấp thuận đề nghị của Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do LB, Bộ Ngoại Giao Úc đã áp lực buộc CSVN vào thế bị động, phải chấp nhận để Úc xuất cảng vô VN các văn hóa phẩm, trong đó có văn hóa phẩm của người Việt tại Úc.
Trên đây là một vài trong số nhiều biểu hiện có vẻ mâu thuẫn của Bộ Ngoại Giao Úc. Khi nói có vẻ mâu thuẫn, có nghĩa chúng ta chưa có đầy đủ bằng chứng để đi đến kết luận, trong hai loại biểu hiện có vẻ mâu thuẫn, loại nào là thực và loại nào là giả. Một khi đã biết rõ loại biểu hiện nào là thực, mâu thuẫn sẽ không còn, vì loại kia sẽ là giả để nhằm đánh lạc hướng dư luận và che đậy những sự thực bí mật bên trong. Có điều, giữa hai biểu hiện mâu thuẫn của một con người, biểu hiện nào công khai được phô trương ầm ĩ, thường là giả; còn những biểu hiện nào được che đậy rồi bị phanh phui, thường sẽ là thật. Hơn nữa, một người nếu có hai biểu hiện mâu thuẫn, một đằng là những hành động ngôn ngữ thể hiện con người đạo đức thật thà; và một đằng là những ngôn ngữ hành động thể hiện sự gian trá xảo quyệt, vô đạo đức, thì thông thường, biểu hiện thứ hai là bản chất. Dĩ nhiên, về mục đích, Bộ Ngoại Giao nói riêng và chính phủ Úc nói chung, luôn luôn theo đuổi lý tưởng phụng sự quyền lợi cho dân tộc Úc. Tuy nhiên, trong số đó, có những cá nhân vì không hiểu rõ bản chất của VC, hoặc vì bị một số thành phần trí thức thân cộng đầu độc, hoặc vì quyền lợi riêng tư,... đã chấp nhận chỉ điểm cho VC, làm ảnh hưởng đến uy tín của Úc và tình hữu nghị giữa hai dân tộc Úc Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.