Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

14/06/200400:00:00(Xem: 4658)
Hỏi (Ông Trần T.V.): Tôi cùng người bạn mướn một căn appartment tình đến nay đã được gần một năm. Sinh hoạt trong chung cư này cũng yên tỉnh như những khu khác. Tuy nhiên, gần đây khi cặp vợ chồng mới dọn đến ở kế cận căn appartment của tôi thì bạn bè của họ vào ra khá tấp nập. Cách đây mấy tuần lễ, nữa đêm tôi nghe tiếng đập cửa mạnh, và tiếng động này đã đánh thức tôi. Tôi nhận thức được rằng là có ai đang đập cửa. Tôi liền thức người bạn của tôi dậy, thế là hai đứa chuẩn bị thủ thế để đề phòng có chuyện bất trắc.
Chúng tôi bèn lên tiếng hỏi ai đó, thì cánh cửa đã bật mở, tôi cố gắng chận lại nhưng họ đã vào và cho biết họ là cảnh sát.
Sau đó họ lục xét và mời chúng tôi về đồn để hỏi cung, cuối cùng họ cáo buộc tôi về tội cản trở cảnh sát trong lúc thi hành nhiệm vụ. Chúng tôi được tại ngoại và đãõ ra tòa một lần, nhưng không chịu nhận tội.
Xin LS cho biết là việc ghép tội chúng tôi trong trường hợp đó có trái luật hay không"
Trả lời: Trong vụ Lippl v Haines (1989) NSWLR. Trong vụ đó, nguyên đơn nộp đơn khởi kiện Bộ Tư Pháp và 3 cảnh sát viên về việc gây thương tích trầm trọng về thể chất [chầy chụa mặt mày và gãy răng] cũng như bị tổn thương về tâm lý liên hệ đến vụ cảnh sát ập vào lục soát nhà của đương sự.
Cảnh sát đã lục soát nhằm mục đích bắt Mathews vì đương sự đã bỏ trốn khi được cho phép ra khỏi trại tạm giam Silverwater để làm việc, và để chất vấn Mathews cùng con rể của nguyên đơn liên hệ đến các vụ cướp. Tuy nhiên, Mathews cũng như con rể của nguyên đơn không cư ngụ tại địa chỉ này cũng như không có mặt vào lúc cảnh sát lục xét nhà của nguyên đơn.
Cảnh sát thường phục có trang bị vũ khí đầy đủ đã phá cửa và đột nhập vào nhà của nguyên đơn mà không có trát lệnh của tòa.
Đơn khiếu nại của nguyên đơn liên hệ đến việc đột nhập gia cư, hành hung, và giữ người trái phép đã bị tòa sơ thẩm bác bỏ với lý do là “thẩm quyền câu thúc thân thể” (the arrest power) theo điều 352 của Đạo Luật Hình Sự đã cho phép cảnh sát đột nhập vào nhà, nếu cảnh sát có lý do chính đáng để nghi là những phạm tội hình sự đang trốn trong căn nhà đó, dù các tin tức mà cảnh sát đã căn cứ vào để đưa ra quyết định đó là những tin tức sai lầm hoặc không thích đáng. Nguyên đơn bèn kháng án.
Tòa kháng án đã tuyên bố rằng sự suy đoán để cho rằng thẩm quyền của cảnh sát đột nhập vào nhà mà không cần sự cho phép của chủ nhân để bắt giữ một người, và những giới hạn của thẩm quyền đó giờ đây đã được luật pháp hoặc án lệ quy định rõ ràng là một sự suy đoán hoàn toàn sai lầm, vì chẳng có đạo luật nào tại tiểu bang NSW quy định rõ ràng về điều đó cả, và để giải quyết điều đó thì cũng chẳng có gì khó khăn theo sự quy định khái quát của luật pháp.
Tòa kháng án bèn trưng dẫn vụ kiện tại Anh Quốc Swales v Cox [1918] QB 849. Trong vụ đó, một người đàn ông bị tình nghi là ăn trộm đã bỏ chạy vào nhà của bị cáo khi thấy 2 cảnh sát viên. Hai cảnh sát viên bèn theo người đàn ông vào nhà, nhưng “đương sự đã giữ lấy nắm cửa từ phía trong để cảnh sát không thể vào nhà.” (He held the door handle from the inside so that they could not enter).
Cuối cùng, người đàn ông đó đã thả nắm cửa ra và cảnh sát đã vào được trong nhà. Vào lúc đó bị cáo đứng giữa cảnh sát và người đàn ông đồng thời yêu cầu cảnh sát cho biết lý do tại sao họ lại cố đẩy cửa để vào nhà. Họ cho biết họ là cảnh sát tuy thế bị đơn vẫn cố ngăn cản gây trở ngại cho họ trong việc bắt giữ người đàn ông. Bị cáo đã bị cáo buộc và kết tội “cố ý cản trở nhân viên công lực trong lúc thi hành nhiệm vụ” (wilfully obstructing a police constable acting in the execution of his duty).

Bị cáo bèn kháng án. Tòa đã chấp thuận đơn kháng án của bị cáo vì cho rằng theo án lệ quyền tiến nhập vào nhà tùy thuộc vào sự yêu cầu để được vào trước khi vào nhà, và sự khước từ không được vào mà cứ vào là sự xâm phạm gia cư bất hợp pháp.
Công tố viện bèn kháng án chống lại quyết định của tòa phúc thẩm liên hệ đến vấn đề là liệu cảnh sát có quyền xử dụng võ lực để tiến nhập vào nhà hay không"
Cuối cùng tòa kháng án đã chấp thuận đơn kháng án của công tố viện vì cho rằng cảnh sát có quyền đột nhập để thực hiện sự câu thúc thân thể nếu có lý do chính đáng để nghi rằng một người đã vi phạm tội trạng hình sự đang ở trong nhà đó. Tuy nhiên, quyền xử dụng vũ lực đã bị hạn chế.
Tòa kháng án NSW đã dựa vào 4 nguyên tắc được nêu lên trong vụ Swales v Cox đó là: 1). Cảnh sát hoặc thường dân đều có quyền tiến nhập vào nhà để ngăn chận sự giết người., 2). Cảnh sát hoặc thường dân đều có quyền tiến nhập vào nhà nếu trong tội đã xảy ra và phạm nhân đã chạy vào nhà, 3). Cảnh sát hoặc thường dân đều có quyền tiến nhập vào nhà nếu trọng tội sắp xảy ra và sẽ xảy ra ngoại trừ được ngăn chận lại, 4). Cảnh sát có quyền rượt theo vào nhà hầu bắt kẻ đánh lộn rồi bỏ chạy vào nhà.
Tuy nhiên, Tòa Kháng Án cũng cho biết rằng ngay cả trong bốn trường hợp vừa nêu thì điều kiện cần thiết để phá cửa hầu đột nhập vào nhà là phải có sự từ chối không cho vào nhà trước khi quyết định phá cửa để đột nhập vào nhà.
Tòa kháng án cũng đã trưng dẫn phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Canada trong vụ Eccles v Bourque (1974) 50 DLR 93d) 753, liên hệ đến sự áp dụng các nguyên tắc của án lệ về quyền đột nhập vào nhà để bắt giữ nghi can của các cảnh sát có trát tòa, và các cảnh sát không có trát tòa mà chỉ hành xử thẩm quyền theo sự quy định của luật pháp.
Trong vụ đó vấn đề được đặt ra là liệu nhân viên công lực trong lúc hành xử thẩm quyền câu thúc thân thể mà không có trát lệnh của tòa có quyền tiến nhập vào nhà, hoặc có quyền dùng vũ lực để đột nhập vào nhà hay không"
Tòa cho rằng, một người hành xử thẩm quyền câu thúc thân thể luật định chỉ được quyền đột nhập vào nhà mà không cần sự đồng ý của người chủ nếu (a) có lý do chính đáng để tin rằng nghi can đang ở trong nhà đó, và (b) phải thông báo điều đó cho chủ nhà trước khi tiến nhập vào. Sau khi đột nhập vào nhà, nếu không tìm thấy nghi can ở trong nhà, thì cũng không phải vì thế mà sự tiến nhập trở thành bất hợp pháp với điều kiện là nhân viên công lực có lý do chính đáng để tin rằng nghi can đang ở trong đó.
Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, nhân viên công lực phải thông báo trước khi tiến nhập vào nhà. Luật đòi hỏi là nhân viên công lực trước khi vào nhà để lục soát hoặc bắt giữ một cá nhân, cảnh sát phải cho chủ nhà biết đương sự là cảnh sát và yêu cầu được tiến nhập vào nhà.
Cuối cùng tòa kháng án NSW đã chấp nhận sự kháng án của bị cáo.
Dựa vào các phán quyết vừa trưng dẫn ông có thể thấy được rằng ngay cả trong trường hợp khẩn cấp, trước khi dùng vũ lực để đột nhập vào nhà, nhân viên công lực có nhiệm vụ phải cho chủ nhà biết họ là nhân viên công lực và yêu cầu chủ nhà mở cửa để họ lục soát hoặc truy bắt một nghi can nào đó, nếu các điều kiện vừa nêu không được tuân thủ thì sự tiến nhập vào nhà của nhân viên công lực có thể vì thế mà trở thành bất hợp pháp. Trong trường hợp của ông như đã được nêu lên trong thư, việc ông chận cửa để không cho những người lạ mặt đột nhập vào nhà là một hành động chính đáng cần phải được luật pháp bảo vệ. Chắc chắn tòa sẽ tha cho ông vì cảnh sát đã không tuân thủ những thủ tục luật định khi tiến nhập vào nhà của ông.
Nếu ông còn thắc mắc điều gì, xin điện thoại cho chúng tôi để được giải đáp tường tận.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.