Hôm nay,  

Mỹ Để CSVN Ngoài Danh Sách CPC

05/01/201800:00:00(Xem: 4233)
HANOI -- Chính phủ CSVN lại thoát hiểm... Danh  sách hung thần tự do tôn giáo do Mỹ vừa đưa ra không có tên VN.

Bản tin VOA ghi rằng Bộ Ngoại giao Mỹ tái liệt kê 10 nước vào danh sách ‘cần đặc biệt quan tâm’ chiếu theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế vì dính líu hoặc dung chấp các vi phạm về tự do tôn giáo, trong số này có 3 nước Châu Á.

Trung Quốc, Myanmar, Triều Tiên bị liệt kê vào danh sách cùng với Iran, Eritrea, Sudan, Ả Rập Xê Út, Tajikistan, Turkmenistan, và Uzbekistan.

Pakistan bị đưa vào ‘Danh sách Theo dõi đặc biệt’ vì các vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo.

“Bảo vệ tự do tôn giáo hết sức quan trọng đối với hòa bình, ổn định, và thịnh vượng. Việc liệt kê các nước vào danh sách ‘cần đặc biệt quan tâm’ về tự do tôn giáo nhằm cải thiện sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo tại các nước đó,” thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

“Chúng tôi nhận thấy một số nước bị liệt kê đang nỗ lực cải thiện tôn trọng tự do tôn giáo, chúng tôi hoan nghênh các sáng kiến đó và mong đợi các cuộc đối thoại tiếp diễn.”

VOA cũng ghi nhận rằng khi phản hồi trước báo cáo của Bộ Ngoại giao, ngày 4/1, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Ed Royce ra thông cáo bày tỏ bất bình vì Việt Nam một lần nữa thoát khỏi danh sách này.

Thông cáo của ông Royce nhấn mạnh: “Tự do tôn giáo là nhân quyền cơ bản, nhưng vẫn còn rất nhiều người trên khắp thế giới bị đàn áp, tù đày và giết hại chỉ vì niềm tin tín ngưỡng của mình. Là người Mỹ, nhiệm vụ của chúng ta là phải lên tiếng cho những người không có tiếng nói. Chính quyền Mỹ đã làm đúng khi đưa việc này lên làm ưu tiên. Việc tái liệt kê Burma (Myanmar) là quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo là đặc biệt thỏa đáng vì nạn thanh trừng sắc tộc của quân đội nước này đối với người Hồi giáo Rohingya. Tuy nhiên, tôi bất bình khi thấy rằng một lần nữa Việt Nam lại không bị đưa trở lại danh sách này. Người dân Việt Nam tiếp tục bị vi phạm quyền tự do tôn giáo và các nhân quyền khác. Hoa Kỳ chớ nên e dè chỉ ra các nước vi phạm như thế.”


Việt Nam từng bị chính phủ Hoa Kỳ đưa vào danh sách CPC từ tháng 9/2004 đến tháng 11/2006.

Kể từ khi Việt Nam được xoá tên khỏi CPC từ 2006 đến nay, mỗi năm Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đều đề nghị đưa Việt Nam trở lại CPC vì các vi phạm về tự do tôn giáo.

Cũng nên nhắc rằng, mới mấy tuần trước, trong bản tin RFA ngày 8 tháng 11/2017 có cho biết nhà hoạt động xã hội Phạm Đoan Trang và hai tác giả khác không muốn nêu tên vừa cho ra một báo cáo mang tên Đánh giá Luật tín ngưỡng, Tôn giáo 2016, và tình hình thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (gọi tắt là báo cáo).

Báo cáo dài 41 trang, chia làm bốn phần, tương đương với bốn biện pháp mà nhà nước cộng sản Việt Nam sử dụng để đối phó với các tôn giáo.

Thứ nhất là sử dụng các điều luật, những qui định, để cho các tổ chức tôn giáo phải xin phép hoạt động, nếu không sẽ bị xem là bất hợp pháp.

Thứ hai là sử dụng bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam, để tấn công khích bác các tổ chức tôn giáo.

Thứ ba là chia để trị, tức là dùng những tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát để chống lại các tổ chức tôn giáo được dân chúng tự thành lập.

Thứ tư là đàn áp bằng sức mạnh bạo lực.

RFA ghi rằng khi thực hiện báo cáo này, các tác giả đã có tiếp xúc với các chức sắc tôn giáo thuộc các giáo hội tôn giáo độc lập, như các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo truyền thống tại vùng Tây Nam bộ, cô Nguyễn Huyền Trang của Dòng Chúa Cứu Thế tại Sài Gòn, các ông Trần Minh Nhật, Lê Văn Sơn, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, là các tù nhân lương tâm từng bị cầm tù vì lý do tôn giáo, Linh mục Nguyễn Đình Thục tại Nghệ An, để ghi nhận những vụ đàn áp, khích bác mà họ đã và đang hứng chịu.

Như thế, nhìn chung, có vẻ như Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ muốn kết thân và biệt đãi nhà nước CSVN hơn nhiều nước khác.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
3 người đàn ông bị tù gần 36 năm đã được trả tự do khi nghi án giết 1 vị thành niên được xét lại - các nghi can bị tuyên án chung thân năm 1984 là Al-fred Chestnut, Ranson Watkins và Andrew Stewart.
H: Tôi tiếp tục nghe thấy thông tin là tôi cần phải có ID mới để có thể đi máy bay vào năm tới. REAL ID là gì mà tôi liên tục được nghe thấy vậy? Đ: REAL ID là thế hệ nhận dạng tiếp theo được công nhận trên toàn hạt. Kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2020, bạn sẽ cần phải có ID REAL để lên các chuyến bay nội địa
Đã có những thông tin về việc Intel lên kế hoạch tích hợp 5G vào nền tảng chip xử lý máy tính của hãng.
Khoảng cuối tháng 11/2019, tiểu bang Texas của Mỹ đã đạt được thỏa thuận với nhà mạng T-Mobile và đồng ý rút đơn ngăn cản việc sáp nhập của 2 nhà mạng T-Mobile và Sprint.
do chương trình ACUS-TV tổ chức và Hội đồng Huynh trưởng Nghĩa Sinh bảo trợ: -- tại hội trường Khách sạn Sheraton Chicago O’Hare ngày 17/11/2019
Hồng Kông bầu cử vừa xong, các ứng cử viên khuynh hướng dân chủ thắng lớn, trong khi phe thân Bắc Kinh thua thê thảm. Bầu cử này còn được xem như trưng cầu dân ý để xem đa số người dân đứng về phía những người biểu tình đòi dân chủ trong nửa năm qua hay không.
GENEVA - Tổ chức khí tượng thế giới WMO báo tin: hiệu ứng nhà kính năm 2018 gây biến đổi khí hậu ghi kỷ lục mới, với mức tăng trung bình hàng năm vượt trội trong 10 năm, và làm tăng tốc thiệt hại môi trường.
LONDON - Cựu Thủ Tướng Tony Blair nhận xét hôm 25/11: trong tình hình xáo trộn hơn 3 năm sau trưng cầu dân ý Brexit, đảng Lao Động của ông và đảng Bảo Thủ của Thủ Tướng Boris Johnson không xứng đáng thắng tổng tuyển cử ngày 12-12.
KHÁM ĐƯỜNG BELMARSH - Tin từ Anh: tài xế Maurice Robinson 25 tuổi đã nhận tội tiếp tay di dân xâm nhập vương quốc Anh từ đầu Tháng 5-2018 đến ngày 24-10-2019.
BERLIN - Ngoại trưởng Đức hô hào chính quyền Trung Cộng cho phép thanh tra nhân quyền LHQ quan sát trại tập trung dân thiểu số Uighur tại tỉnh Xinjiang.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.