Hôm nay,  

Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu

11/06/200500:00:00(Xem: 5795)
Ông Thiệu ra đi không để lại hồi ký. Suốt 30 năm lưu vong, trừ một thời gian xuất hiện ngắn tại San Jose, ngoài ra ông hoàn toàn kín tiếng và sống ẩn dật. Không tiếp xúc với báo chí, không để lại các di sản cho lịch sử. Đặc biệt về vấn nạn số một của quốc gia là câu chuyện bang giao với Hoa Kỳ trong các năm cuối cùng không hề được ghi lại. Niên trưởng Nguyễn Văn Thiệu ôm lấy chuyện đau lòng của đất nước như chuyện của riêng ông. "Mối sầu ôm xuống tuyền đài chưa tan."
Vì vậy, mọi dữ kiện bên trong hậu trường, chúng ta chỉ còn trông cậy vào hai tác phẩm của tác giả Nguyễn Tiến Hưng. Từ cuốn Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập lại xuất bản năm 1986 cho đến cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy xuất bản năm 2005.
Nói về cuộc đời và lịch sử, người Ba Lan đã có câu ví von rất đặc biệt. Họ nói là chân lý của lịch sử cũng như một củ hành. Càng bóc vỏ càng hăng, và sau cùng là khuôn mặt đầy nước mắt.
Củ hành đã làm ta cay mắt hay là người viết sử khóc cho nỗi đoạn trường của cả một dân tộc.
Hai mươi năm trước, tác giả Nguyễn Tiến Hưng ra mắt cuốn Hồ Sơ Dinh Độc Lập tại San Jose vẫn có người chống đối ông Nguyễn Văn Thiệu đã đến đặt vấn đề.
Hai mươi năm sau, những sôi nổi của thời sự đã lắng đọng. Ông Thiệu không còn nữa. Cuốn sách thứ hai của giáo sư Nguyễn Tiến Hưng được đón nhận nồng nhiệt ở khắp nơi.
Cuốn sách nhắc lại một câu hỏi của 30 năm trăn trở. Tại sao Việt Nam Cộng Hòa lại xụp đổ. Và câu trả lời dứt khoát: Bởi vì đồng minh tháo chạy.
Trong suốt 21 năm chia đôi đất nước từ 54 đến 75, miền Nam xây dựng hai nền Cộng Hòa hoàn toàn lệ thuộc vào Hoa Kỳ từ mọi phương diện. Từ quân sự, chính trị, xã hội, kinh tế đến văn hóa vàgiáo dục.
Đặc biệt là chiến tranh càng khốc liệt thì sự lệ thuộc càng nặng nề. Nhu cầu chiến phí quân viện trở thành yếu tố then chốt vượt lên trên cả tinh thần chiến đấu và đường lối hành quân.
Vì vậy, khi Hoa Kỳ rút quân, ký hiệp ước đem tù binh về và làm ngơ cho Bắc Việt để lại 150 ngàn quân chiến đấu ở lại trong Nam với một hậu phương Hà Nội an toàn. Các đường giây tiếp liệu đầy đủ với ống dẫn dầu dọc theo Trường Sơn. Số phận miền Nam đã được Kissinger dự đoán là sẽ chỉ cầm cự được một năm rưỡi. Kissinger đã nói như vậy ngay sau khi ký hiệp ước Paris tháng 1-1973.
Đây là thời gian tính từ lúc quân lực Hoa Kỳ chính thức rời khỏi Việt Nam chỉ để lại văn phòng tùy viên cạnh tòa đại sứ. Theo sách của ông Hưng thì đây là ngày 29 tháng 3-1973.
Từ hơn nửa triệu quân tham chiến, nay chỉ còn lại 150 binh sĩ ở lại canh gác tòa đại sứ và 58 ngàn tử sĩ đem về. Cho đến khi ông đại sứ cuối cùng ra đi bằng trực thăng vào sáng 30 tháng 4-1975.
Đó là lý do tại sao chiến sử Hoa Kỳ lại có một chương viết về hội chứng Việt Nam.
Thực ra, ngay sau khi trận chiến Mùa Hè 72 vẫn còn vang tiếng súng và hiệp định Paris chưa bước vào giai đoạn kết thúc thì Ngũ Giác Đài đã chuẩn bị cho Việt Nam Cộng Hòa cải tổ lại hệ thống Tiếp Vận.
Một toán chuyên viên cao cấp của Bộ Lục Quân đã được phái qua Sài Gòn để cùng với Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Tiếp Vận Việt Nam thực hiện chương trình tái tổ chức quy mô việc yểm trợ cho toàn thể quân lực. Thành lập các liên đoàn yểm trợ trực tiếp, xây dựng các tổng kho, đồng loạt hóa việc bảo trì quân dụng.
Vào thời gian đó, chúng tôi vừa thụ huấn xong khóa Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp tại ĐàLạt thì được bổ nhiệm đứng đầu tổ chức Pathfinder II với các giới chức quản trị cao cấp của Ngũ Giác Đài gửi qua Việt Nam.
Việc cải tổ tuy hoàn tất và thành công nhưng cũng chỉ gọi là hợp lý hóa các đường lối yểm trợ chiến trường với điều kiện phải được tiếp tục nhận quân viện.
Một cách không chính thức ủy ban Pathfinder II chúng tôi lúc đó cùng với đại tá Sheriff vốn là một chuyên viên Tiếp Vận chiến lược của Ngũ Giác Đài đã ước tính là khi Mỹ rút quân thì Việt Nam Cộng Hòa cần ít nhất hai tỷ Mỹ kim một năm mới có thể tồn tại. Xin hiểu rằng đây là trị giá ngân sách của năm 1972.
Tuy nhiên, những bàn tính bên lề của ủy ban không bao giờ có cơ hội trình lên cho hội nghị hỗn hợp Việt - Mỹ vì bị coi là các đề nghị không tưởng.
Vào những ngày cuối của cuộc chiến chỉ cần xin Quốc Hội Hoa Kỳ tháo khoán 300 triệu Mỹ kim mà cũng không được cứu xét.
Qua năm 1973, hiệp định Paris ký kết thì tình trạng Tiếp Vận của Việt Nam đã vô cùng thiếu hụt. Một số lớn bom đạn dầu xăng và tiềm lực Tiếp Vận đã dốc hết vào trận Mùa Hè 1972. Vì vậy đến cuối 1974 dự trữ Tiếp Vận đã rất bi đát. Phi cơ nằm trong bãi đáp vì không có cơ phận thay thế. Quân xa thiếu xăng, đại bác thiếu đạn. Tinh thần binh sĩ đã nao núng vì không được yểm trợ phi pháo và tản thương đầy đủ.
Tại Bộ Tổng Tham Mưu chúng tôi vẽ sơ đồ trình bày cho phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ những đường biểu diễn với các tỷ lệ nghịch đầy máu lệ.
Đường biểu diễn các con số tử vong lên cao khi tiếp tế đạn dược, nhiên liệu và thuốc men đi xuống.
Thay vì can thiệp viện trợ thì kết quả của các bài ca đau thương đó là sự quyết tâm của Hoa Kỳ bỏ rơi luôn cho nhẹ gánh.
Đó là lý do Kissinger nói ra lời tàn nhẫn bất hủ mà tác giả Nguyễn Tiến Hưng đã trích diễn trên bìa sách: "Sao chúng không chết phứt đi cho rồi."
Sự thực không phải chỉ một mình Kissinger nghĩ như vậy mà chính cả Nixon và tiếp theo là Johnson, cùng với phần lớn Quốc Hội Hoa Kỳ cũng nghĩ như thế. Trong hoàn cảnh của thời điểm đầu thập niên 70, Kissinger chỉ là bàn tay đao phủ của nước Mỹ. Dù cho bắt nguồn từ bất cứ lý do nào thì người dân Mỹ nói chung đều muốn bỏ Việt Nam bằng mọi giá. Quốc Hội Mỹ quay lưng lại Việt Nam là chỉ làm theo dân ý. Hành pháp từ tổng thống xuống đến các Bộ Quốc Phòng, Ngoại Giao thảy đều cùng đồng lòng tháo chạy.
Lẽ dĩ nhiên chúng ta không phủ nhận là một số lớn các tướng lãnh, các sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ, các cố vấn Mỹ đã từng sát cánh với Việt Nam Cộng Hòa đều nhận thấy sự phản bội vô trách nhiệm của hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ. Ngoài ra, trong giới ngoại giao, ông đại sứ Martin là trường hợp đặc biệt đã tận tụy với Sài Gòn cho đến ngày giờ chót.
Bây giờ đã 30 năm trôi qua với biết bao đau thương và đoạn trường. Người xưa đã nói rằng khi bình luận về con người phải chờ đến lúc áo quan đóng lại.
Bây giờ cả 4 vị tổng thống của Nam Việt Nam đều đã qua đời. Từ ông Diệm của Thừa Thiên, ông Thiệu - Phan Rang, ông Hương - Vĩnh Long và ông Minh - Long An, tất cả đều ra người thiên cổ. Cả hai nền Cộng Hòa đệ nhất và đệ nhị đều cáo chung. Chúng ta phải đủ can đảm và nhận ra chân lý. Sự lệ thuộc của miền Nam đối với Hoa Kỳ vừa làm mất chủ quyền, và đồng thời hoàn toàn triệt tiêu sức chiến đấu khi quân viện bị cắt đứt.
Sáng kiến về quỹ tiết kiệm quân đội để dành sức mạnh tự lực cánh sinh lập xưởng làm bom đạn hoàn toàn bị bẻ gẫy từ trong trứng nước. Mọi sáng kiến liên lạc trực tiếp với Hà Nội để tìm giải pháp chính trị đều bị dập tắt.
Khi cần thay đổi cấp chỉ huy Việt Nam, Hoa Kỳ cho tin báo chí đăng các tài liệu về tham nhũng. Khi muốn khởi dậy cuộc chỉnh lý hay muốn dập tắt một cuộc binh chiến CIA cũng sẵn sàng trực tiếp mua chuộc bằng tiền.
Trong 20 năm chiến tranh Nam Bắc, dù đánh lớn đánh nhỏ, tất cả đều theo chủ trương bảo vệ miền Nam. Địch đánh đâu thì đỡ đó. Không bao giờ chủ động và không bao giờ bàn kế hoạch tấn công ra Bắc.
Bao nhiêu trận khó khăn chúng ta đều vượt qua từ Tết Mậu Thân 68 đến mùa Hè 72. Địch quân thắng thì lấn tới, thua thì rút về nghỉ. Cho đến khi chúng ta thua trận cuối cùng 75 là mất tất cả. Chúng ta không còn chỗ nào rút về để dưỡng quân. Chúng ta không có hậu phương và cũng không có mật khu. Chúng ta không thể đánh giặc theo kiểu nhà nghèo, chúng ta không được huấn luyện để đánh du kích. Và thực ra trong những năm sau cùng hai bên đã đánh trận địa chiến cấp sư đoàn chứ không còn là trận chiến du kích lẻ tẻ.

Tính chất xây dựng quân đội hai phe Nam Bắc cũng khác nhau. Bộ đội từ miền Bắc vào Nam chỉ có một con đường, đánh cho đến chết. Không một ngày phép, không thư từ vợ con, không có điều kiện để lựa chọn. Sống chết không ai hay biết.
Lính Cộng Hòa với hậu phương tiền tuyến, trại gia binh, với tình yêu đem theo và hòm gỗ trở về. Trước khi thành tử sĩ, người lính đã là một người bình thường, có giây phút anh hùng và có những lúc mềm lòng sợ hãi. Và dù là tướng lãnh cũng chỉ là con người, không ai có thể anh dũng được suốt cả đời.
Trong trận 75, việc rút quân bi thảm của hai quân đoàn mới thấy rằng chính các điểm mạnh của miền Nam trở thành yếu điểm. Khi lính rút ở đâu làdân ở đó chạy theo.
Sự sợ hãi, từ bỏ vàtrốn tránh chế độ cộng sản của dân chúng miền Nam đã từng là niềm hãnh diện của phe quốc gia nay đã trở thành cả một hiểm họa cho các đơn vị lui binh.
Trên quốc lộ, tại phi trường vàcác quân cảng tràn ngập người chạy loạn. Lính tráng, gia đình, dân chúng trở thành một khối hỗn loạn nên đã tạo ra biết bao thảm cảnh kinh hoàng và dễ dàng đi đến đoạn cuối nhanh hơn cả khả năng tiếp thu của cộng sản.
Và chính vì lý do đó mà theo cuốn sách của giáo sư Nguyễn Tiến Hưng ghi lại, thay vì thỏa hiệp giải pháp chính trị thì vào ngày 28 tháng 4-2005, trung ương đảng cộng sản Hà Nội thay đổi ý kiến vào giờ chót, quyết định dứt điểm Sài Gòn.
Trong tài liệu về quân viện ngay từ cuối năm 1974, chính các tướng lãnh Hoa Kỳ dựa vào ngân sách quân viện đã đưa ra ý niệm chỉ có thể giữ đất miền Nam theo số viện trợ hàng năm nhằm mục đích đưa ra đề nghị bỏ đất, bỏ dân để tái phối trí.
Một tỷ 500 triệu thì giữ tuyến Bến Hải. Một tỷ 100 triệu thì cố thủ Đà Nẵng và Duyên Hải. 900 triệu thì đất nước chỉ còn lại miền ven biển Nha Trang. Xuống đến 750 triệu thì chỉ còn lại hai quân khu miền Đông miền Tây và thủ đô Sài Gòn. Sau cùng nếu giải tỏa 300 triệu thì chỉ còn đủ tiền lo di tản và định cư 100,000 người dân mất nước.
Tuy nhiên đây chỉ là quan niệm lý thuyết theo lối quản trị trên kinh tế học. Đại công ty Hoa Kỳ có thể cho đóng cửa các chi nhánh không đem lại lợi tức. Nhưng đem áp dụng vào chiến trường mà tinh thần binh sĩ và dân chúng làyếu tố then chốt thì không thể bỏ đất bỏ dân dù bất cứ ở chỗ nào.
Đứt giây động rừng. Thuyết đỗ vỡ theo kiểu quân cờ Domino đã thể hiện rõ ràng vào tháng 4-1975 tại Việt Nam. Sự đổ vỡ của quân khu I và quân khu II tạo ra một chấn động giây truyền làm cho mọi giải pháp chính trị đều không có cơ hội thực hiện.
Nhưng trước khi bức màn bi thảm của miền Nam buông xuống thì cuốn sách đầy di sản lịch sử của ông Hưng cho thấy tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã gần như đơn độc chiến đấu với Hoa Kỳ qua mặt trận ngoại giao từ sau khi khói súng trận Mậu Thân vừa tạm yên.
Trong 9 năm cầm quyền thì ông Thiệu có hơn 4 năm củng cố nội bộ và hơn 4 năm sau là thời gian khổ sở với đồng minh Hoa Kỳ. Đó là điều chúng ta tìm thấy trong cuốn sách của giáo sư Nguyễn Tiến Hưng.
Vào những ngày cuối tháng 4-1975, khi đọc diễn văn từ chức Tổng Thống để giao quyền cho cụ Hương, Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu có than thở một cách hết sức chân thành.
Ông nói rằng: "Trong suốt 9 năm cầm quyền từ Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia cho đến hai nhiệm kỳ Tổng Thống, tôi chưa bao giờ có được một lúc nào sung sướng. Năm nào cũng xấu, tháng nào cũng xấu, ngày nào cũng xấu, và giờ nào cũng xấu."
Nhưng thực ra, cuộc đời của ông Thiệu là một cuộc đời cực kỳ may mắn. Ông đã gặp những thời vận rất tốt.
Xuất thân cũng là một sinh viên sĩ quan trung bình như các bạn đồng ngũ. Sau một thời gian, ông có cơ hội là chỉ huy trưởng ngôi trường Võ Bị Đà Lạt lừng danh Đông Nam Á. Một cơ hội không phải người sinh viên nào cũng gặp may như vậy.
Trong suốt những năm chinh chiến, từ cấp úy lên cấp đại tá, ông cũng luôn luôn trong vai trò khiêm nhượng. Giữa thời kỳ đảo chánh liên tiếp, các tướng lãnh tranh chấp hỗn loạn rồi đến khi tạm ổn định, Tướng Kỳ xông ra làm thủ tướng. Trong hàng tướng lãnh cao cấp, quay đi quay lại, chợt không còn ai, Trung Tướng Thiệu bèn lãnh vai trò quốc trưởng.
Như vậy là trong số cả ngàn sĩ quan các cấp, niên trưởng Nguyễn Văn Thiệu là người từ quân đội bước ra tham chính một cách may mắn nhẹ nhàng nhất. Chẳng phải tranh chấp kèn cựa với ai. Ông Thiệu đóng vai long trọng viên và thoát khỏi mọi trách nhiệm rắc rối mà ông Kỳ đang lãnh đủ. Rồi từ vai trò quốc trưởng hậu trường, ông nhẹ nhàng lên ngôi tổng thống suốt hai nhiệm kỳ. Người Mỹ luôn luôn đứng bên cạnh ông. Đó là người bạn trai Hoa Kỳ hết sức trung thành với cô gái Việt Nam dễ thương không đòi làm hôn thú.
Cho đến năm 1975, với những lá thư cam kết của Nixon bỏ trong túi áo, ông Thiệu quyết định rút bỏ Vùng 1 và Vùng 2, đánh ván bài tháu cáy hy vọng Hoa Kỳ quay lại cứu. Đây là hình ảnh bà mẹ trẻ giận dỗi người tình nên đành đoạn đem con bỏ chợ để dọa dẫm, ngóng chờ anh chàng quay lại. Ván bài gây tai hại cho cả miền Nam vì Mỹ ra đi không trở lại.
Rồi tiếp đến là 30 tháng 4. Trong khi tất cả mọi người quân dân chánh đều hoảng loạn muốn tìm cách chạy thoát ách cộng sản, thì số mệnh lại một lần nữa đưa đẩy để ông Thiệu ở vào hoàn cảnh mà sự ra đi lại là một hành động hy sinh cho đất nước.
Ông đã may mắn khi rời quân đội bước vào chính trường. Ông lại may mắn rời đất nước để đóng vai người tỵ nạn số một của miền Nam. Ông được Hoa Kỳ hộ tống qua Đài Loan uống trà với Tổng Thống Tưởng Kinh Quốc luận bàn thế sự rồi qua Anh quốc một thời gian trước khi về định cư ở Boston, Hoa Kỳ.
Và sau cùng ông đã may mắn trong cách rời bỏ cuộc đời trong một chuyến đi nhẹ nhàng vào miền vĩnh cửu. Ông mất về bệnh tim về lúc tuổi thọ đã cao không hề vất vả nhiều về bệnh tật.
Một năm sau, vào ngày giỗ đầu của ông, tại San Jose lễ tưởng niệm đã diễn ra vô cùng long trọng. Vị cựu Đệ Nhất Phu Nhân được nghênh đón với đầy đủ lễ nghi quân cách. Trong số hàng trăm người hiện diện có cả nhiều cựu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã bị ông bỏ lại để phải trải qua nhiều năm trong ngục tù cộng sản. Họ vẫn đến với ông với tấm lòng thương tiếc và ngưỡng mộ.
Với những sai lầm lớn lao trong vai trò lãnh đạo mà niên trưởng Nguyễn Văn Thiệu đã trách nhiệm, di hại đến biết bao nhiêu cái chết đau thương tức tưởi. Nhưng tại sao có những nạn nhân vẫn còn có người coi ông như thần tượng.
Phải chăng vì chúng ta đều biết rõ làmặc dù mang trách nhiệm chính về việc rút quân nhưng đáp số của sự sụp đổ nằm ở Hoa Thịnh Đốn chứ không phải Sài Gòn.
Điều quan trọng sau cùng đáng trách là sự che dấu. Lịch sử thất bại Mỹ tại Việt Nam in hằn dấu vết của sự bưng bít từ Kissinger qua Nixon. Che dấu đồng minh Việt Nam, che dấu Quốc Hội và che dấu nhân dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sự che dấu đó rút cục được nước Mỹ tha thứ vì họ rút chân Hiệp Chủng Quốc ra khỏi vũng lầy.
Trong khi đó, tổng thống của chúng ta hết một lòng tin tưởng ở hơn 10 lá thư cam kết giữ riêng trong Hồ Sơ Mật như cô gái nhẹ dạ ăn ở hết lòng với người tình thề non hẹn biển cho đến khi quá muộn. Anh chàng Sở Khanh Nixon không làm hôn thú, để cho cô gái Phan Rang vốn là người suốt đời ngờ vực thiên hạ nhưng lại hết lòng tin tưởng vào mớ thư tình cam kết sống chết có nhau.
Xem như thế, thực ra chính tổng thống Nguyễn Văn Thiệu suốt bao nhiêu năm cũng vẫn loay hoay chiến đấu một mình mà không hề tiết lộ sự thực cho những người quan tâm đến vận mệnh đất nước.
Cho đến khi buộc lòng giao hồ sơ thư tín tối mật của Mỹ cho một ông giáo sư kinh tế lạc đường vào lịch sử đi chạy thuốc vào ngày 14 tháng 4-1975 thì mọi sự đã trở thành quá muộn màng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.