Có phải Thủ Tướng Hun Sen muốn thanh lọc chủng tộc để tránh bị Việt Nam hóa nên mở chiến dịch “rà soát ‘giấy tờ không đúng quy định’” đuổi các di dân lậu VN về nước, theo như bản tin của Đài BBC cho biết hôm Thứ Ba.
Bản tin BBC viết rằng, “Chính phủ Campuchia bắt đầu tiến hành chiến dịch rà soát "giấy tờ không đúng quy định" mà chủ yếu tác động lớn tới cộng đồng người gốc Việt ở Campuchia, tờ Phnom Penh Post đưa tin.
“Hồi tháng 10, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng khẳng định tiếp tục chính sách thu hồi giấy tờ của 70.000 người ngoại quốc "sinh sống bất hợp pháp" tại vương quốc này.
“Nhưng hầu hết bảy vạn người này là người gốc Việt đã sinh sống qua nhiều thế hệ ở Campuchia.
“Theo tờ Phnom Penh Post, tỉnh Kampong Chhnang là tỉnh đầu tiên phát động chính sách này từ 23/11 và giới chức địa phương đã xác nhận hơn 10.000 người với "giấy tờ không đúng quy định".
“Những giấy tờ này gồm giấy khai sinh, thẻ căn cước, hộ chiếu và hộ khẩu.”
Bản tin BBC kể chuyện những người bị chiến dịch này ảnh hưởng như sau.
“Ông Bouy Nyu Lung, 52 tuổi, có mẹ là người Việt, cha người Khmer những vẫn bị tịch thu hộ khẩu. Gia đình ông Lung đã sinh sống ở Campuchia qua nhiều thế hệ, từng phải chạy trốn qua Việt Nam dưới thời Khmer Đỏ.
“Ông nói với báo này rằng chính quyền địa phương cấp cho ông một giấy tờ "tạm thời" và ông không biết tiếp theo sẽ phải làm gì.
“Một người gốc Việt khác là bà Kai Thy Heang, người không có thẻ căn cước Campuchia, vừa bị tịch thu giấy tờ còn sót lại là sổ hộ khẩu.
“Bà Heang cho biết bà không biết gia đình bà đã nhập cư vào Campuchia từ khi nào nhưng chỉ biết ông bà và cha mẹ bà đều sinh ra ở đó.
“Bà bị yêu cầu trả một số tiền phạt 250.000 riel, tương đương gần 1,4 triệu VND vì "cư trú trái phép" ở Campuchia.”
Bản tin BBC cho biết thêm rằng, “Giống như cha mẹ mình, ông Hong Hay, 65 tuổi, cũng sinh ra ở Campuchia. Ông nói với phóng viên của Phnom Penh Post rằng: "Tôi không biết gì về Việt Nam. Tôi không có cảm giác gì về Việt Nam. Tôi chỉ sống ở đây,"
“Khi được hỏi chuyện gì xảy ra đối với những cá nhân không có giấy tờ Campuchia hay Việt Nam, quan chức Bộ phận Dân nhập cư địa phương Pan Laikhean nói: "Chúng tôi vẫn không biết làm gì tiếp theo, nhưng giờ chúng tôi cứ phạt họ 250.000 riel vì sống ở đây."”
Bản tin BBC viết rằng, “Chính phủ Campuchia bắt đầu tiến hành chiến dịch rà soát "giấy tờ không đúng quy định" mà chủ yếu tác động lớn tới cộng đồng người gốc Việt ở Campuchia, tờ Phnom Penh Post đưa tin.
“Hồi tháng 10, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng khẳng định tiếp tục chính sách thu hồi giấy tờ của 70.000 người ngoại quốc "sinh sống bất hợp pháp" tại vương quốc này.
“Nhưng hầu hết bảy vạn người này là người gốc Việt đã sinh sống qua nhiều thế hệ ở Campuchia.
“Theo tờ Phnom Penh Post, tỉnh Kampong Chhnang là tỉnh đầu tiên phát động chính sách này từ 23/11 và giới chức địa phương đã xác nhận hơn 10.000 người với "giấy tờ không đúng quy định".
“Những giấy tờ này gồm giấy khai sinh, thẻ căn cước, hộ chiếu và hộ khẩu.”
Bản tin BBC kể chuyện những người bị chiến dịch này ảnh hưởng như sau.
“Ông Bouy Nyu Lung, 52 tuổi, có mẹ là người Việt, cha người Khmer những vẫn bị tịch thu hộ khẩu. Gia đình ông Lung đã sinh sống ở Campuchia qua nhiều thế hệ, từng phải chạy trốn qua Việt Nam dưới thời Khmer Đỏ.
“Ông nói với báo này rằng chính quyền địa phương cấp cho ông một giấy tờ "tạm thời" và ông không biết tiếp theo sẽ phải làm gì.
“Một người gốc Việt khác là bà Kai Thy Heang, người không có thẻ căn cước Campuchia, vừa bị tịch thu giấy tờ còn sót lại là sổ hộ khẩu.
“Bà Heang cho biết bà không biết gia đình bà đã nhập cư vào Campuchia từ khi nào nhưng chỉ biết ông bà và cha mẹ bà đều sinh ra ở đó.
“Bà bị yêu cầu trả một số tiền phạt 250.000 riel, tương đương gần 1,4 triệu VND vì "cư trú trái phép" ở Campuchia.”
Bản tin BBC cho biết thêm rằng, “Giống như cha mẹ mình, ông Hong Hay, 65 tuổi, cũng sinh ra ở Campuchia. Ông nói với phóng viên của Phnom Penh Post rằng: "Tôi không biết gì về Việt Nam. Tôi không có cảm giác gì về Việt Nam. Tôi chỉ sống ở đây,"
“Khi được hỏi chuyện gì xảy ra đối với những cá nhân không có giấy tờ Campuchia hay Việt Nam, quan chức Bộ phận Dân nhập cư địa phương Pan Laikhean nói: "Chúng tôi vẫn không biết làm gì tiếp theo, nhưng giờ chúng tôi cứ phạt họ 250.000 riel vì sống ở đây."”
Gửi ý kiến của bạn