Hôm nay,  

Mỹ: Hòa Bình Biển Đông

05/10/201700:00:00(Xem: 6951)

Hòa Bình Biển Đông
Trần Khải

Vậy là Tổng Thống Donald Trump chính thức lên tiếng về Biển Đông hôm 3/10/2017... rằng Mỹ cam kết duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông.

Và hẳn là, TT Trump cũng sẽ tuyên bố tương tự khi  tới thăm Việt Nam vào tháng 11/2017.

Bản tin RFI ghi nhận rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha hôm 03/10/2017 tại Washington khẳng định cam kết duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông, đang bị Trung Quốc áp đặt chủ quyền.

Nhấn mạnh đến sự quan trọng của một Biển Đông yên ổn, hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Thái Lan tái khẳng định đôi bên cùng chia sẻ quan điểm cần một giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp.

RFI ghi rằng Thông cáo chung Hoa Kỳ và Thái Lan đòi hỏi cần tôn trọng các tiến trình luật pháp và ngoại giao, phù hợp với các nguyên tắc luật pháp quốc tế đã được công nhận và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Hai nước hoan nghênh việc thông qua bộ khung Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) và kêu gọi sớm hoàn thành bộ quy tắc này.

RFI viết thêm:

“Tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng Thái Prayut Chan-O-Cha cùng nhất trí về nhu cầu hợp tác với nhau để đảm bảo một Biển Đông hòa bình, ổn định và bền vững. Đồng thời, lãnh đạo hai nước bày tỏ quan ngại về số lượng các vụ thử hỏa tiễn và nguyên tử cao chưa từng thấy của Bắc Triều Tiên trong năm qua, cũng như tình hình tại bang Rakhine của Miến Điện.

Là quốc gia không yêu sách Biển Đông, năm 2016, Thái Lan đã tuyên bố «ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc» về duy trì hòa bình tại vùng biển chiếc lược này, sau khi Philippines công bố hình ảnh các tàu Trung Quốc đi vào bãi cạn Scarborough đang tranh chấp. Hôm 17/08/2017, nhân chuyến thăm của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, ông Chan-O-Cha cũng cho biết «tiếp tục ủng hộ ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được COC»....”

Một bản tin khác cũng của RFI ghi rằng ngày 03/10/2017, đô đốc Sunil Lanba, tư lệnh Hải Quân Ấn Độ, kiêm chủ tịch Ủy ban Tham mưu trưởng Ấn Độ, đã đến thăm Việt Nam nhằm thắt chặt quan hệ quân sự giữa hai nước.

Bản tin ghi rằng là hai quốc gia đều lo ngại trước sự bành trướng của Trung Quốc ở vùng châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ và Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2007 và trong những năm gần đây đã tăng cường quan hệ quân sự song phương.

Khi đi thăm Hà Nội vào tháng 09/2016, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã loan báo cấp cho Việt Nam 500 triệu đôla tín dụng để mua thiết bị quốc phòng. Cũng nhân chuyến viếng thăm đó của ông Modi, hai nước đã nâng quan hệ đối tác chiến lược thành « quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ». Trước đó, vào tháng 05/2015, bộ trưởng Quốc Phòng hai nước đã ký «Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2015-2020».


Để giúp Hà Nội tăng cường tiềm lực quân sự, New Delhi đã cam kết sẽ cung cấp cho quân đội Việt Nam tên lửa siêu thanh Brah-Mos và hệ thống phòng thủ tên lửa địa đối không Akash. Ấn Độ cũng đang bắt đầu huấn luyện các phi công Việt Nam lái các các chiến đấu cơ phản lực Sukhoi-30.

Trong khi đó, một bản tin VOA cho biết rằng Bộ trưởng quốc phòng các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, theo dự liệu sẽ ra một “tuyên bố nhất quán” về Biển Đông tại một hội nghị vào tháng tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana của Philippines, nước đang làm chủ tịch luân phiên ASEAN, hôm thứ Năm 28/9 đã phát biểu như vậy tại cuộc họp báo ở Manila, theo báo Inquirer.

Bộ trưởng Lorenzana nói: “Chúng tôi sẽ đưa ra một tuyên bố, và một giải pháp cho các vấn đề mâu thuẫn trên Biển Đông. Hy vọng đó là tuyên bố nhất quán của các nước ASEAN.”

Philippines sẽ chủ trì Hội nghị bộ trưởng quốc phòng của 10 nước ASEAN, gọi tắt là ADMM, và hội nghị ADMM cộng với 8 đối tác đối thoại, gọi tắt là ADMM-Cộng, trong hai ngày 23 và 24 tháng 10 tại thành phố Clark, thuộc tỉnh Pampanga, nằm về hướng bắc của thủ đô Manila.

Tám đối tác đối thoại tại hội nghị ADMM Cộng là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ.

Bộ trưởng quốc phòng nước chủ nhà nói: “Tại hội nghị an ninh cấp cao quan trọng này, chúng tôi sẽ thảo luận về những vấn đề quan tâm chung. Vấn đề hàng đầu tất nhiên là khủng bố. Vấn đề thứ nhì là ma túy. Chúng ta ở trong khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai, do đó quản lý thảm họa cũng sẽ được thảo luận.”

Bản tin VOA ghi thêm:

“Bộ trưởng Lorenzana cũng bày tỏ hy vọng rằng hội nghị cũng sẽ bàn về các mối de dọa đến hòa bình và an ninh của khu vực.”

Trong khi đó, bản tin RFA ghi nhận rằng Indonesia vào ngày 4 tháng 10 đã cho trả thêm 239 ngư dân Việt Nam bị cơ quan chức năng Jakarta bắt giữ với cáo buộc đánh bắt hải sản lậu trong vùng biển của Indonesia.

Đại sứ quán Indonesia tại Hà Nội cho biết như vừa nêu, nói rõ số gần 240 ngư dân Việt Nam được đưa về nước trên một tàu tuần duyên của Việt Nam sang để chở họ về. Tàu xuất phát từ thành phố Batam, thuộc quần đảo Riau.

Như vậy đây là đợt thứ hai trả về Việt Nam nhóm ngư dân đông đảo sau lần vào ngày 9 tháng 6. Lúc đó có gần 700 ngư dân Việt Nam được phía Indonesia trả về.

Ngoài việc bắt giữ ngư dân nước ngoài bị cho là đánh cá lậu trong vùng biển của minh, Indonesia gần đây áp dụng biện pháp cho nổ và đánh đắm tàu của những ngư dân nước ngoài bị bắt.
Có thê thấy rằng: biển Việt Nam cạn kiệt cá, và do vậy ngư dân phải sang biển nước khác kiếm sống...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.