Hôm nay,  

30 Năm Quốc Hận: Phỏng Vấn Kỹ Sư Phan Đông Bích, Chủ Tịch Cộng Đồng Nvtduc/nsw

02/05/200500:00:00(Xem: 6946)
LTS: Kỹ Sư Phan Đông Bích sinh năm 1948 tại Hà Nội. Năm 1954, ông cùng gia đình di cư vào Nam, lánh nạn CS. Năm 1967, ông được sang Úc du học theo chương trình học bổng Colombo, và năm 1975, sau khi CS cưỡng chiếm Miền Nam, ông đã ở lại Úc làm việc và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cơ quan công quyền Úc. Ngoài ra, ông cũng thường xuyên tích cực giúp đỡ cộng đồng người Việt tỵ nạn, và đóng vai trò cố vấn cho nhiều ban chấp hành người Việt ở cả tiểu bang lẫn liên bang. Đặc biệt, năm 1981, ông là một trong những thành viên sáng lập Hội Đồng Các Tổ Chức Người Việt Tự Do NSW, một cơ cấu nền tảng cho Cộng Đồng Người Việt Tự Do được thành lập trong những năm sau đó. Thời gian gần đây, trước nhu cầu cộng đồng cần người lãnh đạo, ông đã quyết định dấn thân, và cuối tháng Giêng năm 2004, ông chính thức đắc cử Chủ tịch CĐNVTDUC- NSW với số phiếu tín nhiệm 99%. Nhân dịp tưởng niệm 30 Năm Quốc Hận 30-4, và để góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa hai cuộc biểu tình lịch sử chống CS, 30/4 tại Hyde Park, Sydney, và 1/5 tại Canberra, Sàigòn Times đã được Ông chấp thuận trả lời một số câu hỏi. SGT chân thành cảm ơn thì giờ qúy báo của Ông Chủ tịch Phan Đông Bích, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả bài phỏng vấn.

*

SGT: Thưa Ông Chủ tịch, Quốc Hận 30-4 năm nay đánh dấu 30 năm ngày CS cưỡng chiếm VNCH; đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 30 năm định cư của cộng đồng người Việt tại Úc. Vậy xin Ông cho biết, những sinh hoạt đặc biệt của cộng đồng NVTD tại NSW trong những ngày tháng sắp tới"
Ông Phan Đông Bích (Ô. PĐB): Thưa Quốc Hận 30-4-2005 năm nay đánh dấu 30 năm ngày cộng sản cưỡng chiếm VNCH ngày 30-4-1975 cũng như đã vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris 1973. Từ tháng 5-1975 sau khi áp dụng chính sách khủng bố bắt giam hàng triệu người trong hàng trăm trại tù tập trung và khổ sai (concentration and hard labour camps) từ Nam ra Bắc, đầy ải người dân vô tội của miền Nam đi các vùng đất khô cằn sỏi đá không thể canh tác (được gọi với danh từ thật dối trá là "kinh tế mới") để chiếm đoạt nhà cửa, đất đai và tài sản của họ, đánh tư sản, đổi tiền nhiều lần, … chế độ Việt cộng tàn ác và hà khắc đã khiến cho hàng triệu người Việt Nam phải rời bỏ quê hương yêu dấu bằng cách vượt biển, vượt biên đi tìm tự do, tìm quyền làm người... tạo nên một làn sóng người tị nạn Việt Nam khổng lồ, làm cả thế giới phải xúc động bàng hoàng.
Những sinh hoạt đặc biệt của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu tại NSW (CĐNVTDUC-NSW) là phối hợp hoạt động với Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu Liên Bang và các Tiểu Bang khác trong các sinh hoạt đấu tranh, văn hóa, giáo dục, xã hội,… mà tôi xin trình bày đơn giản như, Thứ Sáu 8-4-2005 Bửa cơm gây quỷ tổ chức Biểu tình ngày Quốc hận 30/4; Thứ Bảy 30-4-2005 Biểu Tình ngày Quốc Hận 30/4 tại Hyde Park, Sydney; Chủ Nhật 1-5-2005 Biểu tình ngày Quốc Hận trước tòa đại sứ Việt Cộng ở Canberra; Thứ Ba 3-5-2005 Thủ Hiến Bob Carr và Bộ Trưởng Reba Meagher tổ chức tiếp tân tại Quốc Hội Tiểu Bang NSW để vinh danh những thành quả và đóng góp của Cộng Đồng Việt Nam; Thứ Bảy 7-5-2005 có Lễ Khánh Thành Trung Tâm Văn Hóa & Sinh Hoạt Cộng Đồng lúc 10 giờ sáng; Ngày 23-4-2005 đến 15-5-2005 Triển lãm về 30 năm định cư của người Việt trên đất Úc, tại Whitlam Library, Cabramatta NSW 2166; Thứ Bảy 14-5-2005 Hội thảo “Quan tâm của người Việt Cao niên tại Úc”- lúc 10 giờ sáng tại TTVH & SHCĐ; Ngày 16-5-2005 đến 26-5-2005 Triển lãm về 30 năm định cư của người Việt trên đất Úc tại Thư viện Bankstown NSW 2200; Thứ Bảy 21-5-2005 Hội thảo “ Sống vui - Sống hạnh phúc” - lúc 10 giờ sáng tại TTVH & SHCĐ; Thứ Bảy 28-5-2005 Hội thảo “Tuổi trẻ Việt Nam - cùng nhau kiến tạo tương lai” - lúc 10 giờ sáng tại TTVH & SHCĐ...

SGT: Xin Ông Chủ tịch cho biết, tại sao năm nay CĐ lại đặc biệt tổ chức cuộc biểu tình tại Hyde Park, Sydney"
Ô. PĐB: Theo truyền thống, người Úc thường quan tâm đặc biệt đến những mốc điểm kỷ niệm 20, 25, hay 30 năm của một biến cố quan trọng. Do đó, sự kiện cộng sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam ngày 30 tháng 4, 1975 để tạo ra làn sóng người tỵ nạn Việt Nam trên toàn thế giới trong đó có Úc, cũng vừa đúng 30 năm vào dịp 30 tháng 4 năm nay, và nó cũng là một biến cố lịch sử quan trọng được cộng đồng chúng ta và dư luận Úc quan tâm. Do đó, cuộc biểu tình đánh dấu ngày Quốc Hận 30-4 năm nay cũng là dịp chúng ta chứng tỏ cho người Úc và cả thế giới biết rằng, dù sau 30 năm định cư thành công và hội nhập, cộng đồng chúng ta vẫn kiên trì đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho Việt Nam và đây cũng là một nhiệm vụ quốc gia mà bất cứ ai cũng có bổn phận phải làm. Hơn nữa, cuộc biểu tình cũng nói lên sự đàn áp và khủng bố hèn hạ của CSVN vẫn tiếp tục đối với các nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ và quyền làm người ở trong nước và sự đàn áp và khủng bố này đang phát triển một cách đáng quan ngại trong thế giới văn minh hiện nay.

SGT: Tôi được biết, một trong những chủ đề chính của cuộc biểu tình Quốc Hận năm nay là "Nhiệm vụ chưa hoàn tất". Xin Ông Chủ tịch có thể giải thích chủ đề này rõ hơn được không"
Ô. PĐB: Nhiệm vụ chưa hoàn tất là vì đặc biệt năm nay các cựu chiến binh Úc, thành viên của Vietnam Veterans Federation, trong đó có cựu chiến binh Úc Charlie Lynn, Nghị Sĩ Quốc Hội NSW, sẽ tham dự cuộc biểu tình cùng với các cựu chiến binh Việt Nam và toàn thể Đồng Hương để nói lên tinh thần đấu tranh của các cựu chiến binh Úc và Việt Nam khi họ sát cánh bên nhau chiến đấu để bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa trong thời chiến tranh và ngày nay họ cảm thấy vẫn chưa hoàn tất nhiệm vụ của mình tranh đấu cho một nước Việt Nam có Tự Do, Dân Chủ và quyền làm người.

SGT: Xin Ông Chủ tịch cho biết rõ, ngày giờ, địa điểm biểu tình, và làm cách nào để qúy đồng hương có thể đến đó dễ dàng"
Ô. PĐB: Thưa cuộc biểu tình ngày Quốc Hận năm nay do CĐNVTDUC Liên Bang và Tiểu Bang NSW cùng tổ chức thật quy mô tại công viên Hyde Park, Sydney vào lúc 10 giờ sáng, ngày Thứ Bẩy 30-4-2005. Địa điểm tập hợp biểu tình tại Công trường Martin Place, đối diện với Quốc Hội Tiểu Bang NSW, để diễn hành đến Hyde Park, Sydney. Xin Quý Đồng Hương đi đến địa điểm biểu tình bằng xe lửa (train) và ra khỏi ga St James Station (hay ga Martin Place), Ban Tổ Chức sẽ có người hướng dẫn Đồng Hương đi bộ 200 mét đến địa điểm tập hợp. Cuộc biểu tình sẽ có sự tham dự của các Dân biểu, Nghị Sĩ Quốc Hội Liên Bang và Tiểu Bang, đầy đủ đại diện BCH/ CĐNVTDUC Liên Bang, các Tiểu Bang khác. Ngoài ra, chúng ta vẫn có một cuộc biểu tình trước toà đại sứ Việt cộng tại Canberra như mọi năm vào ngày Chủ Nhật 01 tháng 5, 2005.

SGT: Trong hoàn cảnh hiện nay, CSVN một mặt mở rộng bang giao với Úc, một mặt tiếp tục đàn áp tôn giáo, chà đạp nhân quyền và làm đầy tớ cho Trung Cộng, xin Ông Chủ tịch cho biết những giải pháp đấu tranh hữu hiệu của cộng đồng người Việt tự do tại Úc để một mặt vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với chính phủ Úc, một mặt vẫn tạo áp lực tối đa lên chính quyền CSVN với sự hậu thuẫn của chính giới Úc"
Ô. PĐB: Trong tất cả những hoạt động đấu tranh, văn hóa, giáo dục, xã hội, … của CĐNVTDUC-NSW chúng tôi luôn luôn tham khảo và phối hợp hoạt động với Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu Liên Bang và các Tiểu Bang khác để một mặt vẫn duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với chính phủ Úc ở cấp Liên Bang, Tiểu Bang, và các hội đồng thành phố địa phương, và đồng thời tạo áp lực lên chính quyền CSVN để đòi hỏi tự do, quyền làm người và thể chế dân chủ đa nguyên cho dân tộc Việt Nam với sự hậu thuẫn của chính giới Úc, của truyền thông chính mạch.
Trong các cuộc hội họp với chính khách, hay đại diện chính phủ Úc ở các cấp, hay trong khi tham dự các diễn đàn, tiếp tân, chúng tôi là đại diện chính thức của CĐNVTDUC-NSW được mời và chúng tôi có nhiệm vụ trình bày quan điểm đấu tranh về các địa hạt chính trị, văn hóa, giáo dục, xã hội,… của cộng đồng như: sự đàn áp và khủng bố của CSVN vẫn tiếp tục đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ và quyền làm người ở trong nước, khôn có tự do tôn giáo, ngôn luận tại Việt Nam, và CSVN vẫn tiếp tục vi phạm các công ước quốc tế về quyền sống và nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em Việt Nam qua kỹ nghệ buôn bán người làm nô lệ tình dục,.…

SGT: Là người thường xuyên và liên tục gắn bó với cộng đồng suốt thời gian 30 năm qua, theo Ông, đâu là những thành công quan trọng của người Việt tại Úc" Và bài học gì cần được rút tỉa cho tương lai phát triển cộng đồng"
Ô. PĐB: Những thành công quan trọng của người Việt tại Úc điển hình là, thứ nhất, các hội đoàn, đoàn thể biết lắng nghe nhau để thành lập được cơ cấu Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu Liên Bang và các Tiểu Bang với tư thế đại diện vững chắc để tranh đấu cho quyền lợi và phục vụ đồng hương thiết thực trong tiến trình định cư và hội nhập; Thứ hai là nhiều hội đoàn, đoàn thể, cá nhân cố gắng duy trì những truyền thống văn hóa qua ngôn ngữ, lịch sử, các lễ hội, hoạt động; Thành công quan trọng thứ ba là sự thành đạt của giới trẻ Việt Nam trong nhiều lãnh vực; Thành công nữa là một số các cơ quan ngôn luận Việt ngữ đóng vai trò thông tin nghị luận tích cực để đấu tranh chính trị và văn hóa, và trợ giúp đồng hương trong tiến trình định cư và hội nhập. Ngoài ra, tôi cũng thừa nhận là qúy đồng hương luôn sáng suốt trong nhận định những tuyên truyền, đòn phép lừa bịp của CSVN như tẩy chay văn hóa vận xuyên qua nghị quyết 36...

SGT: Thưa Ông Chủ tịch, trải qua thời gian lãnh đạo cộng đồng hơn một năm qua, Ông đã gặp những khó khăn gì" Những thuận lợi gì" Và đã gặt hái được những thành công gì Ông cho là quan trọng nhất"
Ô. PĐB: Trách nhiệm và công việc điều hành Ban Chấp Hành của CĐNVTDUC- NSW cũng tương tự như trách nhiệm và công việc điều hành một công ty với khoảng 12 nhân viên, hai văn phòng làm việc ở Bankstown và Cabramatta và một ngân sách trên dưới $800,000 cộng với những phức tạp của các vấn đề trong tất cả những hoạt động đấu tranh, văn hóa, giáo dục, xã hội, tài chánh,… của cộng đồng - nhưng khác biệt là các thành viên của Ban Chấp Hành đều làm việc thiện nguyện không có lương bổng hay thù lao, không giống với Ban Giám Đốùc và các nhân viên của một công ty làm việc có lương bổng theo các điều kiện mà hợp đồng quy định.
Ban Chấp Hành và tôi gặp rất nhiều khó khăn với lý do là: các thành viên của Ban Chấp Hành đều làm việc thiện nguyện không có lương bổng hay thù lao do đó tất cả tuỳ thuộc thiện chí làm việc của mỗi người, không có biện pháp chế tài nào cả; - Năm nay 2005 với ngày Quốc Hận 30-4 đánh dấu 30 năm ngày CS cưỡng chiếm VNCH, đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 30 năm định cư của cộng đồng người Việt tại Úc nên công việc cộng đồng nhiều gấp mấy lần năm trước do đó để đáp ứng với công việc và tình thế cấp bách tôi đã phải đóng góp hàng ngàn giờ làm việc bất kể vào ban ngày, buổi tối, hay cuối tuần do đó ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống gia đình chúng tôi. Tôi phải cảm ơn nhà tôi và các cháu đã hiểu, chia xẻ những khó khăn và hy sinh thời giờ thật nhiều cho tôi chu toàn hiệm vụ của mình vì danh dự chung của cộng đồng và của gia đình; Khó khăn kế tiếp là thiếu phương tiện làm việc vì hiện nay tôi đã về hưu với hưu bổng rất giới hạn.
Còn về mặt thuận lợi, tôi thấy đồng hương đã và đang hưởng ứng vào công trình xây dựng để hoàn tất Trung Tâm Văn Hóa và Sinh Hoạt Cộng Đồng do Ban Quản Trị đề xướng, vận động với sự hỗ trợ tích cực cuả nhiều đồng hương, các hội đoàn, tổ chức, và Lễ khánh thành tất Trung Tâm Văn Hóa và Sinh Hoạt Cộng Đồng sẽ chính thức do Thủ Hiến Bob Carr cắt băng khánh thành vào ngày Thứ Bẩy 7-5-2005 lúc 10 giờ sáng, với sự tham dự của hàng ngàn đồng hương và các quan khách Úc-Việt.
Thuận lợi nữa là những vị lãnh đạo tôn giáo, các nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ và quyền làm người ở trong nước vẫn kiên cường gióng lên tiếng nói đấu tranh ở trong nước và được cộng đồng hải ngoại hưởng ứng, cũng như Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ hậu thuẫn do đó tiến trình dân chủ hóa Việt Nam không thể bị ngăn chận được nữa.
Thuận lợi là cộng đồng hải ngoại hưởng ứng những tiếng nói đấu tranh ở trong nước, tiếp tục hỗ trợ và vận động quốc tế để thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa Việt Nam cho đến thành tựu thì dân tộc Việt Nam mới thoát ra khỏi cái ách của chế độ cộng sản độc tài, thối nát và tham nhũng đang vơ vét tài nguyên quốc gia để làm của riêng cho gia đình và bè đảng của chúng để tìm đường trốn chạy ra ngoại quốc khi chế độ cộng sản bị dân chúng lật đổ và đào thải. Mặc dù chế độ cộng sản Hà Nội đang đổ ra thật nhiều tiền để mua chuộc, tài trợ cho các phần tử bất hảo đánh phá cộng đồng Việt Nam chúng ta ở Úc Châu, nhưng tôi tin chắc là chúng không khi nào thành công.
Thuận lợi quan trọng nữa là dân chúng Việt Nam là nước, nên họ có khả năng lật đổ và nhận chìm chiếc thuyền là chế độ cộng sản độc tài, thối nát và tham nhũng. Chúng ta đã thấy các chế độ cộng sản trong khối đông Âu và cả Liên Bang Xô Viết cũng "bời rời rơi rụng" (xin mượn những chữ này của nhà văn Phan Lạc Phúc) rồi sụp đổ vào những năm của đầu thập niên 1990 để nhường bước cho cao trào dân chủ và văn minh trong những quốc gia này.


Còn về những thành công đã gặt hái được cho là quan trọng nhất, thì tôi thấy thành công đầu tiên là đã củng cố vị trí chính trị của cộng đồng trong cộng đồng chính mạch của Úc qua các cuộc họp với các chính khách, các bữa tiệc thân hữu, diễn đàn thân hữu,... với các chính đảng lớn của Úc hay do các chính đảng này tổ chức để vinh danh cộng đồng Việt Nam qua những thành quả và đóng góp trong tiến trình định cư và hội nhập. Cộng đồng chúng ta cần có nhiều người bạn ở những vị trí chiến lược để hỗ trợ cho chúng ta khi cần thiết và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với chính phủ Úc ở các cấp trong một xã hội dân chủ và văn minh. Thành công thứ hai là hỗ trợ tích cực Ban Quản Trị để hoàn tất cơ bản Trung Tâm Văn Hóa và Sinh Hoạt Cộng Đồng với Lễ khánh thành TTVH & SHCĐ sẽ chính thức do Thủ Hiến Bob Carr cắt băng khánh thành vào ngày Thứ Bẩy 7-5-2005. Thành công nữa là cuộc tiếp tân tại Quốc Hội Tiểu Bang ngày Thứ Ba 3-5-2005 do Thủû Hiến Bob Carr và Bộ Trưởng Reba Meagher tổ chức để đánh dấu 30 năm định cư và để vinh danh cộng đồng Việt Nam qua những thành quả và đóng góp trong tiến trình định cư và hội nhập.

SGT: Trước khi lãnh đạo cộng đồng, Ông đã ấp ủ những hoài bão gì, những kỳ vọng gì" Và đến nay, sau khi lãnh đạo cộng đồng được hơn một năm, Ông đã thực hiện được những hoài bão nào, những hoài bão nào Ông sẽ thực hiện trong những tháng còn lại" Và nếu có những kỳ vọng trước đây nay trở thành ảo vọng, thì đó là những ảo vọng gì"
Ô. PĐB: Năm 1967, sau khi học xong bậc trung học tại trường Hồ Ngọc Cẩn, Gia Định, Việt Nam, tôi đã may mắn được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cấp cho tôi một học bổng sang Úc Châu du học trong chương trình Colombo Plan cuối năm đó và tôi đã đến Sydney ngày 1 tháng 12, 1967. Tôi tốt nghiệp văn bằng Kỹ Sư Cơ Khí tại đại học New South Wales, và sau đó học cao học Master of Engineering Sciences nhưng bỏ dở vì phải đi làm kỹ sư cho công ty W.E. Bassetts & Partners, Consulting Engineers ở North Sydney để kiếm sống khi được biết là Mẹ và em tôi đã vượt biên sang Thái Lan tháng 5-1975 và tôi đã sang đón Mẹ và em tôi sang Úc định cư.
Sau ngày 30 tháng 4, 1975, và cách đây gần 30 năm tôi đã có hoài bão là nếu tôi không thể trở về phục vụ quê hương Việt Nam vì chế độ Việt cộng vô nhân còn cầm quyền, thì tôi sẽ phục vụ đồng hưong của tôi ở ngay trên đất nước Úc này. Tôi đã làm quyết định này và đang thực hiện được điều này do đó nó không còn là hoài bão hay mong ước nữa.
Từ tháng 7 năm 1975 tôi đã cùng với một số bạn sinh viên Việt Nam giúp: - cho các hội từ thiện như St Vincent de Paul Society, Smith Family, Indo-China Refugees Association trong các công việc thông dịch, các công tác từ thiện của các hội này; - tổ chức các lớp học Anh ngữ đàm thoại cho đồng hương trong các trại định cư ở East Hills, Villawood, Westbridge khi đồng hương tỵ nạn sang Úc định cư. Tôi có phụ trách một vài lớp Anh ngữ đàm thoại nhưng không có ý định đi dạy học dù là dạy các môn học kỹ thuật đi nữa vì tôi thích hành động và áp dụng hiểu biết của mình vào công việc mà mình thích làm hơn là lý thuyết.
Sau đó tôi quen biết với nhiều gia đình người Việt tỵ nạn cộng sản và hiểu rõ hơn về thực trạng đau thương của đất nước sau 30-4-1975, và tôi quyết định bỏ nhiều thời giờ để giúp cho cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở Sydney, NSW định cư: - tôi tham gia làm việc tình nguyện với Indo-China Refugees Association, Ethnic Communities Council of NSW trong chức vụ Vice-Chairman đặc trách về Refugees Sub-Committee,…
Vào khoảng năm 1980, tôi cùng với cố Giáo Sư Nguyễn Hoàng Cương, cố kỹ sư Chu Văn Hợp, kỹ sư Lê Văn Duyệt, quý Ông Đinh Quốc Hùng, Nguyễn Duy Cần, kỹ sư Lê Phước An,… thành lập Hội Đồng các Tổ Chức Việt Nam tại NSW, và trong ba năm tôi đã lần lượt giữ các chức vụ Tổng Thư Ký, phó Trưởng Ban Thường Vụ, và sau cùng là Trưởng Ban Thường Vụ của Hội Đồng các Tổ Chức Việt Nam tại NSW. Sau đó vài năm Hội Đồng các Tổ Chức Việt Nam tại NSW đã cùng sát nhập vào với Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu tại NSW. Do đó tôi được cái may mắn là có kinh nghiệm làm việc với các hội đoàn, đoàn thể, tổ chức trong cộng đồng người Việt tỵ nạn ở Sydney, NSW suốt trong 30 năm qua, thời gian lâu hơn cả nửa cuộc đời đã sống của chính mình.
Vì làm việc cho cộng đồng nên tôi đã có dịp tiếp xúc với nhiều chính trị gia Úc trong đó có nhiều Thủ Tướng, Thủ Hiến, Tổng/Bộ Trưởng Liên/Tiểu Bang, Dân Biểu, Nghị Sĩ, nhưng chưa bao giờ tôi có ý nghĩ là mình đã làm hay sẽ làm chính trị vì: - tôi là thành viên trong phái đoàn đại diện cho cộng đồng người Việt tỵ nạn và tranh đấu, vận động để nêu cao danh dự và bảo vệ quyền lợi cho người Việt tỵ nạn; - tôi chưa bao giờ được hay xin một ân huệ nào cho bản thân mình từ bất cứ một chính phủ nào, chính trị gia nào vì tôi tôn trọng danh dự của cộng đồng và gia đình.
Những hoài bão để mưu cầu hạnh phúc cho người khác, đem lại an lạc cho cộng đồng, hòa bình cho dân tộc và rộng ra là thế giới đều đáng được theo đuổi, hỗ trợ và tán dương. Đức Phật đã dạy: “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”. Vấn đề không phải là chúng ta sống được bao nhiêu năm mà là chúng ta đã làm được gì với những năm chúng ta đã sống. Nhân đây, tôi xin tặng qúy độc giả hai câu thơ tôi viết đã lâu:

Diên Hồng hùng khí vang sử sách
Chí Linh đại nghĩa sáng ngàn năm

SGT: Cảm ơn Ông. Thưa như Ông vừa trình bầy, ÔÂng đã từng dấn thân đấu tranh cũng như phục vụ cộng đồng trong suốt mấy chục năm qua ở những cương vị khác nhau. Như vậy, so với việc dấn thân trong tư cách là một Chủ tịch BCHCĐ, Ông thấy đâu là sự giống và khác"
Ô. PĐB: Dù ở bất cứ vai trò hay cương vị nào trong công việc phục vụ cộng đồng, tôi thấy tinh thần trách nhiệm và đồng đội là quan trọng nhất vì chúng ta làm việc trong một Ban Chấp Hành của CĐNVTDUC-NSW hay Ban Chấp Hành của một Hội Đoàn, Đoàn Thể, Tổ Chức là làm việc trong một đội ngũ do đó luôn luôn phải cố gắùng để hoàn thành nhiệm vụ của mình được giao phó.
Nhưng nếu chúng ta lười biếng, không chịu học hỏi, không cố gắng, sợ việc làm khó, không chịu bỏ thời giờ ra làm việc thì cả toàn đội bị thua thiệt, và cuối cùng thì toàn thể Hội Đoàn hay Đoàn Thể của mình phải chịu thua thiệt, thậm chí còn thất bại ê chề nữa, và cũng mất cả danh dự; thí dụ như ở Thế Vận Hội ở Athens, Hy Lạp: đội đua chèo thuyền (rowing) của Úc đã thua trắng tay vì một lực sĩ đã không tiếp tục chèo và toàn đội về chót!
Nhiệm vụ Chủ Tịch của CĐNVTDUC-NSW rất nặng nề và bao gồm hoạt động đối ngoại, phối hợp hoạt động của Ban Chấp Hành CĐNVTDUC ở NSW, liên lạc và phối hợp hoạt động với CĐNVTDUC-Liên Bang và các Tiểu Bang khác trong các sinh hoạt đấu tranh, văn hóa, giáo dục, xã hội, …và là người chịu trách nhiệm về lãnh đạo đầu tiên và sau cùng.
Chủ Tịch của CĐNVTDUC-NSW phải hiểu và biết tất cả các công việc, dự án, khó khăn của cộng đồng. Chủ Tịch phải luôn luôn trong tư thế sẵn sàng để đi họp với các Bộ, Sở, Cơ Quan công quyền để đại diện hay tranh đấu cho quyền lợi của cộng đồng, để liên lạc được với các Hội Đoàn, Tổ Chức trong cộng đồng, để ứng xử hay đối phó với các vấn đề của cộng đồng trong bất cứ lúc nào, ngày nào của 365 ngày trong năm khi được biết hay được thông báo bằng điện thoại, điện thư emails hay facsimiles, thư tín...
Đây là chức vụ đòi hỏi trí tuệ để suy luận, năng lực và sức khỏe để làm việc, thời giờ để họp bàn giải quyết hàng ngàn vấn đề khác nhau và thực hiện các giải pháp, dự án. Năm ngoái 2004 tôi đã bỏ ra trên một ngàn giờ làm việc, và năm nay 2005 thời giờ bỏ ra có thể gấp đôi năm ngoái.

SGT: Thưa, xin được phép hỏi Ông câu cuối cùng. Nhìn vào tương lai 10 năm, 25 năm, và 50 nữa, Ông nghĩ mối quan hệ hỗ tương giữa Việt Nam, Úc, và cộng đồng người Việt tại Úc nói riêng và hải ngoại nói chung, sẽ phát triển như thế nào" Và cộng đồng người Việt tại Úc nên đóng vai trò chủ động gì, và làm như thế nào để có thể đóng vai trò chủ động đó, trong mối quan hệ hỗ tương này"
Ô. PĐB: Úc Đại Lợi là quốc gia có vị trí thuận lợi và cơ hội rất tốt để sử dụng bang giao Úc-Việt Nam phát triển mối quan hệ hỗ tương và ủng hộ cho những giá trị và lý tưởng dân chủ cho Việt Nam, quốc gia mà nơi đó người dân vẫn không có quyền làm người và quyền dân sự căn bản. Ủng hộ cho những giá trị và lý tưởng dân chủ cũng là cách tốt nhất để gìn giữ hòa bình và an ninh trên thế giới cũng như để phòng chống sự khủng bố và đàn áp tôn giáo. Cộng đồng người Việt tại Úc nên quyết tâm trong ý chí, đoàn kết trong hành động và tổ chức để tạo sức mạnh đấu tranh, sáng suốt nhận định tình thế và tương quan lực lượng vì biết người biết ta trăm trận không bị nguy khốn.
Tôi nhìn thẳng vào hiện tại trong năm nay 2005 và tương lai gần trong 2 hay 3 năm tới đây mà thôi: hoài bão và cũng là nhiệm vụ lớn nhất của tất cả người Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại bây giờ phải là: Toàn thể dân tộc Việt Nam phải đứng lên để giải quyết ngay vấn đề cấp bách là giải thể và loại bỏ Đảng Cộng Sản, Nhà Nước, và Quốc Hội Việt cộng, để rửa được ba mối quốc nhục sau đây:
1. Mối quốc nhục non sông gấm vóc của Tổ Tiên để lại bây giờ bị đảng cộng sản Việt Nam đem dâng hiến, cắt nhượng cho ngoại bang. Đất đai, sông biển Việt Nam là của toàn thể quốc dân Việt Nam. Không một đảng phái, tập đoàn, cá nhân nào... có quyền dâng hiến, cắt nhượng cho ngoại bang, dù chỉ là một tấc đất, để đổi chác lấy quyền lợi riêng tư. Ai vi phạm những ngăn cấm nói trên đều mang tội phản quốc, phản giống nòi, cần phải bị tố cáo trước hồn thiêng sông núi, trước lịch sử dân tộc, và phải bị nghiêm trị trước các thế hệ công dân. Sau hiệp định về phân định biên giới Việt Nam-Trung Quốc ký kết năm 1999, việc Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 "Hiệp Định về Phân Định Lãnh Hải, Vùng Đặc Quyền Kinh Tế và Thềm Lục Địa" trong Vịnh Bắc Bộ ngày 25 tháng 12 năm 2000, giữa ''Đảng Cộng Sản Việt Nam'' với "Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" một bên, và "Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa" bên kia, trong đó Việt Nam có thể đã mất gần 10% lãnh hải trên biển trong Vịnh Bắc Việt , tương đương hơn 10 ngàn cây số vuông biển trời của tổ quốc so với Hiệp Định Thiên Tân năm 1887, là hành động cống hiến giang sơn của tổ tiên để lại cho ngoại bang, nhằm đổi lấy hậu thuẫn chính trị và quân sự của Trung Cộng, ngõ hầu thiết lập và duy trì lâu dài chế độ toàn trị độc đảng trên đất nước Việt Nam, trước cao trào tranh đấu cho dân chủ và nguy cơ nổi dậy của các tầng lớp dân chúng trong nước.
Tất cả người Việt Nam trong nước và hải ngoại đều nhận định rằng: - Đảng Cộng Sản, Nhà Nước, và Quốc Hội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã là một nhà nước bù nhìn, một chính đảng tay sai của ngoại bang, phản bội tổ quốc và dân tộc, bán nước cầu vinh trên xương máu của tổ tiên và đồng bào. -Tất cả những văn bản ký kết giữa Trung Cộng và Việt Nam dưới chế độ cộng sản, từ thời "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" đến thời "Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" đều hoàn toàn vô giá trị đối với quốc dân Việt Nam. -Tất cả mọi công dân Việt Nam, không phân biệt khuynh hướng chính trị, thành phần tôn giáo hay xã hội, sống trong hay ngoài nước, thuộc thế hệ hôm nay hay mai sau, đều có nhiệm vụ giành lại từng tấc đất, tấc biển mà tập đoàn lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam và các chính quyền bù nhìn đã cắt dâng cho ngoại bang.
2. Mối quốc nhục khi phẩm giá và quyền sống của hàng trăm ngàn phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị Đảng Cộng Sản, Nhà Nước, và Quốc Hội Việt cộng cấu kết cùng bọn tổ chức tội phạm buôn bán ra nước ngoài để làm nô lệ tình dục, một vi phạm trắng trợn các công ước quốc tế về quyền làm người. Mối nhục khi người công nhân Việt Nam bị Đảng Cộng Sản, Nhà Nước, và Quốc Hội Việt cộng đưa ra nước ngoài làm lao nô để bị bóc lột sức lao động, bị khinh rẻ, bị nhục mạ và đánh đập,… Trong nước, người công nhân Việt Nam cũng bị Đảng Cộng Sản, Nhà Nước, và Quốc Hội Việt cộng cấu kết với các công ty ngoại bang và cũng bị bóc lột sức lao động, bị khinh rẻ, bị nhục mạ và đánh đập, … mà không có luật lệ lao động, công đoàn nào để bảo vệ.
3. Mối quốc nhục lạc hậu, thua kém các quốc gia khác khi đà tiến của cả dân tộc Việt Nam bị Đảng Cộng Sản, Nhà Nước, và Quốc Hội Việt cộng kìm hãm lại vì bọn này ngu tối, bất tài, tham nhũng, thối nát, vơ vét và bán rẻ tài nguyên quốc gia để thủ lợi. Mối quốc nhục lạc hậu khi cả dân tộc Việt Nam đang phải sống nghèo khổ, chậm tiến thua sút hàng 30 năm hay 40 năm so với các quốc gia lân bang như Thái Lan, Mã Lai, Singapore, và càng lúc càng thua kém xa hơn nữa so với Đài Loan, Nam Hàn, và Nhật Bản.
Mối quốc nhục lạc hậu khi các nhà lãnh đạo tinh thần, nhân sĩ, nhà văn, nhà báo,... đứng lên đòi hỏi quyền làm người, tự do và dân chủ, và các giá trị đạo đức, tinh thầ n đều bị chế độ Việt cộng bắt giam giữ, hay quản chế. Dân tộc Việt Nam phải giải quyết ngay vấn đề cấp bách là giải thể và loại bỏ Đảng Cộng Sản, Nhà Nước, và Quốc Hội Việt cộng. Toàn dân trong nước cũng như hải ngoại phải cùng đứng lên, cùng sát cánh với nhau, để cùng giành lại: quyền dân tộc tự quyết và để truy tố và trừng trị những kẻ phản quốc, một bọn làm ô nhục danh dự tổ tiên và dân tộc.
Nhìn vào tương lai trong 10, 25 hay 50 năm tới sau khi chế độ cộng sản ngu tối đã bị giải thể và không còn cai trị dân tộc ta nữa thì cộng đồng người Việt tại Úc và hải ngoại phải đóng góp hữu hiệu và hỗ trợ cho công trình tái thiết và canh tân, phát triển Việt Nam để theo kịp đà tiến hoá của nhân loại.

SGT: Xin được thay mặt độc giả, chân thành cảm ơn Ông.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.