Hôm nay,  

Việt Nam, 30 Năm Sau: Một Trung Hoa Hay Nhiều Trung Quốc?

30/04/200500:00:00(Xem: 7040)
Chuẩn bị chuyến Hoa du năm 1972, Richard Nixon đã tự hỏi trên sổ tay: "Đài Loan = Việt Nam = Đổi chác"" Từ đó, Mỹ theo đuổi chánh sách mập mờ "Một nước Trung Hoa" trong khi vẫn muốn bảo vệ Đài Loan dù nhất quyết rút khỏi VN.
Liệu chánh sách ấy còn công hiệu không" Và nếu có thay đổi, tình hình ấy sẽ ảnh hưởng ra sao đến Việt Nam"
Trong loạt bài về "Việt Nam, Ba mươi năm sau," cây bút Võ Thành Văn chuyên phân tách các đề tài địa dư chiến lược sẽ thử tìm hiểu về giả thuyết này. Và về những gì có thể xảy ra cho Việt Nam.
--
Dù không là bá chủ toàn quyền định đoạt về vận mệnh thế giới, Hoa Kỳ vẫn có thể chi phối tình hình toàn cầu do những quyết định của mình, nhất là sau vụ khủng bố 9-11.
Sau khi Liên xô sụp đổ và Chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kỳ đã trải 10 năm lạc quan mơ ngủ về một "trật tự mới" (chữ của Cố vấn An ninh Brent Scowcroft của Tổng thống Bush 41), một ý niệm mơ hồ và thiếu thực chất. Năm 2001, khi lãnh đạo nước Mỹ thấy là dù mình không lý vào thiên hạ sự thì thiên hạ vẫn có thể tấn công vào gan ruột mình (bộ máy chính trị là Tòa Bạch Ốc, quân sự là Ngũ Giác Đài và tài chánh là Cao ốc WTC tại New York). Biến cố ấy làm thay đổi não trạng của giới lãnh đạo và đường lối đối ngoại của Mỹ.
Sau nhiệm kỳ đầu phải tập trung giải quyết bài toán khủng bố, và có đạt kết quả, chính quyền Bush trong nhiệm kỳ hai đang trở lại mối quan tâm cố hữu về quan hệ chiến lược toàn cầu, dựa trên một nhận định rốt ráo về quyền lợi và một đối sách chủ động, thậm chí ngang ngược. Hoa Kỳ càng có nhu cầu ấy khi tình hình thế giới đã đổi thay và đổi thay ngày một nhanh hơn.
Mười năm trước, ít ai ngờ là binh lính Mỹ lại có mặt ở Georgia hay Uzbekistan, Kyrgyzstan hoặc Ukraine sẽ ngả theo phía dân chủ. Cũng ít ai ngờ là Bắc Hàn trở thành mối nguy hạch tâm cho Đông Á, hoặc Nhật Bản rồi Nam Hàn sẽ tái phối trí quân lực để có khả năng can thiệp chủ động ra ngoài lãnh thổ - là điều đang xảy ra. Mười năm trước, ít ai nghĩ rằng Pháp sẽ là một đối thủ của Hoa Kỳ trên diễn đàn Âu châu và thế giới, hoặc Liên hiệp Âu châu có thể khủng hoảng sau khi thống nhất tiền tệ và Liên bang Đức sẽ giao kết với Liên bang Nga. Mười năm trước, thế giới còn hoài nghi về sức nặng Trung Quốc sau khủng hoảng chính trị dẫn tới vụ tàn sát Thiên an môn 1989 mà ít ai ngờ là Hoa lục đang trở thành một trung tâm kinh tế của thế giới, một chủ nợ của Mỹ và một thị trường tiêu thụ không đáy làm giá thương phẩm tăng vọt trên toàn cầu…
Vì vậy, việc Hoa Kỳ duyệt xét lại chiến lược đối ngoại của mình là điều tất nhiên, với một chính quyền vốn không hãi sợ khi phải lấy những quyết định táo bạo, từ cải tổ Liên hiệp quốc đến các định chế tài chánh quốc tế, từ phát huy dân chủ để tìm thế ổn định khối Hồi giáo đến việc gọt sạch ảnh hưởng của Nga trong khu vực thuộc Liên bang Xô viết cũ. Hoa Kỳ đang trở thành một cường quốc có ảnh hưởng trên đại lục địa Âu-Á, trải dài từ Pháp qua Hải Sâm Uy và bán đảo Triều Tiên.
Duy có một điều vẫn chưa thay đổi. Đó là đối sách ngoại giao với Trung Quốc, dựa trên một khái niệm mơ hồ và quái đản là (chỉ) có một nước Trung Hoa, xuất phát từ Richard Nixon.
Cho đến nay, đối sách của Mỹ về Trung Quốc dựa trên ba điểm chính:
1) Hoa Kỳ quan niệm là chỉ có một nước Trung Hoa (Bắc Kinh và Đài Bắc cũng đồng ý như vậy, nhưng cho rằng mình mới là đại diện chân chính của nước Trung Hoa đó), ai là đại diện của nước Trung Hoa ấy là điều Mỹ không lý tới, hoặc cố tình phe lờ.
2) Hoa Kỳ không đồng ý với việc Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc (Bắc Kinh) hay Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) đơn phương làm thay đổi quan hệ ngang eo biển Đài Loan (thí dụ như Bắc Kinh lấn chiếm Đài Loan để thống hợp bằng võ lực, ngược với nguyện vọng của dân chúng Đài Loan).
3) Hoa Kỳ sẵn sàng bảo vệ Đài Loan bằng cách bán võ khí phòng thủ, nhưng lại không đồng ý với việc Đài Loan tuyên bố độc lập (thành Cộng hòa Đài Loan chẳng hạn).
Đối sách ấy có những mâu thuẫn khó dung hợp mà vẫn kéo dài hơn ba chục năm. Giờ đây, tình hình đã khác, nhất là khi chính quyền Bush chủ trương phát huy tự do dân chủ, là điều vô giá trị nếu một xứ tự do dân chủ như Đài Loan lại bị một chế độ độc tài uy hiếp.
Sau khi bỏ rơi Đài Loan khiến Trung Hoa Dân quốc mất ghế Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc vào tay Bắc Kinh, Hoa Kỳ đang thấy rằng Trung Quốc kịch liệt cản trở việc Nhật Bản - cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới - được là hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an, như Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Bắc Kinh còn có thể dùng quyền phủ quyết vì là hội viên thường trực sau khi chiếm ghế của Trung Hoa Dân quốc. Ngược lại, dưới sự lãnh đạo của Trung Hoa Quốc dân đảng, Đài Loan đã phát triển mạnh về kinh tế và còn chuyển hóa về chính trị, khiến Quốc dân đảng thất cử năm năm trước nhưng Đài Loan trở thành một trong các nước dân chủ nhất địa cầu. Dân Đài Loan đã bầu lên lãnh đạo của họ và ngày càng nhiều người không hài lòng vì Bắc Kinh xen lấn vào chủ quyền của mình nên muốn tách ra thành một nước riêng. Và Trung Quốc thì không che giấu ý định thống hợp Đài Loan kể cả bằng võ lực nếu Đài Loan tuyên bố độc lập.

Đối sách mập mờ của Mỹ được Nixon đề ra năm 1972 nhằm lôi kéo Trung Quốc về phía mình để cô lập Liên xô (kèm theo lời hứa sẽ rút khỏi Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cam kết không tấn công Đài Loan). Đối sách ấy nay đã hết công hiệu và không cần thiết. Trong khi ấy, trên đỉnh cao về thành tựu kinh tế của mình, Trung Quốc đang mấp mé khủng hoảng.
Tháng trước, kết thúc phiên họp Quốc hội, Thủ tướng Ôn Gia Bảo gián tiếp phủ nhận ý kiến lạc quan của nguyên Chủ tịch Giang Trạch Dân năm 2002 khi khẳng định rằng nông thôn còn quá nghèo nàn và bị tụt hậu. Tám trăm triệu dân Trung Hoa tại thôn quê đã thấy lợi tức suy sụp và là một khối bất mãn lớn. Sau khi gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới WTO vào năm 2001, Trung Quốc có năm năm cải cách theo những cam kết ban đầu để chấp nhận tự do cạnh tranh trên lãnh vực ngân hàng kể từ cuối năm 2006. Tuần qua, Bắc Kinh công khai nói ra là đến thời điểm ấy, Trung Quốc vẫn phải bảo vệ hệ thống ngân hàng của mình, tức là kỳ thị ngân hàng ngoại quốc vào kinh doanh tại Hoa Lục. Lý do là hệ thống ngân hàng này có thệ sụp đổ với một khoản nợ sẽ mất trị giá bằng gần hai phần ba tổng sản lượng hàng năm, bằng cả khối dự trữ ngoại tệ của Bắc Kinh. Thành thử, cam kết với WTO là một đằng, nhưng khi chế độ bị đe dọa sụp đổ vì một vụ khủng hoảng kinh tế lan rộng từ nông thôn vào thành thị - nơi có 150 triệu dân thất nghiệp từ thôn quê đổ vào kiếm việc làm - từ ngân hàng qua doanh nghiệp nhà nước, thì Bắc Kinh vẫn sẽ lắc đầu với thế giới. Khi cận kề khủng hoảng, chế độ Cộng sản mất chính danh cầm quyền và phải khoác áo "quốc gia dân tộc" nên mới biểu diễn quyết tâm thống hợp Đài Loan bằng đạo luật "chống phân liệt" và xua dân biểu tình chống Nhật.
Trước những biến chuyển ấy, Hoa Kỳ sẽ phải chấn chỉnh đối sách của mình với Trung Quốc.
Thứ nhất, cả chính phủ lẫn Quốc hội Mỹ phải công nhận rằng Trung Quốc đang là mối đe dọa cho sự ổn định Đông Á và chánh sách của Mỹ không còn thích hợp, là điều bắt đầu được nêu ra từ năm ngoái. Thứ hai, phải minh định lại hiện trạng, như số phận của hơn 20 triệu dân Đài Loan sẽ ra sao, Hoa Kỳ có khả năng bảo vệ Đài Loan đến chừng nào, với giá nào" Thứ ba, Quốc hội phải cho Hành pháp cơ hội chứng minh với Bắc Kinh ý chí hiếu hòa nhưng quyết tâm ngăn ngừa sự bành trướng của Trung Quốc. Năm năm trước, đương kim Ngoại trưởng Condoleezza Rice từng viết trên tờ Foreign Affairs, rằng Trung Quốc không là một cường quốc chấp nhận nguyên trạng mà sẽ làm lệch cán cân chiến lược tại Á châu theo hướng có lợi cho mình. Ngày nay, điều ấy đang xảy ra và Hoa Kỳ sẽ phải có thái độ.
Như vậy, trong vòng năm mười năm tới, những gì có thể xảy ra"
Trung Quốc có thể bị khủng hoảng kinh tế, gần là từ giữa năm nay, xa là vào cuối năm tới khi các ngân hàng phải mở cửa cạnh tranh. Dấu hiệu tiên báo là giới đầu tư rút tiền khỏi Hoa Lục, là điều mà các ngân hàng Mỹ chưa muốn công nhận vì vẫn có thể kiếm lời nhờ hoa hồng chuyển ngân đầu tư - ra và vào. Từ đấy khủng hoảng kinh tế có thể biến ra động loạn xã hội trong suốt các năm 2006 đến 2008, trong khi Bắc Kinh lại cố kềm hãm để biểu dương thành tích nhân Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Sau đó, khủng hoảng xã hội sẽ dội lên thành khủng hoảng chính trị và đe dọa quyền lực và sự tồn tại của đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ nửa năm nay, xác suất của một cuộc khủng hoảng dây chuyền như vậy đã chỉ có tăng chứ không giảm.
Chính quyền Bush không thể không thấy điều đó và phải chuẩn bị ứng phó với mọi tình huống hầu gìn giữ được sự ổn định hoặc ít nhất là hòa bình của toàn khu vực Đông Á.
Ba điểm nóng có thể châm ngòi cho bất ổn khi nước Tầu có loạn là bán đảo Triều Tiên với vai trò gây rối của Bắc Hàn; là eo biển Đài Loan với một đòn dứ xuất phát từ Bắc Kinh để nhân danh ngoại loạn mà tiêu diệt mọi chống đối ở bên trong. Điểm nóng thứ ba có thể là Việt Nam, một quốc gia có tiếng mà không có miếng, lại chẳng được ai muốn bảo vệ, kể cả Hoa Kỳ.
Ba mươi năm trước, Hoa Kỳ có thể đã buông miền Nam để đạt thỏa hiệp với Trung Quốc và gìn giữ được Đài Loan hay bênh vực được Israel. Trong năm mười năm tới, Trung Quốc có thể bị phân hóa thành nhiều quốc gia "biết điều hơn", hoặc có thể trở thành một nước hung hăng quân phiệt để cứu vãn quyền lực của đảng Cộng sản. Trong ngần ấy giả thuyết, Việt Nam đều khó được yên. Chẳng lẽ lại mong rằng Mỹ đi rồi Mỹ lại về" Mà có lý do gì để Hoa Kỳ bảo vệ một chế độ thiếu dân chủ và thiếu ý chí bảo vệ chủ quyền không" Có lãnh đạo nào của Mỹ lại rồ dại can thiệp vào Việt Nam lần nữa chăng"
Lần này, lãnh đạo Hà Nội sẽ xử trí ra sao" Và giải thích thế nào về tình nghĩa đồng minh giữa hai nước xã hội chủ nghĩa"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.