Hôm nay,  

Mỹ Không Chi Tiền Cho Nước Khác Xài

14/06/201700:00:00(Xem: 8851)

Ngày 01/06/2017, nhơn Hội Nghị Chống Biến đổi Khí Hậu, TT Mỹ Donald Trump nhân danh quyền lợi đất nước và nhân dân Mỹ, thông báo quyết định rút ra khỏi Hiệp Ước Chống Biến Đổi Khí Hậu Toàn cầu còn gọi tắt là Thỏa thuận Paris. Nhưng ngày 10/06, Mỹ lại đồng thuận với 193 nước kêu gọi cứu lấy các đại dương, khi kết thúc hội nghị đầu tiên của Liên Hiệp Quốc về đại dương. Dĩ nhiên TT Trump và tân nội các Mỹ qua đại diện thẩm quyền Mỹ đồng thuận trong việc này vì tự do hàng hải trên biển là quyền lợi cốt lõi của Mỹ.

Sau khi TT Trump tuyên bố rút ra khỏi Thỏa thuận Paris, nhiều nước bất bình, một số đồng minh của Mỹ như Pháp bực tức nhao nhao lên chê trách Mỹ và TT Trump. Nào TT Trump dọn cỗ cho TC hưởng. Nào TT Trump giúp cho Tập cận Bình làm bá chủ hoàn cầu. Vì cho rằng khi Mỹ rút ra khỏi phong trào chống biến đổi khí hậu trên thế giới, thì TC sẽ vào thế chỗ của Mỹ. Và với «Con đường tơ lụa mới», Tập Cận Bình tha hồ tăng cường ảnh hưởng, TC thành bá chủ thế giới.

Dư luận tung ra như thế có vẻ để khích tướng đối với Mỹ. Nhưng trong ngoại giao, nước nào cũng quyết định theo quyền lợi của mình, là yếu tố chánh, chứ không vì cái danh dự hão. Khi các nước Tây Phương khích tướng đối với Mỹ, họ không nói rõ ra số tiền Mỹ phải đóng vào quỹ để chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Phân tích cho thấy những con số Mỹ phải đóng quá nhiều cho quỹ đã lạnh lùng nói lên Mỹ phải chịu thiệt hại quá nhiều. thiệt thòi qúa mức khi tham gia vào hiệp ước. Sản lượng kỹ nghệ Mỹ sẽ sút giảm, sản lượng khai thác và sử dụng nguyên liệu hoá thạch như khai thác than đá, xăng dầu sút giảm, thiệt hại việc làm cho người Mỹ quá nhiều, quá bất công đối với Mỹ. Trong khi hai nước Trung Quốc và Ấn Độ đông dân nhứt nhì thế giới, đông hơn Mỹ gấp 6 và 5 lần, kỹ thuật làm sạch khí thải còn thô sơ vì sợ tốn kém, gây ô nhễm còn hơn Mỹ mà không phải đóng vào quỹ một đồng xu nào, lại được quỹ tài trợ chống ô nhiễm làm biến đổi khí hậu.

Những con số Hiệp ước qui định Mỹ phải đóng vào quỹ chống biến đổi khí hậu, những thiệt hại Mỹ phải chịu cân đong đo đếm được mà TT Obama đã ký tham gia hồi năm 2015 là lý do TT Trump năm nay đã phải rút ra đã nói lên những thiệt hại, thiệt thòi vật chất của Mỹ vốn là những điều kiện tiên quyết để các nước quyết định về ngoại giao.

Theo phân tích của tân chánh quyền Mỹ mà TT Trump đã trình bày, việc rút khỏi Hiệp Ước Paris sẽ giúp HK có thêm nhiều việc làm và mức tăng trưởng kinh tế sẽ là 4% thay vì 1%. Tức là, nếu ở lại thiệt hại sẽ lớn như thế. Nên theo TT Trump đây là thời điểm để rút khỏi Thoả Thuận Paris – và cũng là thời điểm để bắt đầu theo đuổi một hiệp ước mới để bảo vệ môi trường, bảo vệ hãng xưởng của chúng ta, công dân của chúng ta và đất nước của chúng ta.

Mỹ phải rút ra vì các nước đóng góp rất ít, mà đòi hỏi quá nhiều quyền lợi, đòi hỏi Mỹ phải đóng góp, phải viện trợ tối đa cho các quốc gia khác. Theo bảng tổng kê, danh sách hứa đóng góp vào Quỹ Khí Hậu Xanh gồm có 39 quốc gia, nhưng không thấy tên của mấy anh Trung Quốc, Nga, và Ấn độ vì ba nước này được hưởng qui chế nước “đang phát triển”, là khỏi đóng vào quỹ mà quỹ phải tài trợ cho họ nữa. Còn Mỹ thì đóng nhiều nhứt, đã nộp đầy đủ 3 tỷ mỹ kim như đã hứa, từ thời TT Obama đem tiền thuế mồ hôi, nước mắt của dân Mỹ cho những nước thường chống Mỹ là TC và Nga xài chơi. Các đồng minh của Mỹ cũng đóng nhưng rất ít vì dân số ít, Canada đóng 140 triệu 500 ngàn mỹ kim, Pháp đóng 574 triệu, Đức đóng 843 triệu 300 ngàn. Ngoài ra còn có 8 quốc gia khác, trong đó có CS Việt Nam, hứa đóng góp nhưng chưa ký kết.

Trong khi chính hai nước nước như TC và Ấn độ là hai nước đông dân nhứt nhì hoàn cầu xài than đá nhiều nhứt thì khỏi đóng một đồng xu nào. Vì họ cho rằng nước họ là đang phát triển “developping country” nên khỏi đóng, còn Mỹ “đã phát triển” phải đóng chiếu điều 9 Hiệp Ước Paris.

Mỹ phải rút ra vì nếu không sẽ mất 2,7 triệu việc làm vào năm 2025. Sản xuất giấy giảm 12%; Xi măng giảm 23%; Sắt và thép giảm 38%; Than giảm 86 phần trăm; gas sẽ giảm 31%. Chi phí cho nền kinh tế tại thời điểm này sẽ là gần 3 nghìn tỷ đô la bị mất và 6,5 triệu việc làm trong ngành công nghiệp, trong khi mỗi gia đình Mỹ sẽ bị giảm thu nhập hơn 7.000 đô la.

Mỹ phải rút ra vì Mỹ bị thiệt hai, thiệt thòi, bị đối xử bất công lớn một cách vô lý. Trong khi TQ và Ấn độ gây ô nhiễm hàng đầu trên thế giới nhưng được miễn trừ đóng góp vào quỹ lại được quỹ viện trợ và được ưu đãi bất cứ điều gì họ muốn trong 13 năm, nghĩa là được miến đóng vào quỹ cho tới năm 2030!. Còn Mỹ thì không.

Hiệp ước tài trợ Ấn Độ tham gia vào việc nhận hàng tỉ và hàng tỉ đô la viện trợ từ các nước phát triển.Trung Quốc được phép mở thêm hàng trăm mỏ than trong khi Mỹ bị cấm không được mở bất cứ mỏ than nào. Ấn Độ cũng được phép tăng gấp đôi sản lượng than vào năm 2020. Liên Âu cũng đươc tiếp tục mở và khai thác than. Chỉ có Mỹ là bị cấm hoàn toàn.

Chánh quyền Trump tóm kết gọn Hiệp ước này không loại trừ sự sản xuất than, nó chỉ chuyển các công việc này ra khỏi nước Mỹ và đưa ngành này ra nước ngoài mà thôi.

Mỹ phải rút ra vì TT Trump và tân chánh quyền Mỹ kiên quyết bảo vệ quyền lợi chánh đáng của đất nước Mỹ và nhân dân Mỹ. Nhứt là những người Mỹ lao động đổ mồ hôi làm việc và nai lưng ra đóng thuế vào ngân sách của Mỹ, chánh quyền không có quyền lấy số tiền ấy đóng góp vào các quỹ cho các nước khác được hưởng, mà không có lợi gì cho Mỹ.

TT Trump cũng hứa sẽ sẵn sàng bàn bạc trực tiếp với các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ để thảo luận về Hiệp ước Paris với các điều khoản hợp lý đối với Hoa Kỳ và công nhân của chúng ta, thảo luận về những điều khoản mới. Chúng ta sẽ ngồi lại với tất cả những người đại diện cho Hiệp ước Paris hoặc một Hiệp ước nào khác tốt hơn Hiệp định Paris.

TT Trump kết luận, là tổng thống Mỹ, Ông có nghĩa vụ đối với những người công dân Mỹ. Hiệp ước Paris sẽ làm suy yếu nền kinh tế của chúng ta, cản trở công nhân của chúng ta, làm suy yếu chủ quyền của chúng ta, gây ra những rủi ro pháp lý không chấp nhận được và gây bất lợi cho nhiều nước khác trên thế giới, trong đó có Mỹ. Đây là thời điểm để rút khỏi Hiệp ước Paris, và cũng là thời điểm để bắt đầu theo đuổi một Hiệp ước mới để bảo vệ môi trường, bảo vệ hãng xưởng của chúng ta, công dân của ta và đất nước của chúng ta./.(VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.