Hôm nay,  

Còn CS Còn Vượt Biên

05/06/201700:00:00(Xem: 5807)

Tin RFA ngày 25 tháng 5, 2017 “Trước chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Mỹ vào ngày 31 tháng 5 tới, một buổi điều trần đã diễn ra tại Hạ viện Mỹ hôm thứ Năm, 25 tháng Năm, nhằm mục đích kêu gọi sự chú ý của hành pháp trước những tiêu cực về tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian qua… đặc biệt nhất và được chú ý nhiều nhất là sự xuất hiện của cô Nguyễn Thị Mỹ Phượng đến từ tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Cô Mỹ Phượng là chị ruột của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Nguyễn Hữu Tấn, được cho là tự cắt cổ chết khi đang bị hỏi cung trong đồn công an tỉnh Vĩnh Long hồi đầu tháng Năm vừa qua. Cô Mỹ Phượng nói cô được gia đình bên Việt Nam ủy quyền đi đòi công lý cho em trai Nguyễn Hữu Tấn vì gia đình cho rằng em trai cô bị cứa đứt cổ đến chết chứ không phải tự tử bằng con dao rọc giấy như lời công an nói: Em đến đây trước hết là em cám ơn tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, ông Chris Smith, ông bà cô bác xa gần đã cùng đồng hành với gia đình của em. Gia đình rất khủng hoảng, lo lắng và sợ sệt, không biết đến lúc nào chuyện gì xảy ra cho nên ba của em không dám nói gì hết. Gia đình ủy quyền hết cho em để em mọi sự kêu oan cho em của em là Nguyễn Hữu Tấn chết oan tại đồn công an, bị người ta đập đầu cắt cổ. Em muốn minh oan cho em của em, nó không làm gì tội hết.” Cô Mỹ Phượng xin quý vị dân biểu tổ chức cuộc điều trần xin cho gia đình Anh Tấn được sang Mỹ để tỵ nạn CS.

Tin kế tiếp của VOA ngày 24 -05, “18 thuyền nhân Việt ở Indonesia được cấp qui chế tị nạn. Ba gia đình từ Bình Thuận vượt biên sang Úc lần thứ nhì đang ở Indonesia, vừa được Cao ủy Tị nạn LHQ (UNHCR) cấp quy chế tị nạn hôm 23/5. Ba gia đình gồm tất cả 18 người, kể cả 12 trẻ em, đang chờ được một nước thứ ba nhận cho tái định cư, theo chị Grace Bùi, một thiện nguyện viên người Mỹ gốc Việt nhận hỗ trợ nhóm người tị nạn… Ba gia đình này đã một lần vượt biên sang Úc vào năm 2015, nhưng bị bắt và gửi trả về Việt Nam năm 2016. Họ bị Tòa án tỉnh Bình Thuận phạt tổng cộng hơn 6 năm tù giam về tội “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép”.

Hai thí dụ điển hình trên là trường họp chịu không nổi chế độ CS phải đành tính chuyện bỏ xứ ra đi tỵ nạn CS một cách hợp hay bất hợp pháp. Thuật ngữ người Việt dùng chữ “vượt biên” từ sau ngày 30 tháng Tư, 1975 CS Bắc Việt cưỡng chiếm toàn thể đất nước VN. Vượt biên có thể bằng máy bay, tàu Mỹ và VN Cộng Hoà đưa đi khi CS Bắc Việt sắp, đang chiếm Saigon. Vượt biên có thể bằng đường bộ qua Miên, Thái Lan. Vượt nhiều nhứt là bằng đường biển hằng triệu người bằng thuyền nan vượt đại dương, qua Hồng Kông, Phi luật tân, Mã Lai, Nam dương. Vượt biên thành phong trào làm chấn động lương tâm Nhân Loại, khiến các nước lớn và Liên Hiệp Quốc tổ chức cứu trợ, định cư tạo thành công tác lớn nhứt của Thế Giới Tự do trong hậu bán thế kỷ 20.

Sau 42 năm, người dân Việt còn tiếp tục vượt biên dưới nhiều hình thức bán chánh thức. Đi du lịch, du học, giao dịch, viếng thăm hợp pháp, hết visa trốn ở lại những nước tự do. Mỹ là nước đang có cả mấy chục triệu người các sắc tộc nhập cư lậu và ở lậu, đông đến nỗi thành vấn đề chánh trị lớn trong mùa bầu cử, nên báo chí Mỹ không dám nói trắng ra dân nhập cư lậu mà gọi là những “người không giấy tờ”.


Riêng người Việt cũng có mặt trong nhóm này. Đa số người Việt “không giấy tờ này” là những người đến Mỹ du học, du lịch, giao thương, theo chồng hay vợ hứa hôn hờ, sau khi visa hết hạn tiếp tục ở lại Mỹ, sống dễ dàng, kiếm tiền không khó.

Tin trên đài VOA của Mỹ gần đây cho biết theo phúc trình của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, công bố đầu tuần này, tính tới cuối năm 2016, con số người Việt ở quá hạn visa đi du lịch hoặc giao thương ở Hoa Kỳ là khoảng 3 ngàn người. Trong khi đó, con số du học sinh hoặc sinh viên trao đổi của Việt Nam ở quá thời hạn thị thực được cấp là hơn 1 ngàn người. Bản tin có đặt vấn đề tại sao. Theo giới hữu trách, đó là một vấn đề có gây “nguy cơ về an ninh quốc gia”. Nhưng Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành BPSOS, tổ chức từng giúp đỡ một số người Việt gặp rắc rối vì ở quá hạn visa, nói với VOA Việt Ngữ rằng có nhiều lý do dẫn tới tình trạng này. Ông nói: “Lý do thứ nhất, họ sang bên này với chủ ý ở lại. Thứ hai, họ bị gạ gẫm sang bên này bằng con đường du lịch, với sự hứa hẹn được đi làm này kia, nhưng mà chủ sử dụng lao động, chẳng hạn ở tiệm nail hoặc tiệm ăn, lại không gia hạn visa cho họ. Hoặc là chồng bảo lãnh họ sang xong rồi không làm giấy tờ gì hết, và coi như người vợ kẹt cứng với người chồng, cứ ở suốt ngày trong nhà”.

Bên cạnh những người qua Mỹ lao động ấy, là học sinh, sinh viên du học sau khi tốt nghiệp, hay sau khi bỏ học, visa hết hạn ở lại nhiều hơn nữa. VNCS là một quốc gia số sinh viên sang du học Mỹ đứng hàng thứ sáu trong các sắc dân ngoại quốc đến Mỹ du học, cả 20.000 mỗi năm.

Số người Việt sang du lịch Mỹ cũng càng ngày càng tăng với hàng mấy chục ngàn người mỗi năm. Hết visa có người ở lại. Theo Tiến sĩ Thắng, những người này: “Qua bên này, họ làm ăn, buôn bán được dễ hơn, rồi họ có những khu mà chỉ cần nói tiếng Việt thôi họ cũng có thể lẫn lộn vào trong đó. Ở bên Hoa Kỳ dù sao cũng dễ kiếm tiền hơn. Mỗi ngày làm lao động thì cũng kiếm được một số tiền và dành dụm được gửi về nước”.

Theo dõi sinh hoat cộng đồng người Mỹ gốc Việt cho thấy sinh viên từ trong nước qua Mỹ không chống cộng đồng và cộng đồng có thể nói không chống đối sinh viên du học. Trái lại một số gia đình người Mỹ gốc Việt còn giúp cho con cháu trong việc ăn ở, học hành, mai mối, gả cưới để sinh viên tốt nghiệp có điều kiện ở lại Mỹ. Sinh viên du học cũng hiểu biết không làm những gì khiến cộng đồng người Việt tỵ nạn CS bất bình. Các cơ sở dịch vụ và kinh doanh của người Mỹ gốc Việt cũng mướn sinh viên làm giá rẻ để sinh viên du học kiếm chút đỉnh tiền qua việc làm ngoài giờ học. Các đại học Mỹ gần cộng đồng Mỹ gốc Việt có nhiều sinh viên VN du học là vì thế.

Qua thì nhiều mà về lại nước chẳng bao nhiêu. CSVN bị mất máu trí tuệ. Sinh viên tốt nghiệp biết về mà không thân thế cũng rất khó kiếm việc đúng ngành nghề mình học. Còn kiếm chỗ làm thì phải “thủ tục đầu tiên” giá tinh bằng cây vàng, làm việc thì bị chèn ép bởi nguyên tắc CS, “hồng hơn chuyên”. Chính Thứ trưởng Bộ Nội vụ CSVN ngày 28/12/2015 Nguyễn Duy Thăng cũng “thực thà khai báo” trước Quốc Hội đảng cử dân bầu, rằng "Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về.”./.(VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.