Hôm nay,  

Phi Thân Với TQ Lợi Hơn?

1/5/201700:00:00(View: 6887)

Tình hình 2017 không còn như cũ... Trong khi Tổng thống Barack Obama lúc nào cũng dè dặt, và rồi để Trung Quốc lấn bước ở Biển Đông và rồi mất đồng minh Philippines... Tân Tổng Thống Donald Trump sẽ làm gì để thay đổi ván cờ Biển Đông?

Hay phải chăng trễ rồi? Vì hiển nhiên là, TQ sau khi chiêm bãi cạn Scarborough Shoal trong vùng Trường Sa là sẽ vĩnh viễn không bao giờ trả lại cho Philippines?

Tạp chí Forbes hôm Thứ Tư phân tích rằng Tổng Thống Duterte của Philippines có nhiều lý do để bỏ rơi ông bạn Hoa Kỳ, vì TQ cho nhiều thứ hơn.

Quyết định này cũng một phần vì Mỹ bỏ mặc cho Hải quân TQ chiếm Scarborough Shoal hồi năm 2012.

Phải chăng lúc đó Mỹ bỏ mặc cho TQ chiếm bãi cạn này vì TT Obama bận ra tái tranh cử, và thời điểm trước cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2012 là thời điểm nhạy cảm mà TQ chộp kịp?

Bây giờ, Forbes nhận định rằng TT Duterte muốn kết thân với TQ để cùng khai thác dầu ở bãi cạn này...

Như thế, Philippines sẽ vừa có hòa bình (vì TQ ngưng quậy phá) vừa có tiền (mỏ dầu sẽ khai thác chung với TQ)...

Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận tình hình: Tàu sân bay TQ thị uy ở Biển Đông, mẫu hạm Mỹ vắng mặt trên biển...

Bản tin nói, trong những ngày đầu năm 2017, Trung Quốc đã phô trương đợt tập huấn trên Biển Đông của chiếc tàu sân bay Liêu Ninh (Liaoning), với bài tập quan trọng nhất là cho chiến đấu cơ sử dụng con tàu làm cơ sở hạ cánh và cất cánh. Theo các chuyên gia phân tích, nhóm tác chiến của tàu sân bay Trung Quốc còn lâu mới đạt được trình độ điêu luyện của hạm đội hàng không mẫu hạm Mỹ. Có điều là không biết có phải là trùng hợp ngẫu nhiên hay không mà đúng vào lúc Bắc Kinh mang tàu sân bay ra thị uy với các láng giềng, thì các hàng không mẫu hạm Mỹ đều vắng bóng trên đại dương.

Cuộc diễn tập cất cánh và hạ cánh của phi đội chiến đấu cơ J-15 trên chiếc Liêu Ninh ngày 02/01 vừa qua tại một địa điểm không xác định ngoài Biển Đông đã được guồng máy tuyên truyền Trung Quốc hết lời ca ngợi khi nhấn mạnh rằng: «So sánh với các vùng biển khác như Bột Hải, Hoàng Hải và Đông Hải (Biển Hoa Đông) thì Nam Hải (tức Biển Đông) là nơi có điều kiện khó khăn hơn».

Yêu tố quan trọng nhất được các chuyên gia quân sự ghi nhận là chiếc Liêu Ninh đã thành công trong việc tiến ra đại dương: Ngày 25/12/2016 vừa qua, lần đầu tiên con tàu đã vượt qua chuỗi đảo thứ nhất, băng qua eo biển Miyako cắt ngang Nhật Bản để ra Tây Thái Bình Dương, từ đó đi xuống phía nam, rẽ qua eo biển Ba Sĩ (Bashi) sát Đài Loan để vào Biển Đông.

Chuyến hải hành suôn sẻ này cho thấy là về mặt động cơ, chiếc Liêu Ninh đã khắc phục được các điểm yếu kém của loại tàu sân bay Nga cùng loại như chiếc Đô Đốc Kouznetsov, mà vận tốc không thể vượt quá 18 hải lý/giờ, để hệ thống máy tàu không bị quá tải.

Về mặt năng lực tác chiến, theo các chuyên gia, với các «bài tập cuối khóa» lần này, Trung Quốc đã thành công trong việc biến một tàu sân bay huấn luyện thành một phương tiện tấn công, cho dù hỏa lực cũng như kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Trước đó, khi còn ở Bột Hải, chiếc tàu cũng lần đầu tiên tập trận bắn đạn thật, kèm theo các bài khóa như không đối không, không đối hạm, hạm đối hạm.


RFI cũng ghi rằng đáng ghi nhận trong thời điểm hiện nay, là vào lúc Trung Quốc phô trương sức mạnh mới của chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh ngay tại vùng biển nóng là Biển Đông, với ý nghĩa hù dọa rõ rệt đối với các láng giềng, Hoa Kỳ lại ở trong tình trạng bất động.

Hãng truyền thông Mỹ Fox News ngày 30/12/2016 đã nêu bật một sự kiện mang ý nghĩa biểu tượng: Đó là vào lúc Bắc Kinh «khoe» tàu sân bay, thì cường quốc Hải Quân số một hành tinh là Mỹ, lại không có bất kỳ một hàng không mẫu hạm nào đang hoạt động, điều được hãng Fox News ghi nhận là chưa từng thấy từ sau Đệ Nhị Thế Chiến đến nay.

Theo nguồn tin trên, chiếc USS Dwight D. Eisenhower chịu trách nhiệm vùng Trung Đông chẳng hạn, đã quay trở lại cảng Norfolk (bang Virginia) ngày 30/12, nhưng không có chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ nào khác thay thế. Còn tại châu Á, phải chờ đến cuối tháng Giêng này thì chiếc USS Carl Vinson mới trở lại nhận nhiệm vụ ở vùng biển Tây Thái Bình Dương.

Đối với các chuyên gia phân tích, trong bối cảnh hàng không mẫu hạm luôn được xem là biểu tượng của sức mạnh Mỹ, với khả năng chuyển lực lượng hùng hậu đến mọi chiến trường một cách nhanh chóng, việc không một chiếc tàu sân bay Mỹ nào đảm trách một chiến dịch nào đó trên đại dương đã làm dấy lên những suy nghĩ không hay về sự «suy yếu» của tiềm lực quân sự Hoa Kỳ.

RFI cũng nhận định: “Tại châu Á, điều đó đã bắn đi một tín hiệu xấu về phía các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực, vốn kỳ vọng rất nhiều vào Washington để ngăn chặn đà bành trướng của Bắc Kinh.”

Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận rằng Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng chuyển các cuộc tập trận hải quân chung với Hoa Kỳ ra khỏi khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông. Hành động này diễn ra giữa lúc ông Duterte cố gắng cải thiện mối quan hệ của Manila với Trung Quốc.

Sau khi ông Duterte tuyên bố chuyển sang mối quan hệ thân mật hơn với Trung Quốc, Philippines gần đây đã quyết định giảm số lượng các cuộc tập trận với đồng minh Hoa Kỳ.

Hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana cho biết Tổng thống Duterte trước đó khuyên ông nên tìm một địa điểm mới để tập trận với Hoa Kỳ, có thể là đến khu vực Mindanao, và nên tránh khu vực Biển Đông đầy nhạy cảm.

“Chúng ta có thể dời các cuộc tập trận hải quân đối diện Biển Đông tới khu vực Mindanao để tránh gây khó chịu cho láng giềng của chúng ta, hãy tinh tế với các nước láng giềng,” ông nói.

VOA cũng nhắc: “Trong chuyến công du Bắc Kinh tháng 10 vừa qua, Tổng thống Duterte loan báo ông đang nới lỏng các mối quan hệ với Washington, đồng minh cung cấp cho Manila gần 800 triệu đô la viện trợ quân sự từ năm 2002 tới nay.”

Cuối cùng, có vẻ như VN cô đơn chưa từng thấy... Noí như thế, nói “cô đơn”... là trong một giả thiết rằng Ba Đình thiệt sự không có âm mưu bán nước...

Hình như Wikileaks cũng không moi được hồ sơ lạ nào về Biển Đông?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.