Hôm nay,  

Bài Học Trân Châu Cảng

09/12/201600:00:00(Xem: 5378)

Nếu phóng chiếu bài học Trân châu Cảng của Nhựt đánh Mỹ vào hiện tình của TC căng thẳng với Mỹ trên Á châu Thái Bình Dương nơi Mỹ chuyển trục quân sự về đây; nếu TC đánh Mỹ, thì TC sẽ liệt bại từ chết tới bị thương.

Tình hình căng thẳng giữa Nhựt và Mỹ ở Á châu Thái bình dương gần giống với hiện tình căng thẳng giữa Mỹ và TC trong vùng này. Nhựt vào ngày 7 tháng 12, giờ địa phương bất thần tấn công Trân châu Cảng của Mỹ chết hơn 2.403 người Mỹ và nhiều tàu của hạm đội của Hải Quân Mỹ bị chìm. Mỹ liền phát động đại chiến chống Nhựt. Không bao lâu sau Nhựt thất bại thê thảm, tuyên bố đầu hàng khi Mỹ dội hai trái bom nguyên tử san bằng hai thành phố Hiroshima và Nagasaki.

Ngày 7 tháng 12 là ngày Mỹ kỷ niệm Trân châu Cảng bị Nhựt tấn công. Năm nay là năm thứ 75 Mỹ kỷ niệm Trân châu Cảng. Một sự kiện đặc biệt của lễ kỷ niệm này năm nay của Mỹ, là Thủ Tướng Nhựt Abe là vị thủ tướng Nhựt đầu tiên đích thân đến Trân châu Cảng tưởng niệm anh linh tử sĩ đã bỏ mình trong thảm kịch này. Cũng như TT Obama năm rồi bay qua dự lễ kỷ niệm Hiroshima bị bom nguyên tử. Cả hai bên thắng lẫn bên thua chỉ tưởng niệm, không vị nào ngõ lời xin lỗi về hai thảm trạng lịch sử này.

Nhưng chuyến đi Trân châu Cảng của TT Nhựt xảy ra trong bối cảnh TC căng thẳng với Mỹ ở Á châu Thái bình dương. Nên, nhiều nhân dân và chánh quyền trên thế giới, nhứt là những nước trong vùng Á châu Thái bình dương, Úc và Tân Tây lan nghĩ đây là cơ hội TC đang gây hấn với các nước Á châu Thái bình dương đặc biệt là Mỹ, TC nên rút kinh nghiệm, không nên có một quyết định sai lầm như quân phiệt Nhựt. TC không nên theo binh pháp xưa của Trung Hoa, là tiên hạ thủ vi cường, tấn công Mỹ trước, sẽ tạo thành cuộc chiến tranh vùng Á châu Thái bình dương, thiệt hại nhân tài vật lực sẽ rất lớn, mà thất bại sau cùng chắc phải thuộc về TC.

75 năm trước đây vào ngày 7 tháng 12 giờ địa phương TB Hawai của Mỹ, hàng trăm chiến hạm, hàng trăm phi cơ Thần Phong quyết tử của Quân đội Nhựt từ xa âm thầm bay về tấn công Trân Châu Cảng, nhận chìm Hạm đội Thái bình dương của Mỹ, coi như chánh thức khai chiến chống Mỹ. Và suốt 75 năm sau trong thời gian bại trận, chánh quyền Nhựt nhờ Mỹ viện trợ kinh tế, tái thiết và phục hồi trở thành đệ nhị siêu cường, đồng minh gắn bó với Mỹ. Người Nhựt quân đội cũng như chánh quyền và dân chúng đều tỏ ra hối tiếc sâu xa chánh quyền mình, quân đội mình trước đây đã có một quyết định sai lầm chiến lược: khai chiến với Mỹ. Mới đây TT Abe của Nhựt đích thân đi Trân Châu Cảng để tưởng niệm bi kịch này, coi như mặc thị bày tỏ nỗi lòng hối tiếc sau xa về hành động này của Nhựt.

Nhưng Chủ Tịch TC, một nước đông dân nhứt trên thế giới, một chế độ CS lớn nhứt còn sót lại ở Á châu có vẻ không chú ý đến kinh nghiệm sai lầm sanh tử của một quốc gia khi gây chiến.

Lịch sử không tái diễn, nhưng hoàn cảnh lịch sử và tình hình thời cuộc có thể song song trong các giai đoạn lịch sử. Tình hình Vương quyền Nhựt bổn năm 1930 và chế độ CS hiện thời có những đặc điểm giống nhau. Giống như Nhựt lúc bấy giờ, TC ngày nay là một quốc gia Á châu đang trổi dậy, tình yêu nước, tinh thần dân tộc trổi dậy và tính bài ngoại do tàn dư mặc cảm tự ti đối với Tây Phương đang lên. Tinh thần quân phiệt vượt trội hơn tinh thần chánh trị chánh trực. Do vậy Nhựt thời 1930, TC thời 2000, thách thức công luận quốc tế, thách đố hiện trạng hàng hải ở Thái bình dương, nơi mà Mỹ bảo vệ những con đường hàng hải huyết mạch của thế giới, trong đó hàng hoá của Mỹ qua lại mỗi năm 5.000 tỷ đô.


Tình hình vùng này thời nay giống với hoàn cảnh của Nhựt hồi trước chiến tranh Nhựt-Mỹ. Trung Hoa, Nhựt lúc bấy giờ nằm trong vòng kềm toả của Tây Phương mạnh nhờ cuộc cách mạng kỹ thuật và kỹ nghệ sản xuất tàu chiến, súng ống đang bung ra, đi tìm thuộc địa và mua bán.

Chiến hạm Mỹ năm 1853 đậu ở Vịnh Uraga của Nhựt áp lực Thiên Hoàng Nhựt mở cửa buôn bán với ngoại quốc. Trung Hoa còn bị Tây Âu làm nhục nhiều hơn. Anh đánh Trung Hoa bảo phải cho Anh chở vào và bán á phiện cho Trung Hoa. Sau chiến tranh Nha phiến các siêu cường Tây Phương áp lực Trung Hoa ký hoà ước, mở cửa một số hải cảng và nhượng một số nhượng địa như Hong Kong, Ma cao.

Nhựt và Hoa cảm thấy đó là quốc nhục. Khác với người Tây phương rất thực dụng coi quyền lợi vật chất trên hết, người Á châu coi vấn đề danh dự quốc gia là một vấn đề sanh tử, thà chịu chết, chớ không chịu nhục (ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục). Và từ đó Nhựt mới phản ứng với chiến tranh qui ước và TC với chiến tranh nhân dân để bảo tồn danh dự quốc gia, chủ quyền của Tổ Quốc.

Quân đội Nhựt năm 1930 khai thác Điều 11 Hiến Pháp 1889 của Nhựt ghi “Hoàng đế có quyền chỉ huy tối cao Lục quân và Hải quân.” Quân đội giải thích rộng, rằng quân lực được phép có hệ thống chỉ huy độc lập, báo cáo trực tiếp lên Thiên Hoàng chớ không phải lên thủ tướng; quân quyền coi như tách khỏi quyền chánh trị của thủ tướng do dân và quốc hội bầu.

Còn quân đội nhân dân của TC không báo cáo lên thủ tướng hay quốc hội là con dấu bản sao của thủ tướng, mà chỉ báo cáo cho Chủ Tịch Quân uỷ trung ương mà Chủ Tịch là Chủ Tịch Đảng CS mà thôi. Hoàn toàn khác với thế giới tự do, các chánh quyền dân chủ, quyền chánh trị kiểm soát quân quyền.

Nhưng gần đây người ta thấy chánh quyền không kiểm soát nổi quân quyền ở TQ. Trong năm nay xảy ra nhiều biến động có thể xảy ra chiến tranh Mỹ và TC, vì tàu chiến, máy bay chiến đấu của TC ngoài hiện trường có những hành động khiêu khích Mỹ, như cho tàu TC chạy sát tàu Mỹ, máy bay TC cúp đầu máy bay Mỹ. Mỹ khéo léo tránh được và phản đối. Nhưng biến cố nguy hiểm ấy vẫn còn, lại thường xảy ra. Như tháng 12 năm 2013, chiến hạm của Hải Quân TC đã “vô trách nhiệm” khuấy rối chiến hạm USS Cowpens của Mỹ ở Biển Đông. Một chuyện như thế dễ gây ra xung đột vũ trang và cái xẩy nẩy cái ung là chiến tranh.

TC đã làm một số khiêu khích nguy hiểm như thế; Mỹ phản kháng, TC vẫn cứ làm. TC còn thách thức phán quyết của Toà Trọng Tài về luật biển khi Toà phủ quyết những tuyên xưng chủ quyền của TC trên những bãi đá mà TC đã cơi nới và quân sự hoá, những đảo và biển mà TC đã chiếm cứ, coi Biển Đông như ao nhà của TC.

TC bây giờ như Nhựt thời quân phiệt 75 năm trước đây không chấp nhận hiện trạng địa lý chiến lược vùng Á châu Thái bình dương. TC muốn thay đổi thời thế, đổi đời, muốn trừng lên, trỗi dậy, khống chế Á châu Thái bình dương, giành thế hải thượng của Mỹ. TC không học bài học của Nhựt đã quyết định sai lầm khi tấn công nước Mỹ.

Với thế lực quân sự, chánh trị, ngoại giao của Mỹ bây giờ, với những liên minh quân sự của Mỹ với đồng minh và đối tác của Mỹ bây giờ, TC không phải là “mãnh hổ nan địch quần hồ”. Mà Mỹ và đồng minh là cả một bầy sư tử Âu, Á, Mỹ ăn thịt con hổ như chơi./.(VA)

Ý kiến bạn đọc
02/01/201721:30:49
Khách
Vấn đề chính là nạn nhân mãn, không sớm thì muộn phải có chiến tranh.
Ai cũng biết nạn nhân mãn đem lại quá nhiều hệ lụy, đất sống thì giới hạn mà con người thì sinh ra vô biên, Với dân số đông, vì sự sống còn, vi cái ăn cái mặc mà con người hết còn đạo đức, trật tự xã hội bị đảo lộn...
Nhìn lại lịch sử, không chính quyền nước nào mà nghĩ đến cái sống của người dân cả, nhất là những chính quyền độc tài độc đảng.
Trung quốc hầu như không thể giải quyết được vấn để giảm bớt dân số, thi hành chính sách kế hoạch hóa gia đình nghiêm ngặt trong 50 năm qua cũng chẳng đi đến đâu.
Bây giờ họ chị nghĩ đến gây chiến với các nước khác mới hy vọng giải quyết được phần nào nạn nhân mãn của họ.
Đó là lý do họ cố tình gây chiến với Mỹ, tìm mọi cách để có xung đột.
Riêng nước Mỹ, không phải là họ không dám trả đũa sự xung đột ngay lúc này, chúng ta biết rất nhiều là không dân nào ác bằng dân da trắng nhưng họ cần thời gian để sắp đặt kế hoạch chu đáo trước khi xảy ra hành động. Lúc đó không cần TQ gây hấn, họ cũng tìm cách gây ra chiến tranh.
Hãy nhìn lại từ ngày lập quốc, không có cuộc chiến lớn nào mà nước Mỹ bị thua cả!
10/12/201606:52:19
Khách
Một lối so sánh hai nước Nhật và Tầu của tac gỉa nó vô cùng khập khiễng. Ngày xưa Mỹ còn có Nguyên Tử, trong khi nhật chẳng có gì. Ngày nay Mỹ , Tầu đều có nguyên tử, và hai nưóc với hai nền KT cũng rất mạnh. Nếu cuộc chiến Mỹ Hoa khai màn chỉ với vũ khí thông thường, thì sau một thời giaqn chiến đấu, Mỹ chết hết quân, còn Tầu vẩn dư thừa quân số. còn Mỷ sử dụng tới NGuyên Tử, thì Có thể Tầu công tan xác, nhưng Hoa Kỳ cũng sẽ trở thành người thưong binh, cụt một chân, mất một tay cùng một con mắt. TRong khi Mỹ là nưóc tự do dân chử , mọi chính sách của chính phủ nếu nó trở nên nguy hiểm cho đất nước , thì chính phử không sớm thì muộn cũng rớt đài, Còn với Tầu Cộng là quốc gia độc tài đảng trị, dân nào còn hó hé.chỉ cần nhìn vụ THiên An Môn đã nói lên điều này. Tóm lại giờ chỉ còn CHiến Tranh KT. giũa HK và Tầu Cộng. chúng ta cần chờ xem HOa Kỳ sẽ làm đưọc gì, với một TT mới rất khác lạ.
09/12/201614:57:08
Khách
TC cứ thưòng khiêu khích chán mà thấy không ăn thua sẽ nghĩ Mĩ chỉ là thứ cọp giấy !
Nhưng đụng thật vào cọp giấy này dưới trướng Trump là dứt khoát chết !
Đã phải dụng binh với TC thì dứt khoát, giống như Nhật, một mất một còn !
TQ sẽ bị phanh ra trăm mảnh !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.