Hôm nay,  

Thời Sự Úc Châu: Khi Chính Phủ “ghiền” Bài Bạc!

18/04/200500:00:00(Xem: 5085)
Suốt tuần qua, nhật báo The Age làm một thiên phóng sự đặc biệt về những vấn nạn mà cờ bạc đã mang đến cho xã hội ở Victoria kể từ năm 1991 khi chính phủ tiểu bang đưa ra chính sách cho phép đặt máy đánh bạc (poker machine) tại các câu lạc bộ (club) và quán nhậu (hotel). Thiên phóng sự bao gồm một loạt bài báo từ những ký giả Kenneth Davidson, Richard Baker, Ewin Hannan lần lượt nêu lên quá trình và lý do mà các loại máy này được cho phép hoạt động ở Victoria cũng như những tệ nạn xã hội nảy sinh từ việc này.
Theo các ký giả này thì từ năm 1991, chính phủ Lao Động của bà Joan Kirner vì muốn tìm cách để giảm thiểu sự thâm thủng ngân sách của Victoria nên đã vạch đường cho kỹ nghệ bài bạc lấn chân vào tiểu bang, để sau đó, chính phủ Tự Do của ông Jeff Kennett mở rộng cửa hơn nữa cho kỹ nghệ này có cơ hội phát triển mạnh mẽ thêm.
Ông Kenneth Davidson cũng cho biết thêm rằng không một ai trong số những người từng dự phần vào việc đề xướng và cho phép thiết lập nền kỹ nghệ bài bạc như hiện nay ở Victoria đoái hoài đến phúc lợi của những người sẽ trở thành kẻ nuôi dưỡng cho kỹ nghệ này - những người có nguy cơ ghiền đánh bạc. Và cũng không một ai quan tâm đến những ảnh hưởng rộng lớn hơn cho xã hội khi 10% lợi tức của chính phủ đến từ máy đánh bạc.
Thủ hiến Steve Bracks cũng bị lên án đã quên mất lời hứa hẹn trong kỳ vận động tranh cử năm 1999, khi ông cam kết rằng “Lao Động sẽ giảm thiểu sự lệ thuộc của chính phủ tiểu bang vào lợi tức từ bài bạc”.
Theo Bản Tường Trình từ ủy Ban Nghiên Cứu Hiệu Suất về Kỹ Nghệ Bài Bạc Tại Úc (Productivity Commission Report into Australia’s Gambling Industries) phổ biến năm 1999 thì 42% số thu của kỹ nghệ bài bạc đến từ 1-2% dân số. Điều này có nghĩa rằng hằng năm có khoảng từ 50,000 đến 100,000 người dân Victoria “nộp” mỗi người từ $5,000 đến $10,000 cho kỹ nghệ bài bạc!
Theo một bản tường trình khác, cho đến giờ vẫn chưa được phát hành, của Gambling Research Panel - một ủy ban độc lập có trách nhiệm nghiên cứu về bài bạc ở Victoria - thì trong suốt 5 năm từ khi thắng chính quyền năm 1999 cho đến bây giờ, các chính sách về kỹ nghệ bài bạc của chính phủ Bracks đều thiếu hiệu quả, và quan trọng hơn nữa, những thay đổi được đề xướng cho chính sách liên quan đến các máy đánh bạc (gaming machine) đều quá ít ỏi, quá nhỏ nhoi để có thể có hiệu quả đối với vấn đề ghiền bài bạc.
Mặc dầu trong kỳ vận động tranh cử năm 2002 chính phủ Bracks đề cao cuộc nghiên cứu này là “một cuộc nghiên cứu rộng lớn nhất từ xưa đến giờ ở Victoria về những ảnh hưởng kinh tế và xã hội của bài bạc cũng như về những nguyên do đưa đến nạn ghiền bài bạc (problem gambling) và đồng thời về những sách lược nhằm giảm thiểu tai hại từ bài bạc”, ủy ban Gambling Research Panel đã bị chính phủ Bracks giải tán vào tháng 10/04 và thay thế bằng một Hội Đồng Cố Vấn cho Bộ Trưởng.
Giáo sư Linda Hancock, nguyên chủ tịch Gaming Research Panel cho biết sở dĩ ủy ban của bà bị giải tán vì “những kết quả nghiên cứu chẳng những gây bối rối về mặt chính trị (politically embarrassing) cho chính phủ mà còn cho thấy từ khi thắng chính quyền họ chỉ thực hành rất ít”. Bà nói thêm rằng chính phủ “dường như chỉ có hai mối quan tâm lớn: giữ ấn tượng rằng họ thi hành điều gì đó và giữ quan hệ tốt với giới kỹ nghệ bài bạc để họ có thể giữ nguồn lợi nhuận đều đặn”.
Một trong những bản báo cáo của Gaming Research Panel phát hành vào tháng 5/04 cho thấy 90% dân chúng Victoria muốn giảm thiểu tối đa số máy đánh bạc ở tiểu bang này, và 85% cho rằng bài bạc là một vấn nạn xã hội trầm trọng.

Vì thế, bộ trưởng Bài Bạc tiểu bang, ông John Pandazopoulos đã viết một bài báo, đăng trên The Age số 11/4/05, để nhắc lại một số sách lược mà chính phủ Bracks đã đề ra giảm thiểu nạn ghiền bài bạc. Ông cho biết chính phủ Bracks đã đề ra chính sách nhằm giữ tổng số máy đánh bạc ở Victoria ở mức 30,000 máy cho đến năm 2012. Ngoài ra, chính phủ đã đưa ra giới hạn từng vùng về số máy này ở những vùng mà người dân có nguy cơ bị ghiền bài bạc. Hiện có 5 vùng bị đặt giới hạn và sẽ có thêm 5 vùng khác cũng sẽ bị hạn chế số máy đánh bạc. Ông cũng nêu lên một số sách lược khác, như cấm không để bộ phận nhận giấy bạc $100 vào các máy đánh bạc, giảm thiểu số tiền mà người ta có thể rút từ máy phát ngân tự động (ATM) tại những nơi bài bạc, cấm quảng cáo máy đánh bạc.v.v..
Những sách lược này cũng tương tự như một số sách lược mà chính phủ NSW đã từng đề ra trong vài năm qua nhằm ngăn chận tệ nạn ghiền bài bạc. Chẳng hạn như từ năm 2002, chính phủ NSW đã hạn chế số máy đánh bạc ở NSW ở mức tối đa là 104,000 máy, bao gồm 25,980 máy ở các quán nhậu (hotel) và 78,020 máy ở các câu lạc bộ (club).
Theo bản tường trình của Productivity Commission năm 1999 thì ở thời điểm ấy, phân nửa tổng số máy đánh bạc ở Úc nằm tại NSW, và NSW nắm giữ 10% tổng số máy đánh bạc trên toàn thế giới.
Điều này có lẽ cũng dễ hiểu vì máy đánh bạc poker machine đã hiện hữu ở tiểu bang này từ rất lâu, và được sử dụng như một nguồn lợi tức chính cho những câu lạc bộ có giấy phép bán rượu và bài bạc (Registered Clubs). Cho đến năm 1996 thì chỉ có các câu lạc bộ mới được quyền đặt loại máy đánh bạc poker machine, và các quán nhậu chỉ được gắn loại máy đánh bạc card machine (máy đánh phé) vốn ít được người chuộng. Theo luật định, tất cả lợi nhuận mà các câu lạc bộ thâu được phải được đầu tư ngược trở lại để liên tục cải thiện mức phục vụ cho hội viên và đóng góp cho cộng đồng địa phương qua việc cung cấp những dịch vụ thể thao, xã hội cho hội viên, cho dân chúng địa phương. Trong khi lợi nhuận từ các quán nhậu đi thẳng vào túi của chủ quán. Vì thế, các câu lạc bộ được đánh thuế ở một mức độ thấp hơn rất nhiều so với các quán nhậu.
Chính phủ Carr đã cho phép các quán nhậu được quyền đặt máy poker machine từ khoảng giữa năm 1996, mặc dù gặp sự chống đối từ các câu lạc bộ. Từ khi được đặt máy poker machine thì các quán nhậu bắt đầu phát triển nhanh chóng, và dĩ nhiên tiền thuế mà chính phủ thu vào cũng tăng lên gấp bội.
Cho đến năm 1999 thì hàng năm, danh sách của 200 quán nhậu có số thu nhập cao nhất từ máy đánh bạc vẫn được bộ Bài Bạc và Đua Ngựa (Department of Gaming and Racing) của tiểu bang phổ biến. Đa số những quán này nằm ở những vùng mà dân chúng có lợi tức thấp. Người viết còn nhớ, có vài năm người ta thấy có 3 hoặc 4 quán nhậu nằm trong danh sách “Top 10” trên toàn tiểu bang nằm trong địa phận của HĐTP Fairfield. Cộng thêm vào đó là ba hoặc bốn câu lạc bộ cũng nằm trong “Top 10” của danh sách các câu lạc bộ có số thu cao nhất tiểu bang. Dân chúng Fairfield dạo ấy “đóng thuế” rất hăng say. Và hằng năm, khi các danh sách này được phổ biến thì giới truyền thông luôn có phản ứng không có lợi lắm cho kỹ nghệ bài bạc.
Thế rồi, từ năm 1999 danh sách này không được phổ biến nữa, với lý do là Hiệp Hội Chủ Quán Nhậu (Australian Hotels Association) bày tỏ mối quan ngại rằng những quán nhậu được nêu danh có nhiều nguy cơ bị cướp tấn công và sự an nguy của chủ quán, gia đình và nhân viên họ bị đe dọa. Thế là dân chúng cứ tiếp tục “đóng thuế” và giới truyền thông không làm phiền chính phủ cũng như kỹ nghệ bài bạc nữa.
Cũng từ năm 2001, chính phủ Bob Carr đề ra chính sách buộc những câu lạc bộ có số thu nhập thường niên từ máy đánh bạc cao hơn 1 triệu phải trích ra 0.75% số thu đó cho những chương trình phúc lợi xã hội địa phương. Nhiều người cho rằng đấy là một hình thức lệ thuộc vào kỹ nghệ cờ bạc để đỡ đần một phần nào gánh nặng mà lẽ ra chính phủ phải đài thọ. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người quan tâm là khi mà các chính phủ vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào lợi nhuận từ kỹ nghệ bài bạc thì dĩ nhiên, vấn nạn xã hội vẫn còn tiếp diễn đều đặn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.