Hôm nay,  

Nền Dân Chủ Độc Đảng Của Việt Cộng

12/23/200400:00:00(View: 5381)
Bà Tôn Nữ Thị Ninh, được giới thiệu là phó ban đối ngoại Quốc hội Cộng sản Việt Nam đã được bộ ngoại giao Cộng sản Việt Nam cử đi du thuyết tại một số trường đại học ở Hoa Kỳ để giải độc dư luận về việc Hà Nội đang bị lên án là nước vi phạm nhân quyền, chà đạp tự do tín ngưỡng và không có tự do dân chủ. Trong chuyến du thuyết này, bà Tôn Nữ Thị Ninh đã nói chuyện tại khoảng 10 nơi mà đa số là ở các đại học, quy tụ từ 25 đến 40 cử tọa, đa số là sinh viên và giáo sư đại học. Có thể nói là tầm vóc của các buổi nói chuyện đã không mấy tương xứng với nỗ lực giải độc mà Hà Nội đã bỏ ra cho chuyến đi của bà Ninh; nhưng về mặt tuyên truyền nội bộ thì bà Ninh đã làm theo đúng bài bản của Nghị Quyết 36 mà Bộ chính trị cộng sản Việt Nam tung ra hồi đầu tháng 4 năm nay. Đó là bà Ninh đã dám 'xâm mình" đi vào chỗ 'chống cộng' của cộng đồng người Việt hải ngoại để tuyên bố một số điều nghe khá chướng tai. Trong những điều mà bà Ninh tuyên bố, có một sự kiện mà cả bà Ninh và lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã khá cường điệu khi nói rằng: Việt Nam đang xây dựng nền dân chủ độc đảng.

Ý niệm về “nền dân chủ độc đảng” đã được Hà Nội nói đến từ lâu qua nhóm từ “nền dân chủ nhân dân”. Lúc đó, đảng Cộng sản Việt Nam lý luận rằng nền dân chủ của họ là nền dân chủ “của dân, do dân và vì dân” trong đó mọi quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân. Tuy nhiên lý luận này không dừng ở đó mà được bổ túc thêm mệnh đề thứ hai, đó là nhân dân và toàn thể xã hội đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng. Sở dĩ nhân dân và xã hội phải đặt dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản là vì trong xã hội, giai cấp công - nông được coi lực lượng tiên phong của đảng. Những lý luận vòng vo này cốt là để phản bác lại xu hướng đòi đa nguyên, đa đảng khi biến cố Đông Âu xảy ra vào đầu thập niên 80 của thế kỷ 20. Nhưng có lẽ những nhà lý luận cộng sản đã thấm mệt với lối vòng vo nói trên, nên dạo sau này, họ lại đi thẳng vào chủ trương không chấp nhận đa đảng, đa nguyên vì sẽ sinh ra rối loạn và khủng hoảng đất nước. Theo họ thì khi có nhiều đảng, nhiều khuynh hướng chính trị xuất hiện sẽ làm xáo trộn xã hội và gây khó khăn cho tiến trình phát triển. Họ cho là xã hội cần có dân chủ, nhưng nền dân chủ đó phải nằm trong sự “lãnh đạo” của đảng Cộng sản. Từ đó họ đã chế ra cái gọi là “nền dân chủ độc đảng”.

Nhóm từ ỏnền dân chủ độc đảngõ được bà Tôn Nữ Thi Ninh sử dụng một cách chính thức trong chuyến du thuyết lần này, cho thấy là Hà Nội đang muốn lập lờ giữa ý niệm ỏchính quyền mạnhõ và ỏchính quyền độc tàiõ đã một thời nói đến ở các nước chậm phát triển Á Phi trong thế kỷ 20. Trong những quốc gia chậm phát triển, để đẩy nhanh đà tiến bộ, người ta đòi hỏi xã hội đó phải có một chính quyền mạnh với những nhân sự lãnh đạo nghiêm minh, đa tài, không tham nhũng, không tham quyền cố vị và luôn luôn hành xử đúng theo khuôn khổ của luật pháp. Chính quyền mạnh không có nghĩa là chính quyền độc tài bóp chết mọi tiếng nói đối lập, và nhất là hủy diệt các quyền tự do căn bản của người dân. Trong khi đó chính quyền độc tài phát xuất từ tham vọng chính trị của một cá nhân hay của một đảng muốn độc quyền khống chế toàn xã hội đi theo một quan điểm hay một chủ trương riêng. Sự khác biệt giữa ỏchính quyền mạnhõ và ỏchính quyền độc tàiõ là một đằng phục vụ phúc lợi một cách đích thực cho người dân trong một xã hội tôn trọng luật pháp, còn đằng khác là chỉ phục vụ cho quyền lợi cho một phe nhóm hay cho đảng cầm quyền, còn người dân thì nghèo đói và mất hết tự do. Hệ quả của hai ý niệm này đã chứng minh cho nhân loại nhìn thấy sự thăng tiến giữa một bên là những quốc gia tân hưng công nghiệp ở Á Châu nhờ nền tảng của ỏchính quyền mạnhõ, với những quốc gia vẫn còn đang loay hoay với bài toán nghèo đói và tụt hậu vì nền chính trị độc tài như Việt Nam, Bắc Hàn, Cam Bốt, Lào....

Sở dĩ đảng Cộng sản Việt Nam lập lờ giữa hai ý niệm này trong chủ trương ỏnền dân chủ độc đảngõ gần đây là vì họ đang bị những sức ép của các quốc gia chủ nợ trong tiến trình cải tổ chính trị để được vay mượn tiền cho những chương trình phát triển kinh tế. Nghĩa là đảng Cộng sản Việt Nam đang ở giữa sức ép của hai nhu cầu cải tổ dân chủ và phát triển kinh tế, mà họ không thể nào cưỡng lại như trong quá khứ, bằng những lý luận hàm hồ như cho đó là can thiệp nội bộ, xâm phạm chủ quyền, giúp đỡ những thế lực phản động lật đổ chế độ v, v. .. Nhìn như vậy chúng ta mới thấy là sự đỡ đòn của đảng Cộng sản Việt Nam, trước những phê phán của dư luận về nền chính trị độc tài, phi dân chủ hiện nay, khá cường điệu. Sự cường điệu này đến từ hai lý do rất sơ đẳng.

Thứ nhất là do định kiến sai lầm đã ăn sâu trong đầu óc của thành phần lãnh đạo Hà Nội khi nghĩ rằng dân chủ là hỗn loạn. Muốn không hỗn loạn thì mọi thứ phải do đảng sắp xếp và ban phát hết tất cả.

Thứ hai là do mặc cảm tự tôn trong nhiều năm cầm quyền một cách tuyệt đối trên toàn thể đất nước Việt Nam, họ không muốn bị bất cứ thế lực nào cạnh tranh hay chia quyền với họ.

Hiểu như vậy, chúng ta mới thấy rằng sự phát biểu của bà Tôn Nữ Thị Ninh về chiều hướng tiến tới ''nền dân chủ độc đảng' của Việt Nam chỉ là một sự ngụy biện chính trị. Chỉ có những kẻ đi ngược dòng tiến hóa của thời đại mới mang những lý luận bệnh hoạn nói trên. Ngay cả Tiến sĩ Phan Đình Diệu, một trí thức được Hà Nội cất nhắc vào tới vị trí chủ tịch đoàn Mật Trận Tổ Quốc trước đây, trong một lá thư ngỏ gửi Trung ương đảng đã yêu cầu đảng Cộng sản Việt Nam nên bỏ lối tư duy cũ kỹ, tôn trọng các quyền dân chủ, kể cả quyền lập đảng của xã hội, vì dân chủ chỉ đi với đa nguyên chứ không thể sống chung với độc tài.

Lý Thái Hùng
Dec 22 2004.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong những năm gần đây Trung Quốc đẩy mạnh việc xâm chiếm Biển Đông qua nhiều hành động như tự tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông qua ‘đường lưỡi bò’, tự bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa ít nhất 7 đảo nhân tạo trên Biển Đông, lấn áp và đe dọa các nước có tranh chấp chủ quyền Biển Đông như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Đài Loan.
LONDON - 1 cư dân 23 tuổi từ North Ireland bị bắt ngày 22-11 có liên quan với 39 tử thi chở trong container.
MOSCOW - TT Putin hứa hoàn thiện hỏa tiễn nguyên tử được tin là trung tâm của vụ nổ động cơ ngày 8-8 gây thiệt mạng 5 kỹ sư và 2 công nhân.
GENEVA - Phúc trình Landmine Monitor 2019 của “chiến dịch quốc tế vận động cấm mìn - ICBL” xác nhận: tuy các nỗ lực ban hành luật cấm mìn chống người (landmine - địa lôi) thành công và tăng quỹ hỗ trợ nạn nhân, tổn thất nhân mạng vẫn là cao.
LONDON - Ông Nigel Farage, lãnh tụ đảng Brexit, vừa công bố các chính sách về tổng tuyển cử với hứa hẹn “cách mạng chính trị” đặt quyền lợi dân thường lên trên hết.
ANKARA - Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ loan báo: hơn 200 người tị nạn Syria đã tự nguyện hồi cư sau chiến dịch đánh đuổi dân quân YPG của phe thiểu số Kurd tại vùng đông bắc Syria –họ đã trở về an toàn.
BAGHDAD - Biểu tình chống chính quyền tiếp diễn tại thủ đô Iraq – lực lượng an ninh đàn áp bằng đạn cao su và đạn thật, ít nhất 7 người chết và gần 80 người bị thương hôm Thứ Năm.
HONG KONG - Cảnh sát dồn sức bảo vệ phòng phiếu để bầu cử địa phương được xúc tiến như đã định vào cuối tuần này.
KIEV - Văn phòng của TT Zelenski từ chối cung cấp ghi âm cuộc điện đàm Trump-Zelenski ngày 25-7 theo yêu cầu của đối thủ chính trị.
BEIJING - Giới chức Trung Cộng xác nhận: thương lượng mậu dịch “giai đoạn 1” tiếp tục đúng hướng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.