Hôm nay,  

160 Dân Thượng Đang Trốn Trong Rừng Cam Bốt, Đói, Bệnh

6/8/200400:00:00(View: 5449)
NAM VANG -- Hiện thời, 160 người sắc tộc thiểu số Việt Nam đang ẩn náu trong rừng rậm Kampuchia. Tin của VOA như sau.
Hôm Thứ Hai, nhật báo Cambodia Daily của Kampuchia loan tin là có tới 160 người Thượng chạy trốn bạo động và ngược đãi tại Việt Nam hiện đang ẩn náu trong các khu rừng rậm thuộc tỉnh Rattanakiri , cách thủ đô Phnom Pennh của Kampuchia khoảng 200 dặm về phía đông bắc.
Báo này trích thuật lời của vài người Thượng vừa kể nói rằng họ đang bị sốt rét, tiêu chảy, thiếu lương thực và thuốc men. Đây là những người Thượng bỏ chạy khỏi Việt Nam sau vụ đàn áp của chính phủ hồi đầu tháng Tư vừa qua. Kampuchia coi những người Thương này là những người tị nạn vì lý do kinh tế và phải bị gửi trả về nước.
Theo ông Ahmad Yahya thuộc đảng đối lập và tin tức báo chí thì hơn 160 người Thượng đã bị chính phủ Kampuchia trục xuất về nước kể từ tháng Tư.
Tờ Cambodia Daily trích lời ông Kaph In, 40 tuổi, một trong những người Thượng tị nạn, nói rằng ông bỏ chạy vì chính phủ Việt Nam tạo áp lực lên vùng tây nguyên và chiếm cứ đất đai của người Thượng.
Ông Kaph In, tự nhận là đã tham dự các cuộc biểu tình phản kháng hồi tháng Tư, cho biết ông đã đi bộ băng ngang biên giới, và không còn nhớ là đã đi bộ bao nhiêu ngày .
Bộ Nội Vụ Kampuchia chưa bình luận gì về tin này.
Người cầm đầu văn phòng tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Kampuchia không xác nhận tin vừa kể, nhưng nói rằng đây không phải là tin mới mẻ gì vì văn phòng của ông đã nghe nói về những người Thượng đang trốn tránh trong rừng từ lâu nay.
Theo giáo sư Carl Thayer thuộc Viện Đại Học Quốc Phòng của Australia , người theo dõi sát vấn đề người Thượng tại Việt Nam, thì lực luợng an ninh đã mạnh tay đàn áp người biểu tình.
Ông cho biết lực luợng an ninh được cảnh báo về vụ này đã tới gặp những người Thượng biểu tình , rồi dùng những tay anh chị tại địa phương và những phương pháp riêng của họ để đàn áp những người biểu tình một cách khá mạnh tay.
Tổ chức Human Rights Watch, trụ sở đặt tại New York, trích dẫn tin của những người được mục kích kể lại là hàng chục người đã bị sát hại và hàng trăm người bị thương trong các vụ đàn áp này. Các nhà ngoại giao nước ngoài làm việc tại Hànội xác nhận tin về vụ bạo động và nói ít nhất có vài người thiệt mạng.

Theo tổ chức Human Rights Watch, chính phủ Việt Nam đã kiểm soát chặt chẽ vùng biên giới với Kampuchia . Ngay dù chạy sang được bên kia biên giới, người Thượng vẫn còn phải đương đầu với một tương lai đày bất trắc.
Trong một bản tuyên bố đưa ra tháng trước, Hội Ân Xá Quốc tế, trụ sở đặt tại London, tố cáo chính phủ Kampuchia về chuyện buộc những Thương đi tìm nơi dung thân quay trở về Việt Nam , nơi mà Hội này nói rằng những người Thượng vừa kể có thể bị tra tấn hoặc tù đày. Bà Somsi Hanasuntasuk thuộc Hội Ân Xá Quốc tế tại Bangkok kêu gọi chính phủ Kampuchia tôn trọng quyền tị nạn của những người Thượng này .
Bà nói rằng Hội Ân Xá Quốc Tế không muốn chính phủ Kampuchia gửi trả những người Thượng này về lại Việt Nam vì họ sẽ gặp phải vấn đề với chính phủ Việt Nam . Chính phủ Kampuchia nên đối xử với họ như những người tị nạn, tìm cách giúp đỡ họ , hay ít nhất cũng giữ họ ở lại Kampuchia trong lúc này .
Đại diện của Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tại Kampuchia cũng chỉ trích những vụ trục xuất vừa kể và nói rằng hành động này đi ngược lại những lời cam kết của Kampuchia với quốc tế về người tị nạn. Chính phủ Kampuchia đã chỉ thị cho Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đóng cửa một văn phòng trong tỉnh Ratanakiri ở đông bắc, sát với biên giới Việt Nam . Bộ Nội Vụ Kampuchia thì bênh vực cho chính sách trục xuất của chính phủ và nói rằng một số người Thượng đã lẻn sang Kampuchia để tìm cách đi đoàn tụ với thân nhân đang sống tại hải ngoại.
Hànội đổ lỗi cho Hiệp Hội Người Thượng, một tổ chức của người Thượng có trụ sở tại Hoa Kỳ , là đã khích động những vụ bất ổn hồi gần đây. Hiệp Hội vừa kể nói là đã chỉ tranh đấu cho sắc dân thiểu số này. Việt Nam đã thực hiện một vụ đàn áp tương tự hồi đầu năm 2001, sau những vụ phản kháng tương tự của người Thượng.
Hàng ngàn người Thượng lúc đó đã phải bỏ chạy sang Kampuchia và hơn 900 người trong số này sau đó đã được đi định cư tại Hoa Kỳ trong những năm 2002 và 2003.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, tỉ phú Michael Bloomberg, nguyên thị trưởng New York, đã nộp hồ sơ tại ủy hội tuyển cử liên bang (FEC) để tranh cử TT năm 2020.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi tuyên bố “Có bằng chứng rõ ràng Trump dùng ngôi vị TT để làm lợi cá nhân, phá hoại an ninh quốc gia, là phản lại tuyên thệ, tuy chưa có quyết định sau cùng để luận tội trong lúc tiến trình điều tra đang tiếp diễn”.
WASHINGTON - Nhân chứng điều trần công khai tại Hạ Viện ngày 21-11- bà Fiona Hill - nói rõ “1 số trong quý vị tin rằng người Nga không tấn công cuộc bầu cử năm 2016 tại Hoa Kỳ, nhưng tin Ukraine làm”.
Cuộc điều trần công khai của đại sứ Sondland hôm 20/11 đã cho thấy ngoại trưởng Mike Pompeo có thể có liên quan với “vụ đổi chác” trong vụ tai tiếng gây áp lực với chính quyền Ukraine.
ATLANTA - Vào tối 20/11, cử tri đã nhận diện 4 ứng viên TT mạnh nhất của đảng DC, sau buổi tranh luận thứ 5.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phủ nhận tin từ Seoul, theo đó Hoa Kỳ đang tính toán cắt giảm 4,000 quân số đồn trú tại Nam Hàn, nếu Nam Hàn không tăng tài trợ chi phí an ninh chung theo yêu cầu của TT Trump.
Điều kiện đi lại vào Lễ Tạ Ơn năm nay có thể sẽ không thuận lợi vì một cơn bão sẽ ấp tới miền trung nước Mỹ vào tuần tới, tức là tuần lễ có Lễ Tạ Ơn.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập đã bị bắt và khởi tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước,”
Việt Cộng đã không cho Linh Mục Nguyễn Đình Thục sang Nhật để dự lễ Đức Giáo Hoàng Francis, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 21 tháng 11 năm 2019.
WASHINGTON (ngày 18 tháng Mười Một, 2019) – Cuộc Khảo Sát bước ngoặc được PRRI và AAPI Data công bố hôm nay cho thấy gần một phần tư (23%) người Mỹ Gốc Á và Đảo Thái Bình Dương (AAPI) California đi làm và chật vật với nghèo khó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.